Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 15. Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo SVIP
I. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại và tố cáo
1. Khiếu nại
* Khái niệm khiếu nại:
- Khiếu nại là quyền của công dân yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính khi cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Ví dụ: Anh A bị chậm chi trả lương nên gửi đơn khiếu nại đến công ty và cơ quan quản lý lao động.
Người dân tố Công ty Giang Sơn xả thẳng ra suối gây ô nhiễm.
Câu hỏi:
@201965437451@
* Quyền của người khiếu nại
Luật Khiếu nại (sửa đổi 2018)
- Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác khiếu nại.
- Được tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong quá trình khiếu nại.
- Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại trừ tài liệu mật.
- Đưa ra chứng cứ, giải trình, tham gia đối thoại.
- Nhận văn bản trả lời và quyết định giải quyết khiếu nại.
- Được bồi thường thiệt hại nếu quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện ra tòa án.
Ví dụ: Ông D khiếu nại quyết định kỷ luật của cơ quan vì cho rằng không đúng quy định.
* Nghĩa vụ của người khiếu nại
- Trung thực, chính xác trong việc cung cấp thông tin, chứng cứ.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo.
- Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
- Không lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây rối trật tự xã hội.
2. Tố cáo
* Khái niệm
- Tố cáo là quyền của công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Ví dụ: Chị B phát hiện công ty C xả thải trái phép ra môi trường nên gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng.
* Quyền của người tố cáo
Luật Tố cáo (sửa đổi năm 2020)
- Thực hiện quyền tố cáo theo đúng quy định pháp luật.
- Được bảo vệ bí mật họ tên, địa chỉ và thông tin cá nhân.
- Được thông báo về việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo.
- Tố cáo tiếp khi việc giải quyết trước đó không đúng hoặc quá thời hạn.
- Yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo.
- Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định.
Ví dụ: Anh E tố cáo một cá nhân lợi dụng chức vụ để tham ô tài sản công.
* Nghĩa vụ của người tố cáo
- Trung thực, chính xác trong việc cung cấp thông tin, chứng cứ.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo.
- Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
- Không lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây rối trật tự xã hội.
Ví dụ: Chị G viết đơn tố cáo sai sự thật nhằm trả thù cá nhân là hành vi vi phạm pháp luật.
Câu hỏi:
@205166646493@
II. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo
1. Đối với xã hội
- Gây mất niềm tin vào chính quyền nếu khiếu nại, tố cáo không được giải quyết đúng.
- Làm ảnh hưởng đến uy tín tổ chức, trật tự xã hội nếu thông tin tố cáo sai sự thật lan truyền.
2. Đối với cá nhân
- Người vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, hành chính, hình sự.
- Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm:
+ Xử lý kỷ luật: Đối với cán bộ, công chức vi phạm quy định.
+ Xử phạt hành chính: Với người lợi dụng tố cáo để xúc phạm, gây rối.
+ Truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm
Theo Điều 156 luật Hình sự, tội vu khống có thể bị phạt tù đến 7 năm.
+ Bồi thường thiệt hại: Nếu hành vi gây thiệt hại cho người khác.
Câu hỏi:
@205125713585@
III. Vai trò của quyền khiếu nại, tố cáo
- Là công cụ giúp công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
- Góp phần phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.
- Thúc đẩy sự minh bạch, công khai trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Tăng cường sự tham gia của nhân dân trong quản lý nhà nước và xã hội.
Ví dụ: Một vụ tố cáo đúng giúp phát hiện cán bộ sai phạm và thu hồi tài sản cho Nhà nước.
Câu hỏi:
@201965459392@
IV. Đánh giá một số hành vi và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo.
– Công dân có trách nhiệm:
+ Tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo.
+ Xây dựng ý thức tự giác thực hiện quy định về quyền này.
+ Vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây