Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 15. Điện trở, tụ điện và cuộn cảm SVIP
I. ĐIỆN TRỞ
1. Công dụng
Điện trở được sử dụng để:
- Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện.
- Phân chia điện áp trong các mạch điện, điện tử.
2. Hình dạng và kí hiệu
Tên gọi | Hình dạng | Kí hiệu | ||
Mỹ | Châu Âu | |||
Điện trở cố định | ||||
Biến trở | ||||
Điện trở nhiệt | ||||
Điện trở quang |
3. Thông số kĩ thuật
- Giá trị điện trở:
+ Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.
+ Đơn vị: ohm.
+ Kí hiệu: Ω
- Công suất định mức:
+ Là công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể làm việc trong thời gian dài, không bị cháy hoặc đứt.
4. Đọc số liệu kĩ thuật
- Trên thân điện trở thường ghi các mã (gồm chữ số và chữ cái) hoặc theo các vạch màu tùy theo hình dáng cụ thể của mỗi loại.
- Nếu trên thân điện trở có 4 vạch màu:
+ Vạch màu 1 biểu thị giá trị hàng chục.
+ Vạch màu 2 biểu thị giá trị hàng đơn vị.
+ Vạch màu 3 biểu thị giá trị hệ số nhân theo lũy thừa của 10.
+ Vạch màu 4 biểu thị giá trị sai số của điện trở.
- Trong trường hợp trên thân điện trở có 5 vạch màu biểu thị:
+ Vạch 1: giá trị hằng trăm.
+ Vạch 2: giá trị hằng chục.
+ Vạch 3: giá trị hàng đơn vị.
+ Vạch 4: hệ số nhân theo lũy thừa của 10.
+ Vạch 5: giá trị sai số của điện trở.
II. TỤ ĐIỆN
1. Công dụng
- Ngăn dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua.
- Tụ điện khi mắc phối hợp với cuộn cảm sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.
- Ngoài ra còn được sử dụng để:
+ Lọc nguồn.
+ Truyền tín hiệu.
+ Tích trữ năng lượng điện,...
2. Hình dạng và kí hiệu
Tên gọi | Hình dạng | Kí hiệu |
Tụ không phân cực (tụ thường) | ||
Tụ có điều chỉnh (tụ xoay) | ||
Tụ phân cực (tụ hóa) |
3. Thông số kĩ thuật
* Điện dung của tụ điện (C): cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp thuận đặt lên hai thái cực của nó.
- Đơn vị: fara.
- Kí hiệu: F.
* Điện áp định mức (Uđm):
- Là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ điện.
* Dung kháng của tụ điện (XC):
- Là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.
- Đơn vị đo: ohm.
\(X_C=\dfrac{1}{2\pi fC}\)
- Trong đó:
+ f là tần số của dòng điện qua tụ điện.
+ C là điện dung của tụ điện.
4. Đọc số liệu kĩ thuật
Trên tụ điện thường ghi hai thông số kĩ thuật quan trọng là:
- Điện áp định mức.
- Giá trị điện dung.
- Ví dụ:
+ Tụ điện có giá trị điện áp định mức: 400 V.
+ Điện dung là 8,2 μF
III. CUỘN CẢM
1. Công dụng
- Dùng để dẫn dòng điện một chiều, cản trở dòng điện cao tần.
- Khi mắc phối hợp với tụ điện sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.
- Sử dụng trong các mạch điện điều khiển tín hiệu, ổn định điện áp,...
2. Hình dạng và kí hiệu
Tên gọi | Hình dạng | Kí hiệu |
Cuộn cảm lõi không khí | ||
Cuộn cảm lõi ferrite | ||
Cuộn cảm lõi sắt |
3. Thông số kĩ thuật
* Điện cảm (L):
- Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua nó.
- Đơn vị đo: henry.
- Kí hiệu: H.
* Dòng điện định mức (Iđm):
- Là trị số dòng điện lớn nhất cho phép chạy qua cuộn cảm.
- Khả năng tích lũy năng lượng từ trường.
* Cảm kháng của cuộn cảm (XL):
- Là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện xoay chiều (biến thiên) chạy qua nó.
- Đơn vị: ohm.
\(X_L=2\pi fL\)
- Trong đó:
+ f là tần số dòng điện chạy qua cuộn cảm.
+ L là hệ số điện cảm của cuộn cảm.
4. Đọc số liệu kĩ thuật
- Trong một số trường hợp:
+ Trên thân cuộn cảm ghi các mã (gồm cả chữ và số).
+ Các vạch màu tùy theo hình dáng cụ thể của mỗi loại cuộn cảm.
- Trường hợp trên thân cuộn cảm ghi các mã gồm ba hoặc bốn chữ số và chữ cái:
+ Hai chữ số đầu tiên cho biết giá trị hàng chục và hàng đơn vị của hệ số điện cảm.
+ Chữ số thứ ba tương ứng với hệ thống nhân theo số mũ của 10 và chữ cái thứ tư (nếu có).
+ Đơn vị mặc định trong trường hợp này là micro henry (μH).
- Trường hợp trên thân cuộn cảm có các vạch màu để biểu thị hệ số điện cảm thì cũng giống như đối với điện trở:
+ Giá trị số tương ứng với mỗi màu sắc của vạch màu ghi trên thân cuộn cảm.
IV. THỰC HÀNH (HS THỰC HÀNH)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây