Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 22. Mạch xử lí tín hiệu trong điện tử số SVIP
I. MẠCH LOGIC TỔ HỢP
- Mạch logic tổ hợp là mạch được tạo thành từ các cổng logic cơ bản.
- Trạng thái lối ra của mạch tại một thời điểm bất kì:
+ Phụ thuộc vào tổ hợp các trạng thái logic ở lối vào tại thời điểm hiện tại.
+ Không phụ thuộc vào trạng thái lối ra ở thời điểm trước đó (trạng thái quá khứ).
* Mạch so sánh hai số
- Mạch so sánh thực hiện chức năng so sánh hai số A và B (1 bit):
+ Nếu A = B thì lối ra C = 1.
+ Nếu A \(\ne\) B thì lối ra C = 0.
- Bảng chân lí của mạch so sánh:
A | B | C | Kết luận |
0 | 0 | 1 | A = B |
0 | 1 | 0 | A \(\ne\) B |
1 | 0 | 0 | A \(\ne\) B |
1 | 1 | 1 | A = B |
+ Chân lí với hàng C có giá trị bằng 1, có phương trình logic:
\(C=\overline{A}\overline{B}+AB\)
+ Mạch sử dụng hai cổng NOT, hai cổng AND và một cổng OR.
- Sơ đồ logic của mạch được biểu diễn:
II. MẠCH DÃY
- Mạch dãy có đặc điểm là chứa các phần tử nhớ, trị số của tín hiệu ra phụ thuộc vào:
+ Các tín hiệu đầu vào, ra ở thời điểm đang xét và quá khứ.
- Mạch dãy sử dụng các phần tử nhớ flip - flop (trigơ):
+ Là phần tử có khả năng lật trạng thái đầu ra tuỳ theo sự tác động thích hợp của đầu vào.
+ Có 3 loại flip - flop cơ bản là JK, D và T.
- Flip - flop D là phần tử điện từ hoạt động với hai trạng thái đặt và xoá, thường được biểu diễn tương ứng là giá trị 1 và 0.
- Flip - flop D có hai đầu vào, bao gồm:
+ Đầu vào dữ liệu D.
+ Đầu vào xung nhịp CLK.
+ Hai đầu ra Q và \(\overline{Q}\).
- Hoạt động của flip-flop D được mô tả trên bảng chân lí và giản đồ thời gian.
D | CLK | Q | \(\overline{Q}\) | Trạng thái |
0 | \(\uparrow\) | 0 | 1 | Xóa |
1 | \(\uparrow\) | 1 | 0 | Đạt |
- Trong đó, đầu ra Q phụ thuộc vào dữ liệu ở đầu vào D và xung nhịp CLK:
+ Cụ thể Q thay đổi trạng thái theo D khi CLK chuyển từ 0 sang 1.
- Điển hình của mạch dãy là mạch đếm.
- Mạch đếm tín hiệu số có đầu ra phụ thuộc vào trạng thái đầu vào trước đó, hiện tại và xung nhịp.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây