Bài học cùng chủ đề
- Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 1)
- Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 2)
- Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 3)
- Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 4)
- Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 5)
- Luyện tập Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 1)
- Luyện tập Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 2)
- Luyện tập Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 3)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 2) SVIP
III. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO LÃNH THỔ
1. Hiện trạng
- Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta có sự chuyển dịch. Sự chuyển dịch thể hiện rõ ở:
+ Sự thay đổi giá trị sản xuất công nghiệp giữa các vùng.
+ Sự hình thành và phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới và có hiệu quả hơn như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,...
- Giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng kinh tế có sự thay đổi rõ rệt, nhất là ở các vùng đóng góp lớn về giá trị sản xuất công nghiệp trong cả nước.
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO CÁC VÙNG KINH TẾ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2021
(Đơn vị: %)
Trung du và miền núi Bắc Bộ | Đồng bằng sông Hồng | Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung | Tây Nguyên | Đông Nam Bộ | Đồng bằng sông Cửu Long | |
2010 | 3,3 | 28,5 | 8,6 | 1,0 | 49,0 | 9,6 |
2015 | 9,4 |
32,4 |
8,6 | 0,9 | 39,5 | 9,2 |
2021 | 11,7 | 37,9 | 9,7 | 0,8 | 31,7 | 8,2 |
(Đơn vị: %)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2011, 2016, 2022)
- Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đã được hình thành và phát triển vài thập kỉ trước đây như khu công nghiệp, khu công nghệ cao ngày càng được mở rộng; nhiều trung tâm công nghiệp mới nổi lên nhờ phát huy thế mạnh, nhất là thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Bên cạnh các địa phương có lịch sử phát triển công nghiệp lâu đời như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai,... đã xuất hiện một số địa phương phát triển mạnh công nghiệp những năm gần đây như: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bình Dương, Quảng Ngãi,...
2. Nguyên nhân
- Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và các chính sách phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khoa học – công nghệ, cải thiện cơ sở hạ tầng,...
- Định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phân bố không gian công nghiệp nước ta theo hướng đảm bảo yêu cầu cơ cấu lại các ngành công nghiệp, phát triển tập trung, khai thác có hiệu quả lợi thế của các vùng kinh tế, phát triển đồng đều, đảm bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây