Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 18. Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1991 (Phần 2) SVIP
1. Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội từ năm 1976 đến năm 1985
a. Về chính trị:
- Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội IV (1976), đại hội V (1982) và đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Tháng 12/1980, Nhà nước thông qua Hiến pháp mới.
- Bộ máy chính quyền trung ương và địa phương tiếp tục được củng cố và hoàn thiện.
- Về đối ngoại:
+ Việt Nam phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Từng bước thiết lập quan hệ với các nước ASEAN.
+ Năm 1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.
b. Về kinh tế:
- Thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm phát triển kinh tế xã hội (1976 - 1985).
- Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phần lớn các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc, xây dựng lại nông thôn ở miền Nam.
- Khai thông lưu thông hàng hoá hai miền Nam Bắc.
- Hạn chế: sản xuất không đủ cung ứng, đặc biệt là sản xuất lương thực, lạm phát tăng cao.
Hình 1. Thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà được khởi công xây dựng năm 1979
c. Về xã hội:
- Giáo dục, văn hoá được đẩy mạnh để xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.
- Đời sống nhân dân về cơ bản được cải thiện.
Câu hỏi:
@204382015614@@204382016527@
2. Công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1981 đến năm 1991
a. Nguyên nhân tiến hành đổi mới đất nước
- Thế giới:
+ Tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá.
+ Trung Quốc và Liên Xô lần lượt tiến hành cải cách, mở cửa, cải tổ đất nước.
- Trong nước:
+ Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội.
+ Bị bao vây về kinh tế và cô lập về chính trị.
=> Đặt ra nhu cầu đổi mới để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, tiến vững chắc trên con đường xã hội chủ nghĩa.
b. Nội dung đường lối đổi mới:
* Chủ trương đổi mới:
- Chủ trương đổi mới được đưa ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986): đổi mới toàn diện đất nước.
Hình 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986)
- Chủ trương đổi mới được hoàn thiện tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991):
+ Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ với bước đi, hình thức phù hợp.
+ Không làm thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
+ Đổi mới kinh tế làm trọng tâm.
+ Thông qua "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội".
* Nội dung đổi mới:
Hình 3. Tóm tắt nội dung Đổi mới ở Việt Nam
c. Kết quả, ý nghĩa:
* Kết quả:
- Kinh tế:
+ Tình hình kinh tế - xã hội về cơ bản ổn định.
+ Hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lí của Nhà nước.
+ Vận hành tốt Ba chương trình kinh tế (Lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu).
- Chính trị - đối ngoại:
+ Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được mở rộng.
+ Quan hệ đối ngoại từng bước được tăng cường, mở rộng.
- Hạn chế: chưa xoá bỏ hoàn toàn lạm phát, bất hợp lí về chế độ tiền lương,...
* Ý nghĩa:
- Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong việc đề ra đường lối đổi mới.
- Củng cố niềm tin cho nhân dân.
Câu hỏi:
@204382018170@@204382019860@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây