Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 14. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (phần 1) SVIP
I. TRANG TRẠI
1. Đặc điểm
- Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp (bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu (trừ đất đai) hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập.
- Sản xuất được tiến hành với quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn, cùng phương thức tổ chức, quản lí sản xuất tiến bộ và trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ để sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hóa phù hợp với yêu cầu của thị trường.
- Việc tổ chức sản xuất trong trang trại tập trung vào:
+ Những cây, con đặc thù có giá trị kinh tế cao.
+ Ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm chất lượng, an toàn, gắn với tiêu chuẩn quy định và truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
+ Sự liên kết được thực hiện theo chuỗi giá trị: sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm và kết hợp phát triển du lịch; thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Mục đích
Hình thức trang trại giúp người dân phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
3. Tình hình phát triển
- Trang trại ở nước ta được bắt đầu phát triển gắn liền với nền kinh tế sản xuất hàng hóa.
- Đến năm 2021, cả nước có 23 771 trang trại. Cùng với xu hướng chuyển dịch của ngành nông nghiệp, số lượng và cơ cấu trang trại theo lĩnh vực hoạt động cũng có sự thay đổi.
- Hai vùng có số lượng trang trại nhiều nhất là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Ở Đồng bằng sông Hồng, trang trại chăn nuôi chiếm tỉ trọng cao.
+ Ở Đồng bằng sông Cửu Long, trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng lớn.
II. VÙNG CHUYÊN CANH
1. Đặc điểm
- Vùng chuyên canh hay vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm là vùng tập trung phát triển một hoặc vài loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, khí hậu,...), điều kiện kinh tế – xã hội.
- Các vùng chuyên canh được định hướng:
+ Phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa, vùng chuyên canh nông nghiệp hữu cơ, vùng chuyên canh nông sản an toàn, hiệu quả cao dựa trên lợi thế vùng, miền, địa phương.
+ Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Mục đích
- Tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu của thị trường, mang lại hiệu quả cao.
- Tăng cường sử dụng máy móc, vật tư lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, đội ngũ lao động được nâng lên về trình độ và chuyên môn hóa.
3. Tình hình phát triển
- Ở nước ta, các vùng chuyên canh được hình thành với quy mô lớn, tương đương với vùng nông nghiệp, như:
+ Các vùng chuyên canh cây công nghiệp: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng,...
- Ngoài các vùng chuyên canh có quy mô tương ứng với vùng nông nghiệp, còn có các vùng chuyên canh có quy mô lãnh thổ nhỏ hơn:
+ Nằm trong vùng sinh thái nông nghiệp (vùng chuyên canh mía ở Đồng bằng sông Cửu Long, dứa ở Bắc Trung Bộ,...).
+ Nằm trong một địa phương cấp tỉnh, có mức độ chuyên môn hóa sâu về một sản phẩm chính (vùng chuyên canh vải ở Hải Dương, Bắc Giang, nhãn ở Hưng Yên, hồ và thanh long ở Bình Thuận,...).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây