Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam SVIP
➤ Lịch sử Phù Nam dẫn dắt chúng ta trở về một thời kì xa xưa của vùng đất Nam Bộ, thuở những cư dân đầu tiên bắt đầu tìm đến các gò đất nổi trên vùng trũng sông nước mênh mông để xây dựng nhà, trồng lúa, trồng khoai. Không chỉ tìm cách thích ứng với điều kiện tự nhiên để tồn tại và phát triển, cư dân Phù Nam còn xây dựng được một vương quốc với những thành thị phát triển rực rỡ nhất khu vực Đông Nam Á trong khoảng bảy thế kỉ đầu Công nguyên.
I. Quá trình thành lập, phát triển và suy vong của Phù Nam
- Địa bàn chủ yếu của vương quốc cổ Phù Nam thuộc Nam Bộ Việt Nam ngày nay. Phần lớn vùng đất này thường bị ngập vào mùa mưa, khi nước sông Mê Công dâng lên và bị xâm nhập mặn từ biển vào mùa khô.
- Vương quốc cổ Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I, gắn liền với các thành thị nối với nhau thông qua hệ thống kênh rạch chằng chịt đổ ra biển. Trong đó, quan trọng nhất là thương cảng ở vị trí di chỉ Óc Eo (thuộc An Giang ngày nay).
- Từ thế kỉ III - V, Phù Nam là quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á => Phù Nam lúc này là trung tâm kết nối giao thương và văn hóa giữa các cộng đồng dân cư trong khu vực với Ấn Độ, Trung Quốc.
- Thế kỉ III, Phù Nam bắt đầu mở rộng lãnh thổ, nhiều lần còn chinh phục các xứ lân bang.
- Thế kỉ VI, Phù Nam bắt đầu suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính.
- Đầu thế kỉ VII, vương quốc Phù Nam sụp đổ.
II. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội
1. Hoạt động kinh tế
- Phần lớn cư dân Phù Nam sống bằng nghề trồng lúa. Với mạng lưới sông ngòi dày đặc và lượng lớn phù sa bồi đắp hằng năm cho vùng châu thổ đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
- Người dân Phù Nam chế tạo các sản phẩm thủ công nghiệp độc đáo, thể hiện đặc trưng cho vùng sông nước vẫn còn tồn tại đến nay.
- Hoạt động buôn bán nhộn nhịp ở các cảng thị, đặc biệt ở Óc Eo. Họ đã mở cửa giao lưu thương mại, trao đổi sản vật và hàng hóa với thương nhân các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập, Mã Lai,....
Hình 21.1. Sự giàu có của thương cảng Óc Eo (hình vẽ dựa trên di tích và hiện vật)
2. Tổ chức xã hội.
- Xã hội Phù Nam có nhiều tầng lớp: Quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
+ Quý tộc và phần lớn thương nhân, thợ thủ công sống trong các thành thị.
+ Thợ thủ công làm nghề kim hoàn, đồ trang sức, tạc tượng.
+ Thương nhân buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa.
=> Sự tinh tế của đồ trang sức bằng kim loại và đá quý đã minh chứng cho sự phát triển của thủ công nghiệp, ngoại thương và cho thấy vai trò quan trọng của thành thị trong tổ chức xã hội của Phù Nam.
III. Một số thành tựu văn hóa
Đời sống hằng ngày gắn bỏ với sống nước là đặc trưng dễ nhận biết của văn hóa Phù Nam.
- Phương tiện đi lại chủ yếu bằng mảng, ghe, thuyền.
- Dựng nhà sàn trên kênh rạch, xây thành thị ở những vùng đất nổi.
Hình 21.2. Hiện vật cà ràng trong văn hóa Óc Eo
- Chữ viết: chữ Phạn được du nhập vào Phù Nam.
- Tôn giáo: tiếp nhận tôn giáo từ Ấn Độ là Phật giáo và Hin-đu giáo.
- Kiến trúc:
+ Nhiều pho tượng Phật bằng đủ chất liệu, đá, đồng và đặc biệt là gỗ vẫn còn tồn tại đến nay.
+ Nghệ thuật kim hoàn tinh tế, phát triển cao.
+ Phù Nam nổi tiếng với những bức chạm nổi trên đá, đất nung.
Hình 21.3. Một số sản phẩm kim hoàn của Phù Nam và bức phù điêu mặt người, cao 31,3 cm
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây