Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 14. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.
a) Quyền của công dân về bầu cử.
Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có các quyền:
- Bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
- Bình đẳng về bầu cử, tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật.
- Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử.
- Khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân....
Ví dụ: Anh A là người dân tộc Mông. Năm 2021, anh A 19 tuổi nên anh A có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
b) Quyền của công dân về ứng cử.
Công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật có quyền:
- Ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
- Có các quyền:
+ Bình đẳng giới về ứng cử.
+ Tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin về ứng cử theo quy định của pháp luật.
+ Tố cáo về người ứng cử, khiếu nại.
+ Tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử, giám sát việc thực hiện pháp luật về bầu cử...
Ví dụ: Anh D năm nay 24 tuổi, người dân tộc Thái. Anh D đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật nên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
c) Nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử.
Công dân có các nghĩa vụ về bầu cử, ứng cử:
+ Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử.
+ Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử.
+ Không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác...
Ví dụ: Công dân không được nhờ người khác bầu cử hộ mình.
2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.
Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử gây ra nhiều hậu quả tiêu cực.
- Đối với xã hội:
+ Ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí nhà nước.
+ Gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
+ Hoãn ngày bầu cử, làm sai lệch kết quả bầu cử, gây lãng phí ngân sách nhà nước...
- Đối với cá nhân:
+ Xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân.
+ Cá biệt làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, kinh tế, công việc của công dân...
Người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây