Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình SVIP
I. LỚP ĐẤT, CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA ĐẤT VÀ TẦNG ĐẤT
1. Lớp đất
- Khái niệm: lớp đất là lớp vật chất mỏng, tơi xốp bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì là khả năng cung cấp nước, không khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cho thực vật sinh trưởng và phát triển. Mỗi loại đất khác nhau được đặc trưng bởi độ phì tương ứng. Độ phì cao thì đất tốt, thực vật phát triển nhanh chóng, thuận lợi và ngược lại.
2. Các thành phần chính của đất
- Lớp đất trên các lục địa bao gồm các thành phần là chất vô cơ, chất hữu cơ, nước và không khí.
+ Chất vô cơ chiếm phần lớn trọng lượng của đất bao gồm các hạt cát, hạt sét,...
+ Chất hữu có chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng là phần quan trọng nhất của đất, được phân hủy từ xác động vật, thực vật và thường ở tầng trên cùng của đất.
+ Nước và không khí tồn tại giữa các khe hở của đất, giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.
- Tỉ lệ các thành phần đất thay đổi tùy thuộc vào điều kiện hình thành đất.
3. Tầng đất
Hình 1: Mẫu đất
- Khi quan sát mẫu đất, người ta có thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ bề mặt đất xuống đến tầng đá mẹ. Tùy theo điều kiện của mỗi vùng, miền mà các lớp đất, tầng đất khác nhau về độ dày, màu sắc, cấu tạo.
+ Tầng hữu cơ: là tầng trên cùng, bao gồm các tàn tích hữu cơ (cành khô, lá mục,..) đang bị phân giải. Tầng này còn gọi là tầng thảm mục.
+ Tầng đất mặt: được hình thành do vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ tạo nên chất mún, thường tơi xốp, chứa nhiều chất dinh dưỡng.
+ Tầng tích tụ: được hình thành do các vật chất bị hoà tan và tích tụ lại từ các tầng đất phía trên xuống.
+ Tầng đá mẹ: là nơi chứa các sản phẩm phong hoá bị biến đổi để hình thành đất.
II. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT
Quá trình hình thành đất chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó quan trọng nhất là đá mẹ, khí hậu, sinh vật.
- Đá mẹ là nguồn cung cất vật chất vô cơ cho đất quyết định thành phần khoáng vật, ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.
- Khí hậu tác động tới quá trình hình thành đất bằng lượng mưa và nhiệt độ. Lượng mưa quyết định mức độ rửa trôi, nhiệt độ thúc đẩy quá trình hòa tan và tích tụ chất hữu cơ.
- Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đất, góp phần tích tụ, phân hủy và biến đổi chất hữu cơ. Thực vật tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật cung cấp nguồn chất hữu cơ cho đất. Động vật (giun, dế, kiến,..) làm đất tới xốp hơn.
- Ngoài ba nhân tố nói trên, sự hình thành đất còn chịu tác động của nhiều thành phần khác như địa hình, thời gian và con người.
+ Nơi có địa hình cao đất thường bị rửa trôi, bào mòn; ở đồng bằng tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
+ Thời gian hình thành đất và hoạt động sản xuất của con người có tác động rất mạnh đối với quá trình hình thành đất.
III. MỘT SỐ NHÓM ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI
Hình 2: Một số nhóm đất chính trên thế giới
- Lớp đất trên thế giới rất đa dạng, tùy thuộc vào quá trình, nhân tố hình thành và tính chất của đất mà người ta chia ra nhiều nhóm đất khác nhau.
- Các nhóm đất có sự khác nhau về màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây