Bài học cùng chủ đề
- Luyện tập Bài 16
- Luyện tập Bài 16. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P2)
- Luyện tập Bài 16. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P3)
- Lý thuyết Bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P1)
- Lý thuyết Bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P2)
- Lý thuyết Bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P3)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P1) SVIP
BÀI 16 – HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
1. Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
- Bắt đầu: Ngày 5/6/1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng trên con tàu buôn của Pháp mang tên Đô đốc Latouche-Tréville.
- Quá trình: Đi qua nhiều nước, tiếp cận các cuộc cách mạng tư sản, nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân.
+ Từ năm 1911 đến năm 1917, Người đã đi qua nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Qua đó, Người nhận thức rõ hơn về bộ mặt thật của chủ nghĩa thực dân – “Ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu người lao động cũng bị áp bức nặng nề”.
+ Cuối năm 1917, Người trở về Pháp.
+ Tháng 6/1919, thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Versailles bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" đòi quyền lợi cho dân tộc Việt Nam.
Hình 1. Bến cảng Nhà Rồng - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
Câu hỏi:
@205609590456@
- Chuyển biến tư tưởng:
+ Giữa tháng 7/1920, khi đọc "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của V.I. Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta”.
+ Tháng 12/1920, tại Đại hội XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp...
Hình 2. Toàn cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua, tháng 12/1920
- Ý nghĩa:
+ Giải quyết khủng hoảng đường lối cứu nước.
+ Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng vô sản thế giới.
Câu hỏi:
@205609616318@@205609665845@
2. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam
a) Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức
* Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng:
- Sau khi tìm được con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc tích cực tuyên truyền, cổ vũ tinh thần yêu nước, vạch trần tội ác thực dân.
- Năm 1921, tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, sáng lập báo Người cùng khổ, viết nhiều bài báo cách mạng như Nhân đạo, Đời sống công nhân, Tạp chí Cộng sản,...
Hình 3. Báo Le Paria số 2 trang 1 ra ngày 1/5/1922 đăng bài của tác giả Nguyễn Ái Quốc. Tài liệu do Trung tâm lưu trữ Quốc gia Pháp tại Aix-en Provence (ANOM) cung cấp
Câu hỏi:
@205609731787@
- Người đề ra các luận điểm chiến lược:
+ Giải phóng dân tộc phải gắn với giải phóng giai cấp.
+ Cách mạng thuộc địa có thể thắng trước cách mạng chính quốc.
+ Cần có chính đảng vô sản lãnh đạo.
* Chuẩn bị về tổ chức:
- Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu, đào tạo cán bộ, truyền bá lý luận cách mạng, chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng.
- Sau khi thành lập, Hội tổ chức các lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách.
=> Hoạt động của Hội có ảnh hưởng và thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển biến của phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam, dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929. Đó là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hình 4. Nguyễn Ái Quốc mở các lớp học ở Quảng Châu (Trung Quốc) – tranh vẽ
Câu hỏi:
@205609855893@
b) Triệu tập Hội nghị thành lập Đảng
- Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời nhưng hoạt động phân tán, mâu thuẫn nội bộ.
- Trước yêu cầu cấp thiết của cách mạng, hội nghị bắt đầu từ ngày 6/1/1930. Nguyễn Ái Quốc nêu ra những điểm lớn cần thảo luận và thống nhất trong hội nghị gồm:
+ Bỏ mọi xung đột cũ, thống nhất các nhóm cộng sản ở Đông Dương.
+ Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam; thảo luận Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng.
+ Định kế hoạch việc thống nhất trong nước và cử một Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.
- Hội nghị tán thành ý kiến của Nguyễn Ái Quốc, thông qua các văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
- Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng đã phản ánh những vấn đề chiến lược và sách lược của Đảng. => Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
Hình 5. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930. Ảnh chụp lại tranh của họa sĩ Phi Hoanh (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Câu hỏi:
@205609862123@
c) Ý nghĩa
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
- Là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam.
- Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam (có đường lối khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ).
Câu hỏi:
@205609868899@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây