Bài học cùng chủ đề
- Tầm quan trọng của biển Đông đối với Việt Nam
- Lịch sử bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa - LS 11 CD
- Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình - Lịch sử 11 Cánh diều (TN)
- Lý thuyết Bài 13. Việt Nam và Biển Đông (Phần 1)
- Lý thuyết Bài 13. Việt Nam và Biển Đông (Phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 13. Việt Nam và Biển Đông (Phần 1) SVIP
1. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam
a. Về quốc phòng, an ninh
- Việt Nam tiếp giáp Biển Đông ở ba phía: đông, nam, tây nam, với bờ biển dài khoảng 3260 km và hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.
- Các đảo và quần đảo là hệ thống phòng thủ, bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền từ xa.
- Biển Đông là tuyến giao thông huyết mạch và có vị trí chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương.
- Trong lịch sử, Biển Đông còn là con đường giao thương nội địa và quốc tế, cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và thế giới.
=> Biển Đông vừa mở ra cơ hội, vừa đặt ra thách thức về quốc phòng, an ninh và giữ gìn bản sắc văn hóa trong bối cảnh hội nhập.
Câu hỏi:
@205297806280@
b. Về phát triển kinh tế trọng điểm
- Biển Đông đóng vai trò lớn trong nhiều ngành kinh tế:
* Giao thông hàng hải:
- Có nhiều cảng biển nước sâu và trung bình dọc bờ biển.
- Các cảng lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn giữ vai trò đầu mối vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế.
Hình 1. Cảng Hải Phòng
* Công nghiệp khai khoáng:
- Dầu khí tập trung ở các bể trầm tích như Cửu Long, Nam Côn Sơn, có tiềm năng khai thác lớn.
- Nguồn tài nguyên quý khác: titan, thiếc, vàng, sắt, thạch cao, cát đen.
* Khai thác sinh vật biển:
- Biển Đông có hệ sinh thái biển đa dạng.
- Trữ lượng cá ước tính 3–4 triệu tấn, khả năng khai thác 1,4–1,6 triệu tấn/năm.
* Du lịch:
- Cảnh quan hấp dẫn: vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động.
- Các điểm du lịch nổi tiếng: vịnh Hạ Long, bãi biển Non Nước, đảo Phú Quốc, thích hợp phát triển nhiều loại hình du lịch.
Hình 2. Vịnh Hạ Long
Câu hỏi:
@205297899561@
2. Lịch sử bảo vệ chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
a. Quá trình xác lập và quản lí chủ quyền
- Việt Nam là quốc gia đầu tiên khai phá và quản lí liên tục hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Các giai đoạn chính:
* Từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỉ XIX
+ Thế kỷ XVII: Chúa Nguyễn thành lập Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải để khai thác, bảo vệ các quần đảo.
+ Thời Tây Sơn: Tiếp tục duy trì các đội, bổ sung thêm các đội khác (Quế Hương, Đại Mạo, Hải Ba).
+ Thời Nguyễn: Năm 1803: Tái lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải.
+ Thời vua Minh Mạng (1820–1841): Tổ chức khảo sát, đo vẽ bản đồ, dựng bia chủ quyền, lập miếu thờ.
Hình 3. Thẻ tre, bài gỗ, linh vị, chiếu cói và các hiện vật của binh phu Đội Hoàng Sa được lưu giữ tại bảo tàng ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
Câu hỏi:
@205297645602@
* Từ cuối thế kỉ XIX đến 1954
+ Pháp đại diện cho Việt Nam trong quản lí, khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
+ Pháp tiến hành xây dựng cột mốc, hải đăng, trạm khí tượng, vô tuyến điện và thực hiện một số khảo sát khoa học ở hai quần đảo này.
+ Hiệp định Ê-ly-dê (1949): Pháp chuyển giao quyền kiểm soát hai quần đảo cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu.
Hình 4. Bia chủ quyền của Việt Nam trên đảo Song Tử Tây - 1956
* Từ năm 1954 đến 1975
+ Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo thỏa thuận của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
+ Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua việc: ban hành các văn bản hành chính nhà nước; cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính,…
+ Trong giai đoạn này, về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Tuy Phước (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay).
Câu hỏi:
@205297928211@
* Từ năm 1975 đến nay
- Tháng 4-1975: Hải quân Quân Giải phóng phối hợp cùng Quân khu 5 giải phóng Trường Sa.
- Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) quản lí hành chính và tiếp tục đấu tranh pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Hình 5. Bộ đội đảo Trường Sa, thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, Khánh Hòa tuần tra bảo vệ đảo
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây