Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 24. Hệ thống truyền lực (tiết 2) SVIP
III. Hộp số
3. Nguyên lí làm việc
- Hộp số có cấp làm việc theo nguyên lí ăn khớp của các cặp bánh răng có tỉ số truyền khác nhau.
- Khi người lái gạt cần số đến các vị trí tương ứng thì:
+ Các vành răng của bộ đồng tốc ăn khớp với vành răng của các bánh răng tạo liên kết giữa các cặp bánh răng ăn khớp truyền mômen ứng với từng tay số.
- Số 1:
+ Người lái gạt cần số làm dịch chuyển G1 sang phải để vành răng của bộ đồng tốc G1 ăn khớp với vành răng của bánh răng (1).
+ Mômen được truyền từ trục (I) đến trục (III).
- Số 2:
+ Người lái gạt cần số làm dịch chuyển G1 sang trái để vành răng của bộ đồng tốc G1 ăn khớp với vành răng của bánh răng (2).
+ Mômen được truyền từ trục (1) đến trục (III).
- Số 3:
+ Người lái gạt cần số G1 về vị trí trung gian, G2 dịch chuyển sang phải để vành răng của bộ đồng tốc G2 ăn khớp với vành răng của bánh răng (3).
+ Mômen được truyền từ trục (I) đến trục (III).
- Số 4:
+ Người lái gạt cần số làm dịch chuyển G2 sang trái để vành răng của bộ đồng tốc G2 ăn khớp với vành răng của bánh răng (4).
+ Mômen được truyền từ trục (I) đến trục (III).
+ Số 4 còn gọi là số truyền thẳng do kết nối trực tiếp trục (I) và trục (III) mà không cần qua trục (II).
- Số lùi:
+ Người lái gạt cần số làm dịch chuyển G3 sang trái, kéo bánh răng (11) nằm giữa và cùng ăn khớp với cả bánh răng (9) và bánh răng (10).
+ Mômen được truyền từ trục (I) đến trục (III).
+ Khi có bánh răng (11) nằm giữa bánh răng (9) và bánh răng (10) thì chiều quay tại trục (III) sẽ bị đảo ngược làm lùi xe.
IV. TRUYỀN LỰC CÁC ĐĂNG
1. Nhiệm vụ và phân loại
- Truyền lực các đăng có nhiệm vụ truyền mômen từ hộp số đến cầu chủ động hoặc từ truyền lực chính đến bánh xe chủ động của câu dẫn hướng chủ động.
- Trong hệ thống truyền lực động cơ đặt trước - cầu chủ động đặt sau:
+ Hộp số được lắp cố định trên khung xe, truyền lực các đăng truyển mômen từ hộp số đến truyền lực chỉnh được gắn trên cầu xe.
- Trong hệ thống truyền lực động cơ đặt trước - cầu chủ động đặt trước:
+ Hộp số và truyền lực chính được lắp cố định trên khung xe (vỏ xe) truyền mômen đến các bánh xe thông qua truyền lực các đăng.
- Có nhiều loại truyền lực các đăng.
- Theo tính chất động học có thể chia ra thành truyền lực:
+ Các đăng đồng tốc.
+ Các đăng khác tốc.
- Theo cấu tạo khớp các đăng có thể chia thành truyền lực các đăng khớp chữ thập, khớp bi,...
2. Cấu tạo
- Truyền lực các đăng động cơ đặt trước, cầu sau chủ động có cấu tạo gồm một số bộ phận chính sau:
+ Mặt bích chủ động (1) nối với trục bị động của hộp số, hai nửa trục các đăng (3), (4).
+ Các khớp các đăng (2), (5) thường là khớp chữ thập và mặt bích bị động (6) được nổi đến truyền lực chính trong cầu chủ động.
- Trục các đăng được cấu tạo gồm hai nửa trục các đăng (3) và (4) lắp khớp then hoa với nhau.
=> Để đảm bảo có thể thay đổi chiều dài trục các đăng trong phạm vi nhất định.
- Khớp các đăng (2) và (5) cho phép truyền mômen giữa hai trục mà đường tâm hai trục có góc lệch thay đổi trong một phạm vi nhất định.
- Chú thích:
1. Mặt bích chủ động. | 3, 4. Hai nửa trục các đăng. |
2, 5. Khớp các đăng. | 6. Mặt bích bị động. |
3. Nguyên lí làm việc
- Khi trục ra của hộp số quay, mômen được truyền từ mặt bích chủ động (1) qua khớp các đăng (2) đến hai nửa trục các đăng (3) và (4) đến khớp các đăng (5) và truyền đến mặt bích bị động (6) truyền mômen đến cầu chủ động.
- Khi có sự dao động dẫn đến dịch chuyển tương đối giữa hộp số và cầu chủ động:
+ Nhờ cấu tạo của khớp và hai nửa trục các đăng mà mômen xoắn vẫn được truyền dù có sự thay đổi khoảng cách tương đối giữa các khớp các đăng (2) và (5).
V. TRUYỀN LỰC CHÍNH, VI SAI VÀ BÁN TRỤC
1. Nhiệm vụ
- Truyền lực chính:
+ Truyền mômen giữa hai trục vuông góc với nhau (trục các đăng và bán trục), giảm số vòng quay và tăng mômen quay cho bản trục.
- Bộ vi sai:
+ Phân phối mômen cho hai bán trục của hai bánh xe chủ động.
+ Cho phép hai bánh xe quay với tốc độ khác nhau khi ô tô quay vòng hoặc đi trên đường không bằng phẳng.
- Bán trục:
+ Truyền mômen từ bánh răng bản trục của vi sai đến bánh xe.
2. Cấu tạo
- Truyền lực chính có cấu tạo gồm hai bánh răng côn ăn khớp với nhau.
- Trục của bánh răng chủ động (1) nối với mặt bích của trục các đăng, bánh răng bị động (2) gắn với bộ vi sai.
- Bộ vi sai có cấu tạo gồm các:
+ Bánh răng vi sai (3).
+ Bánh răng bán trục (4).
+ Trục vi sai (6).
+ Vỏ vi sai (7),...
- Chú thích:
1. Bánh răng chủ động | 5. Bán trục phải |
2. Bánh răng bị động | 6. Trục vi sai |
3. Bánh răng vi sai | 7. Vỏ vi sai |
4. Bánh răng bán trục | 8. Bán trục trái |
3. Nguyên lí làm việc
- Mômen được truyền từ mặt bích bị động của truyền lực các đăng đến truyền lực chính.
- Do ăn khớp với bánh răng chủ động (1) mômen trên bánh răng bị động (2) tăng, tốc độ giảm.
- Khi ô tô chuyên động thẳng trên đường phẳng:
+ Hai bánh xe chủ động quay cùng vận tốc, bộ vi sai tạo thành khối cứng quay cùng bánh răng bị động.
- Khi ô tô quay vòng trái:
+ Bán trục trái (8) nối với bánh xe phía trong sẽ quay chậm hơn bản trục phải (5) được nối với bánh xe phía ngoài.
- Khi đó, các bánh răng vi sai (3) không chỉ quay theo vỏ vi sai (7) mà còn quay trên trục vi sai (6) vì:
+ Lực cản của bánh xe phía trong truyền cho bánh răng bán trục trái (8) lớn hơn.
=> Tốc độ bánh xe bên ngoài tăng, bánh xe bên ngoài quay nhanh hơn bánh xe bên trong.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây