Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (phần 2) SVIP
III. THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC
BẢNG 13.2. THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC CỦA ASEAN
Lĩnh vực | Thành tựu | Thách thức |
Kinh tế |
- Trở thành một khu vực kinh tế năng động và có tốc độ phát triển cao trên thế giới. - Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. - Thông qua nhiều thoả thuận và Hiệp định quan trọng, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP). |
Trình độ phát triển còn chênh lệch, liên kết kinh tế chưa cao. |
Văn hoá, xã hội |
- Đời sống nhân dân được cải thiện. - Chất lượng, thể lực lao động ngày càng tăng. - Phát triển cơ sở hạ tầng và những phong cách sống tích cực. - Chỉ số phát triển con người được cải thiện. |
- Vẫn còn tình trạng đói nghèo. - Các vấn đề tôn giáo, dân tộc, ô nhiễm môi trường,... |
An ninh, chính trị |
- Tạo dựng được một môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực. - Hợp tác quốc phòng được đẩy mạnh, hợp tác đảm bảo an ninh biển được đảm bảo. |
Các diễn biến phức tạp trên biển Đông. |
IV. SỰ HỢP TÁC VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG ASEAN
1. Sự hợp tác của Việt Nam trong ASEAN
Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN vào ngày 28 – 7 – 1995, từ đó đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, thông qua:
- Các hội nghị: Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN (ASCC), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Văn hoá ASEAN,…
- Các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố: Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC),…
- Các diễn đàn: Diễn đàn Kinh tế ASEAN, Diễn đàn Văn hoá Thanh niên ASEAN, Dự án hợp tác văn hoá đa dân tộc ASEAN, Chương trình nghị sự phát triển bền vững,…
- Các hoạt động văn hoá, thể thao: Giao lưu văn hoá, nghệ thuật ASEAN mở rộng, Liên hoan giọng hát vàng Hà Nội – ASEAN (1996), Liên hoan Nghệ thuật ASEAN, Liên hoan nghệ thuật ASEAN + 3, Liên hoan Âm nhạc truyền thống các nước ASEAN, Liên hoan phim ASEAN, Tuần Văn hoá ASEAN, tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games),…
2. Vai trò của Việt Nam
- Vai trò trong việc kết nạp các thành viên mới Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia vào ASEAN; xây dựng triển khai các thoả thuận hợp tác kinh tế nội khối.
- Thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế:
+ Phối hợp cùng các quốc gia xây dựng Hiến chương ASEAN (2008), Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC).
+ Biên soạn, công bố thể chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (2010). Các cơ chế ASEAN+.
+ Mở rộng Hội nghị Cấp cao Đông Á với sự tham gia của Liên bang Nga và Hoa Kỳ (năm 2010).
+ Kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tại Hà Nội (2020).
- Đảm nhiệm nhiều vai trò và đăng cai nhiều hội nghị tiêu biểu:
+ Chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN 6.
+ Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (2000 – 2001).
+ Chủ tịch ASEAN (năm 2010, năm 2020).
+ Chủ tịch luân phiên Uỷ ban các nước ASEAN (2022).
+ Chủ tịch kênh giáo dục ASEAN nhiệm kì 2022 – 2023.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây