Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 13. Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Phần I) SVIP
1. Các biện pháp xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng
a. Bối cảnh:
- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời đã phải đối mặt với nhiều khó khăn.
- Chính quyền cách mạng còn non trẻ và lực lượng vũ trang còn yếu, nền độc lập dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng.
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, quân đội Trung Hoa Dân quốc lấy danh nghĩa Đồng minh kéo vào Việt Nam. Theo chân đội quân này là các đảng phái tay sai như Việt Quốc, Việt Cách... không ngừng có những hành động chống phá chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
Câu hỏi:
@204756193331@
b. Biện pháp:
- Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã diễn ra. Hơn 300 đại biểu đã được bầu vào Quốc hội.
Hình 1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1946)
- Trong phiên họp đầu tiên (3-1946), Quốc hội khóa I đã đưa ra các quyết định về chính đối nội, đối ngoại, thành lập Ban Dự thảo Hiến pháp và Chính phủ liên hiệp kháng chiến.
Hình 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên Chính phủ tuyên thệ nhậm chức tại kì họp thứ nhất (3-1946)
- Ngày 9-11-1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua.
- Sau cuộc Tổng tuyển cử, chính quyền địa phương các cấp được củng cố, kiện toàn.
- Khối đại đoàn kết dân tộc được phát triển thông qua việc củng cố Mặt trận Việt Minh và thành lập một số đoàn thể quần chúng, đảng phái dân chủ: Mặt trận Liên Việt, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam.
- Chính phủ kiện toàn Bộ Quốc phòng, thành lập Cục Quân y, Cục Quân nhu và các xưởng quân giới,... Lực lượng vũ trang nhân dân cũng được phát triển gồm: đội quân chủ lực và các đội vũ trang địa phương.
Câu hỏi:
@204756581116@
2. Giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục
a. Kinh tế
♦ Giải quyết nạn đói:
- Bối cảnh:
+ Nền kinh tế Việt Nam vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, lại còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
+ Hậu quả của nạn đói cuối năm 1944 - đầu năm 1945 chưa được khắc phục, đe dọa nghiêm trọng đời sống nhân dân.
- Biện pháp giải quyết của chính quyền cách mạng:
+ Chính phủ thực hiện những biện pháp trước mắt như: lập các hũ gạo cứu đói; kêu gọi “nhường cơm sẻ áo”, tổ chức “ngày đồng tâm”; nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ lúa gạo; đề ra biện pháp điều hòa thị trường lúa gạo giữa các địa phương.
+ Để giải quyết tận gốc nạn đói và phục hồi nền nông nghiệp, Chính phủ vận động toàn dân tăng gia sản xuất.
Hình 3. Người dân Hà Nội mít tinh hưởng ứng hoạt động cứu đói
♦ Giải quyết khó khăn về tài chính:
- Chính phủ phát động xây dựng “Quỹ độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng”.
=> Khắc phục tình trạng ngân khố quốc gia trống rỗng.
- Tháng 11-1946, tiền Việt Nam được phép lưu hành trong cả nước nhằm xây dựng nền tài chính độc lập.
- Các ngành công thương nghiệp, giao thông vận tải,... cũng dần được khôi phục.
Hình 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ giới công thương Hà Nội trong “Tuần lễ Vàng” (1945)
@204756907584@
b. Giáo dục, văn hóa
- Bối cảnh:
+ Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề:
+ Hơn 90% dân số không biết chữ.
+ Các tệ nạn xã hội, dịch bệnh tràn lan.
- Biện pháp:
+ Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia xóa nạn mù chữ => Phong trào phát triển sôi nổi, rộng khắp.
+ Các trường phổ thông và đại học được khai giảng. Nội dung và phương pháp giáo dục được đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ.
+ Nhà nước vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa mới. Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh được tăng cường.
+ Báo chí cách mạng được quan tâm, phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước.
Hình 5. Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm một lớp học Bình dân học vụ
Câu hỏi:
@204756917101@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây