Bài học cùng chủ đề
- Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 1)
- Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 2)
- Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 3)
- Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 4)
- Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 5)
- Luyện tập Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 1)
- Luyện tập Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 2)
- Luyện tập Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 3)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp (phần 1) SVIP
I. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH
1. Hiện trạng
- Cơ cấu công nghiệp theo ngành nước ta hiện nay tương đối đa dạng, có sự chuyển dịch theo hướng:
+ Giảm tỉ trọng nhóm ngành khai khoáng.
+ Tăng tỉ trọng của nhóm ngành chế biến.
+ Tăng tỉ trọng của nhóm ngành chế tạo.
=> Xu hướng này phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tri thức của nước ta.
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO NHÓM NGÀNH Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2021
(Đơn vị: %)
2010 | 2015 | 2021 | |
Khai khoáng | 10,2 | 5,3 | 3,0 |
Chế biến, chế tạo | 86,2 | 90,7 | 93,0 |
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí | 3,0 | 3,3 | 3,3 |
Cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải, nước thải | 0,6 | 0,7 | 0,7 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2011, 2016, 2022)
- Trong nội bộ nhóm ngành có sự phát triển theo hướng:
+ Tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại.
+ Chuyển dịch từ các ngành và công nghệ sản xuất sử dụng nhiều lao động sang các ngành công nghiệp công nghệ cao (công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính,...).
- Trong từng ngành có sự chuyển dịch:
+ Từ các công đoạn có giá trị gia tăng thấp sang các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu (ngành sản xuất ô tô chuyển từ lắp ráp sang sản xuất).
+ Tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo trong công nghiệp sản xuất điện.
+ Công nghiệp hỗ trợ như sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng được hình thành và phát triển, góp phần nâng cao tỉ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp.
2. Nguyên nhân
- Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành hiện nay là kết quả của quá trình tái cấu trúc, nội địa hóa sản phẩm, phát triển công nghiệp xanh, hội nhập quốc tế.
- Sự chuyển dịch này gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào khai thác tài nguyên của Việt Nam, hướng tới phát triển bền vững.
II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
1. Hiện trạng
- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng:
+ Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước.
+ Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.
+ Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2021
(Đơn vị: %)
2010 | 2021 | |
Kinh tế Nhà nước | 20,9 | 6,5 |
Kinh tế Ngoài Nhà nước | 27,7 | 34,4 |
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài | 51,4 | 59,1 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2011, 2016, 2022)
2. Nguyên nhân
Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta là phù hợp với chính sách phát triển kinh tế mở, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây