Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 16 Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc SVIP
I. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân
1. Quyền bảo vệ Tổ quốc
Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự năm 2024
- Mỗi công dân đều có quyền tham gia vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thông qua các hoạt động phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.
- Công dân có thể đăng ký tham gia vào các lực lượng quốc phòng, an ninh hoặc hỗ trợ bằng chuyên môn, kỹ thuật trong các lĩnh vực cần thiết.
- Có quyền tố giác các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, kiến nghị cơ quan chức năng khắc phục các thiếu sót trong công tác bảo vệ an ninh, quốc phòng.
- Mọi công dân đều bình đẳng về quyền tham gia bảo vệ Tổ quốc, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo.
Ví dụ: Năm 2024, hơn 4300 thanh niên Hà Nội đã tình nguyện nhập ngũ, góp phần thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng đối với đất nước.
Câu hỏi:
@201967849582@
2. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
- Công dân có nghĩa vụ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, sẵn sàng cống hiến và hy sinh để giữ gìn độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Điều 11.
1. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
2. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.
Điều 44.
Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
Điều 45.
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Điều 46.
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
- Phải chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về quốc phòng, an ninh:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân theo luật định.
+ Tham gia dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên nếu thuộc diện huy động.
+ Hỗ trợ cơ quan chức năng trong hoạt động phòng chống tội phạm, ngăn chặn âm mưu chống phá.
Người dân hỗ trợ cơ quan điều tra
+ Tuyên truyền, vận động người khác cùng chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.
Ví dụ: Người dân tỉnh A phối hợp cung cấp thông tin giúp lực lượng chức năng ngăn chặn âm mưu phá hoại của tổ chức phản động, giữ gìn sự ổn định chính trị.
Câu hỏi:
@201967922771@
II. Hậu quả của hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
- Đối với xã hội:
+ Làm suy yếu sức mạnh quốc phòng, gây mất ổn định an ninh xã hội.
+ Gây tâm lý hoang mang trong nhân dân, làm tổn hại đến khối đoàn kết dân tộc.
+ Cá nhân vi phạm sẽ chịu hậu quả pháp lý, mất uy tín trong cộng đồng, thậm chí ảnh hưởng đến gia đình, xã hội.
- Đối với cá nhân, những ai không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (như trốn nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ) sẽ bị:
+ Xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 120/2013/NĐ-CP.
+ Xử lý hình sự căn cứ bộ luật Hình sự, tùy mức độ nghiêm trọng có thể bị phạt tù.
+ Các hành vi như phát tán tài liệu chống phá Nhà nước, tiết lộ bí mật quốc phòng sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
Xử phạt Phan Đình Sang 6 năm tù tuyên truyền chống phá Nhà nước
Theo Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: "Người làm, tàng trữ và phát tán tài liệu chống phá Nhà nước có thể bị phạt tù từ 5 đến 20 năm."
Câu hỏi:
@201967853818@
III. Đánh giá một số hành vi và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân.
– Công dân có trách nhiệm:
+ Tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc .
+ Xây dựng ý thức tự giác thực hiện quy định về quyền này.
+ Vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc .
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây