Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Bài 21. Chế biến sản phẩm trồng trọt SVIP
I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT
- Chế biến sản phẩm trồng trọt là:
+ Quá trình công nghệ biến đổi sản phẩm trồng trọt thành thực phẩm hoặc các dạng sản phẩm khác.
+ Phù hợp với mục đích sử dụng và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Chế biến sản phẩm trồng trọt nhằm mục đích:
+ Duy trì, nâng cao chất lượng, làm tăng giá trị cho sản phẩm trồng trọt.
+ Tạo ra các sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Tăng thời gian sử dụng của các sản phẩm trồng trọt và thuận lợi cho công tác bảo quản.
+ Nâng cao thu nhập cho người trồng trọt và phục vụ cho xuất khẩu.
![Chế biến sản phẩm trồng trọt Công nghệ 10, olm, kntt](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/1226/img_teacher_2024-12-26_676d061d491b8.jpg)
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT THÔNG THƯỜNG
1. Sấy khô
- Sau thu hoạch, một số loại rau, củ, quả,... được chế biến bằng cách sấy khô tại lò sấy.
- Cách chế biến này đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao như:
+ Mít sấy.
+ Chuối sấy.
+ Khoai lang sấy,...
![Sản phẩm sấy khô Công nghệ 10, olm, kntt](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/1226/img_teacher_2024-12-26_676d074658e2e.jpg)
2. Nghiền bột mịn hay tinh bột
- Một số loại củ, hạt được nghiền thành bột mịn và làm tinh bột theo quy trình nhất định.
- Ví dụ như làm:
+ Tinh bột nghệ.
+ Tinh bột sắn.
+ Tinh bột gạo,...
![Tinh bột nghệ Công nghệ 10, olm, kntt](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/1226/img_teacher_2024-12-26_676d0780dec34.jpg)
3. Muối chua
- Nhiều loại sản phẩm trồng trọt (rau, củ, quả) thường được muối chua nhờ hoạt động lên men của vi sinh vật.
- Mục đích của muối chua giúp cho sản phẩm giữ được lâu hơn, hương vị ngon hơn.
![Muối chua Công nghệ 10, olm, kntt](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/1226/img_teacher_2024-12-26_676d07be91011.jpg)
III. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT
1. Công nghệ sấy lạnh
- Sấy lạnh (hay còn gọi là sấy ở nhiệt độ thấp) là phương pháp sấy bằng tác nhân không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường.
- Dải nhiệt độ sấy từ 10°C đến 65°C, độ ẩm không khí dưới 40%.
- Phương pháp sấy lạnh thường được ứng dụng để:
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt, đặc biệt là các sản phẩm hoa quả.
- Phương pháp này sử dụng:
+ Sự chênh lệch độ ẩm giữa bên trong hoa quả với môi trường không khí sấy để làm khô hoa quả.
![Máy sấy lạnh Công nghệ 10, olm, kntt](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/1226/img_teacher_2024-12-26_676d07f80b1c7.jpg)
- Ưu điểm:
+ Sản phẩm vẫn giữ được nguyên màu sắc và mùi vị, thành phần dinh dưỡng thất thoát không đáng kể.
+ Giữ nguyên được hình dạng của sản phẩm.
+ Sản phẩm bảo quản được trong thời gian dài, ít chịu tác động bởi điều kiện bên ngoài.
- Nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư lớn.
+ Phạm vi ứng dụng hẹp, chỉ phù hợp với số ít sản phẩm trồng trọt.
2. Công nghệ xử lí bằng áp suất cao
- Công nghệ xử lí bằng áp suất cao là phương pháp chế biến sử dụng nước tinh khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng từ 4°C - 10°C nhằm:
+ Làm bất hoạt các loại vi khuẩn, virus, nấm trong sản phẩm trồng trọt.
+ Làm tăng tính an toàn.
+ Kéo dài thời hạn sử dụng.
+ Giữ nguyên hương vị cũng như giá trị dinh dưỡng của sản phẩm trồng trọt mà không cần các chất phụ gia, chất bảo quản hay các hóa chất khác.
![Hệ thống xử lí bằng áp suất cao Công nghệ 10, olm, kntt](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/1226/img_teacher_2024-12-26_676d085661f5e.jpg)
- Ưu điểm:
+ Bảo vệ sản phẩm trồng trọt tốt hơn, không cần phải sử dụng thêm các hoá chất bảo quản.
+ Giữ được các loại vitamin, giá trị dinh dưỡng và cấu trúc sản phẩm.
+ Giữ được độ tươi của sản phẩm, đặc biệt là hương vị.
+ Có thể làm biến đổi cấu trúc protein và làm keo hoá tinh bột, do đó giúp tiêu hoá dễ dàng hơn.
+ Kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm trồng trọt.
+ Tiêu thụ ít năng lượng.
+ Tác động của áp suất đồng đều đến toàn bộ sản phẩm.
- Nhược điểm:
+ Chi phí rất cao và sản phẩm sau xử lí vẫn cần phải giữ lạnh.
+ Hiệu quả không cao đối với các sản phẩm rau.
3. Công nghệ chiên chân không
- Chiên chân không là công nghệ chiên các sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không.
- Công nghệ chiên có thể sử dụng cho hầu hết trái cây và rau, củ, quả.
- Đặc biệt là có thể chiên các loại sản phẩm mà công nghệ chiên truyền thống không chiên được như:
+ Dứa.
+ Dâu tây.
+ Dưa chuột.
![Hệ thống máy chiên chân không Công nghệ 10, olm, kntt](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/1226/img_teacher_2024-12-26_676d08b3c4c9d.jpg)
- Ưu điểm:
+ Tăng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm trồng trọt, tăng hàm lượng chất khô và hàm lượng dầu.
+ Tăng giá trị cảm quan của sản phẩm trồng trọt do sử dụng nhiệt độ thấp.
+ Làm tăng độ chắc và giòn, tạo màu đẹp và có mùi thơm đặc trưng.
+ Tăng khả năng bảo quản sản phẩm trồng trọt sau khi chiên.
- Nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư lớn so với các hình thức chế biến khác.
+ Chỉ phù hợp với quy mô chế biến lớn.
IV. CHẾ BIẾN XIRÔ TỪ QUẢ
✿ Thực hành
1. Chuẩn bị
a. Dụng cụ
- Lọ thuỷ tinh có nắp đậy, sạch, khô.
b. Nguyên vật liệu
- Quả (mơ, táo, mận, dâu, nho, dứa, quất, chanh đào,…): 1 kg.
![quả mơ Công nghệ 10, olm, kntt](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/1226/img_teacher_2024-12-26_676d0907bedc5.jpg)
![quả dâu tằm Công nghệ 10, olm, kntt](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/1226/img_teacher_2024-12-26_676d092cb2e76.jpg)
- Đường trắng: từ 1 đến 1,5 kg.
- Để xirô đậm đà hơn có thể cho thêm một chút muối ăn.
2. Các bước thực hành
- Bước 1. Chuẩn bị quả:
+ Chọn những quả (mơ, táo, mận, dâu, nho, dứa, quất,...):
-
Đến độ thu hoạch.
-
Tươi ngon.
-
Không bị giập.
-
Không bị sâu, bệnh.
-
Rửa sạch và để thật khô ráo.
+ Một số loại quả (chanh, sấu,...) cần sơ chế hoặc gọt vỏ, xắt lát.
- Bước 2. Xếp quả vào lọ:
+ Xếp quả vào lọ thuỷ tinh đã rửa sạch, làm khô.
+ Cứ mỗi lớp quả rải một lớp đường.
+ Phủ kín đường lên lớp quả trên cùng nhằm hạn chế sự lây nhiễm của vi sinh vật, đậy nắp lọ.
+ Tuỳ khẩu vị người dùng, có thể thay đổi lượng đường.
+ Có thể cho thêm một ít muối ăn vào bước này.
+ Lưu ý:
-
Không cho quả đầy kín lọ, khoảng cách từ lớp đường trên cùng đến nắp lọ khoảng 5 - 10 cm.
Không đậy kín nắp lọ mà nên có khe hở vì quá trình ngâm có thể sản sinh ra khí gas.
![quả được xếp vào lọ Công nghệ 10, olm, kntt](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/1226/img_teacher_2024-12-26_676d09ab9a83c.jpg)
- Bước 3. Thu hoạch xirô:
+ Sau từ 20 đến 30 ngày, nước quả tiết ra tạo thành xirô.
+ Chuyển xirô vào các lọ thuỷ tinh sạch khác để tiện sử dụng.
![quả tiết ra nước tạo thành xiro Công nghệ 10, olm, kntt](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/1226/img_teacher_2024-12-26_676d09e20c1b7.jpg)
3. Thực hành
- Học sinh thực hành theo nhóm, mỗi nhóm không quá 5 học sinh.
- Thực hành làm xirô theo các bước thực hành và dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
4. Đánh giá
- Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chí.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây