Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 14. Sinh sản của cá và tôm tiết 1 SVIP
I. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA CÁ, TÔM
1. Đặc điểm sinh sản của cá
a. Tuổi thành thục sinh dục
- Là tuổi nhỏ nhất trong đời (lần đầu tiên) cá có sản phẩm sinh dục thành thục:
+ Trứng.
+ Tinh trùng.
→ Có khả năng thụ tinh.
- Các loài khác nhau có tuổi thành thục sinh dục khác nhau.
+ Trong cùng một loài, tuổi thành thục sinh dục của con đực cũng có thể khác con cái.
- Ví dụ:
+ Tuổi thành thục sinh dục của:
-
Cá rô phi là khoảng 4 - 6 tháng tuổi.
-
Cá chép là khoảng 12 - 18 tháng tuổi.
b. Mùa sinh sản
- Cá sinh sản vào mùa có điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại, phát triển của:
+ Phôi.
+ Cá con.
- Ở nước ta, mùa sinh sản chủ yếu của cá:
+ Cuối mùa xuân, đầu mùa hè (tháng 3, tháng 4) ở miền Bắc.
+ Đầu mùa mưa (tháng 5) ở miền Nam.
c. Phương thức sinh sản
- Hầu hết các loài cá đẻ trứng, thụ tinh ngoài trong môi trường nước.
- Vào mùa sinh sản, cá đến tuổi thành thục sinh dục sẽ:
+ Ghép đôi với nhau.
+ Cá cái bơi trước đẻ trứng.
+ Cá đực bơi sau tưới tinh lên trứng.
d. Điều kiện sinh sản
- Khi thành thục sinh dục, quá trình sinh sản của đa số loài cá chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường sinh thái như:
+ Nhiệt độ.
+ Độ mặn.
+ Oxygen hòa tan.
+ Thời tiết,...
- Ví dụ:
+ Cá chép thành thục sinh dục thường sinh sản:
-
Vào khoảng thời gian mát mẻ.
-
Nhiệt độ nước khoảng 20 - 25 °C.
-
Hàm lượng oxygen hòa tan từ 6 - 8 mg/L.
+ Khu vực cá chuẩn bị đẻ có:
-
Giá thể là cây cỏ thủy sinh.
-
Nguồn nước mới như trời vừa mưa.
e. Sức sinh sản
- Cá có sức sinh sản tương đối cao do:
+ Đặc tính đẻ trứng.
+ Thụ tinh ngoài ở môi trường nước.
→ Biểu hiện sự thích nghi cao với điều kiện môi trường sống.
- Có 2 cách tính sức sinh sản:
+ Sức sinh sản tương đối.
+ Sức sinh sản tuyệt đối.
- Tùy từng loài, mức sinh sản sẽ khác nhau do:
+ Điều kiện sống.
+ Khối lượng.
+ Tuổi cá thể.
2. Đặc điểm sinh sản của tôm
a. Tuổi thành thục sinh dục
- Đa số loài tôm, tuổi thành thục sinh dục được xác định dựa vào:
+ Tuổi.
+ Khối lượng cơ thể.
- Đối với tôm sú, tuổi thành thục sinh dục khoảng 8 tháng tuổi, tương đương:
+ 90 g ở tôm đực.
+ 100 g ở tôm cái.
- Tôm thẻ chân trắng thành thục sinh đục khoảng 10 tháng tuổi, tương đương:
+ 40 g ở con đực.
+ 45 g ở con cái.
b. Mùa sinh sản
- Các loài tôm khác nhau có mùa sinh sản khác nhau.
- Ví dụ:
+ Tôm sú đẻ quanh năm, tập trung vào:
-
Tháng 3 đến tháng 4.
-
Tháng 7 đến tháng 10.
+ Tôm thẻ chân trắng, dao động từ:
-
Tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.
c. Phương thức sinh sản
- Tôm sinh sản bằng hình thức:
+ Giao vĩ.
+ Đẻ trứng.
- Giao vĩ là quá trình:
+ Con đực bắt cặp với con cái.
+ Đưa tinh trùng vào trong túi chứa tinh của con cái.
- Khi con cái đẻ, trứng sẽ được thụ tinh khi đi qua túi chứa tinh.
- Đối với tôm nước ngọt:
+ Trứng sau khi đẻ sẽ dính vào lông tơ ở đôi chân bụng của tôm mẹ.
+ Được giữ ở đó cho đến khi nở thành ấu trùng.
- Đa số các loài tôm nước mặn, trứng sau khi thụ tinh sẽ được phóng thích ra môi trường nước.
d. Điều kiện sinh sản
- Trong tự nhiên, một số loài tôm có tập tính di cư sinh sản.
- Các cá thể tôm thành thục sinh sản sẽ bơi đến vùng có:
+ Đặc điểm sinh thái phù hợp.
+ Sinh sản tại đó.
- Ví dụ:
+ Tôm càng xanh di cư ra vùng cửa sông nước lợ, độ mặn 12%.
+ Tôm sú di cư ra vùng biển nhiệt đới có:
-
Độ sâu từ 50 m đến 160 m.
-
Độ mặn từ 28% đến 30% để sinh sản.
e. Sức sinh sản
- Sức sinh sản của tôm khác nhau tùy vào:
- Loài, kích cỡ.
+ Tình trạng sức khoẻ.
+ Điều kiện sống.
- Tôm sú có sức sinh sản tuyệt đối từ:
+ 300000 trứng đến 1200000 trứng/tôm cái trong điều kiện tự nhiên.
+ 200000 trứng đến 600000 trứng/tôm cái trong điều kiện nhân tạo.
- Tôm thẻ chân trắng có kích cỡ nhỏ hơn thì sức sinh sản thấp hơn:
+ Từ 100000 trứng đến 250000 trứng/tôm cái.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây