Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
1. Khái niệm và sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình quốc gia mở rộng liên kết với nền kinh tế của các nước khác thông qua hợp tác, trao đổi thương mại, đầu tư tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực chung của thế giới.
- Quá trình này dựa trên nguyên tắc cùng phát triển, chia sẻ lợi ích và tôn trọng cam kết quốc tế.
Ví dụ: Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc gia nhập WTO giúp Việt Nam tiếp cận thị trường hơn 160 quốc gia, mở rộng xuất khẩu, tăng đầu tư nước ngoài và thúc đẩy cải cách trong nước.
- Lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế:
+ Tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm;
+ Thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường nguồn vốn;
+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
+ Tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định hơn;
+ Góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
- Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, hội nhập tạo thời cơ:
+ Tiếp cận với nguồn tri thức, công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại;
+ Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, rút ngắn thời gian phát triển;
+ Giảm nguy cơ bị cô lập, tụt hậu so với thế giới.
Ví dụ: Nhờ tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), nông sản Việt Nam như thanh long, cà phê, hạt điều đã vào được các thị trường khó tính như Đức, Pháp, Hà Lan…
Câu hỏi:
@202712914318@
2. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hội nhập kinh tế diễn ra ở nhiều cấp độ, phản ánh mức độ gắn kết của quốc gia với thế giới:
+ Hội nhập song phương: Hợp tác trực tiếp giữa hai nước về thương mại, đầu tư, du lịch…
Ví dụ: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA).
+ Hội nhập khu vực: Tham gia vào các tổ chức hoặc hiệp định khu vực.
Ví dụ: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) giúp các nước Đông Nam Á mở cửa thị trường cho nhau.
+ Hội nhập toàn cầu: Gắn kết với nền kinh tế toàn thế giới qua các tổ chức như WTO, IMF, WB…
Ví dụ: Việt Nam tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
- Ngoài ra, hội nhập được thể hiện qua nhiều hoạt động kinh tế cụ thể:
+ Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ;
+ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp (chứng khoán…);
+ Lao động và du lịch quốc tế, chuyển giao công nghệ, dịch vụ kỹ thuật số xuyên biên giới.
Ví dụ: Năm 2023, Việt Nam đón hơn 12 triệu lượt khách quốc tế, đem lại nguồn thu lớn từ ngành du lịch, góp phần tích cực cho nền kinh tế.
Câu hỏi:
@202712917200@
3. Đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Từ sau Đổi mới (1986), Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định hội nhập là chiến lược quan trọng để phát triển đất nước bền vững.
- Quan điểm hội nhập của Việt Nam:
+ Tham gia chủ động, tích cực, toàn diện và sâu rộng;
+ Linh hoạt sử dụng nhiều hình thức hợp tác kinh tế phù hợp thực tiễn;
+ Mở rộng quan hệ với nhiều đối tác, theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa.
+ Một số chính sách quan trọng thúc đẩy hội nhập:
+ Đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài;
+ Cải cách thể chế, hoàn thiện luật pháp phù hợp chuẩn mực quốc tế;
+ Tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia;
+ Kết nối vùng – liên kết địa phương để phát triển đồng đều và tận dụng thế mạnh từng khu vực;
+ Tích cực tham gia và thực hiện cam kết trong các FTA, bảo vệ lợi ích quốc gia.
Ví dụ: Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 38/NQ-CP (2021) về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó khuyến khích phát triển hạ tầng logistics, số hóa thương mại, đào tạo nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Câu hỏi:
@202713060406@
Câu hỏi:
@202712920329@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây