Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Bài 15: Sinh quyển SVIP
1. Khái niệm
- Là bộ phần của vỏ Trái Đất, nơi có sự sống tồn tại: gồm phần thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển, phần trên của thạch quyển.
- Ranh giới trên cao tiếp xúc với lớp ô-dôn của khí quyển, ranh giới dưới xuống tận đáy sâu của các hồ đại dương và dừng lại ở lớp vỏ phong hóa trên đất liền.
2. Đặc điểm của khí quyển
- Khối lượng của sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển còn lại trong vỏ Trái Đất.
- Sinh quyển có khả năng tích lũy năng lượng. Nhờ có khả năng quang hợp, cây xanh có thể tạo nên vật chất hữu cơ từ vật chất vô cơ. Sau đó các năng lượng này được chuyển cho các cơ thể khác trong quá trình dinh dưỡng,...
- Sinh quyển có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với các quyển thành phần trên Trái Đất. Sinh quyển tác động đến sự thay đổi các thành phần khí trong khí quyển, tham gia vào vòng tuần hoàn nước và quá trình trao đổi chất của sinh vật dưới nước, là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành đất.
Hình 1: Vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố sinh vật
Nhân tố | Tác động |
Khí hậu |
- Nhiệt độ: vùng nhiệt đới xuất hiện loài cây ưa nhiệt, còn ở các vùng núi cao lạnh giá xuất hiện các loài chịu lạnh. - Ánh sáng: cây cần nhiều ánh sàn sẽ phân bố ở nơi có đcược cung cấp đầy đủ ánh sáng, cây cần ít sánh sáng phân bố chủ yếu ở bóng râm hoặc dưới tán lá cây khác => ánh sáng tác động đến quá trình quang hợp của cây xanh. |
Nước | - Là nguồn dinh dưỡng cho cây quang hợp, là phương tiện trao đổi chất khoáng, chất hữu cơ trong cây, đóng vai trò vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật và trao đổi khoáng, chất hữu cơ. |
Đất | - Cấu trúc của đất, độ pH đất, độ phì có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển và phân bố sinh vật. |
Địa hình |
- Độ cao của địa hình làm thay đổi lượng nhiệt, lượng nước và các chất dinh dưỡng trong đất mà cây nhận được. - Độ dốc và hướng sườn cũng tác động đến lượng nhiệt, ánh sáng và ẩm mà thực vật nhận được. |
Sinh vật | - Nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển và phân bố của động vật là nguồn thức ăn => Nơi nào có nhiều thức ăn thì nơi có có nhiều loài sinh vật, tạo nên tính đa dạng sinh học. |
Con người | - Hoạt động kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố của sinh vật và cả theo hướng tích cực (mở rộng phạm vi cây trồng, vật nuôi,..), tiêu cực (phá rừng, thu hẹp diện tích rừng,...). Con người đã tạo ra nhiều giống mới làm đa dạng sinh vật. |
Hình 2: Vành đai thực vật thay đổi theo độ cao
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây