Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 12. Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng SVIP
I. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG
1. Chọn lọc hỗn hợp
a. Cách tiến hành
- Khái niệm:
+ Là phương pháp chọn các cá thể mong muốn dựa vào kiểu hình, thu hoạch hỗn hợp hạt rồi gieo lại.
→ Để đánh giá, lặp lại cho đến khi đạt mục tiêu.
- Các bước tiến hành:
+ Vụ 1: Gieo giống khởi đầu → chọn khoảng 10% cây tốt → thu hoạch hỗn hợp hạt.
+ Vụ 2: Gieo hạt hỗn hợp → so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng → đánh giá hiệu quả.
+ Vụ 3 trở đi: Nếu chưa đạt mục tiêu thì lặp lại quy trình (vụ 1 và vụ 2).
- Ứng dụng:
+ Cây tự thụ phấn (lúa, cà chua): chọn lọc một lần.
+ Cây giao phấn (ngô, bầu, dưa chuột): chọn lọc nhiều lần.
b. Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Tiến hành đơn giản.
+ Dễ thực hiện.
+ Ít tốn kém.
- Nhược điểm:
+ Không đánh giá được đặc điểm di truyền từng cá thể.
→ Vì vậy hiệu quả chọn lọc thường không cao.
Câu hỏi:
@205860385229@@205860388679@
2. Chọn lọc cá thể
a. Cách tiến hành
- Khái niệm:
+ Là phương pháp chọn ra một hoặc vài cá thể tốt trong quần thể dựa trên đặc điểm hình thái phù hợp mục tiêu chọn giống.
+ Áp dụng với cây tự thụ phấn.
- Các bước tiến hành:
+ Vụ 1: Gieo giống khởi đầu → chọn cá thể tốt → thu hoạch và bảo quản hạt riêng.
+ Vụ 2: Gieo riêng từng hạt đã chọn → so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng.
+ Vụ 3 trở đi: Lặp lại chu kì vụ 1 và vụ 2 đến khi đạt mục tiêu giống.
b. Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Chọn giống nhanh, đạt kết quả.
+ Giống đồng đều, năng suất ổn định.
- Nhược điểm:
+ Hạt giống phải bảo quản và gieo riêng → tốn công, chi phí cao.
+ Cần diện tích lớn để đánh giá.
Câu hỏi:
@205860389595@@205860390619@
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG
1. Tạo giống bằng phương pháp lai
a. Tạo giống thuần chủng
- Giống thuần chủng có tính di truyền đồng nhất, ổn định, con cháu giống hệt thế hệ trước.
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Chọn giống/dòng làm bố, mẹ.
+ Bước 2: Lai giữa cây bố và cây mẹ → thu hạt \(F_1^{}\).
+ Bước 3: Gieo hạt \(F_1^{}\)→ loại cây dị dạng, bệnh, không phải cây lai → thu hạt từng cây còn lại.
+ Bước 4: Gieo hạt \(F_1^{}\) theo hàng/ô riêng → chọn cây tốt → tiếp tục chọn lọc qua nhiều vụ.
+ Bước 5: So sánh các dòng đã chọn với dòng đối chứng.
+ Bước 6: Khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới.
b. Tạo giống ưu thế lai
- Ưu thế lai là hiện tượng con lai vượt trội bố mẹ về năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, sinh trưởng.
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Thu thập vật liệu di truyền.
+ Bước 2: Tự thụ phấn nhiều thế hệ để tạo dòng thuần bố mẹ.
+ Bước 3: Lai các dòng thuần bố mẹ với nhau.
+ Bước 4: Đánh giá, chọn tổ hợp lai có ưu thế mong muốn.
+ Bước 5: Nghiên cứu sản xuất hạt lai.
+ Bước 6: Khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới.
Câu hỏi:
@205860391774@@205860392907@
2. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
a. Cách tiến hành
- Sử dụng tác nhân vật lí, hóa học hoặc sinh học làm biến đổi vật chất di truyền.
→ Tạo giống mới có tổ hợp gen và đặc điểm phù hợp nhu cầu, thị hiếu.
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Thu thập vật liệu di truyền.
+ Bước 2: Xử lí vật liệu bằng tác nhân gây đột biến.
+ Bước 3: Chọn thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
+ Bước 4: Tạo dòng thuần chủng bằng phương pháp tự thụ phấn nhiều thế hệ.
+ Bước 5: Đánh giá các dòng theo quy định.
+ Bước 6: Khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới.
b. Một số thành tựu
Câu hỏi:
@205860393894@
3. Tạo giống bằng công nghệ gene
a. Cách tiến hành
- Công nghệ gene là phương pháp tạo ra sinh vật có gene bị biến đổi hoặc thêm gene mới.
→ Tạo cây trồng biến đổi gene.
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Chuẩn bị sinh vật/tế bào cho và nhận gene.
+ Bước 2: Thu nhận gene cần chuyển bằng kỹ thuật phù hợp.
+ Bước 3: Gắn gene vào công cụ chuyển (súng bắn gene, thể truyền).
+ Bước 4: Chuyển gene vào sinh vật/tế bào nhận.
+ Bước 5: Chọn lọc sinh vật/tế bào mang gene cần chuyển.
+ Bước 6: Đánh giá, khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới.
b. Một số thành tựu
Câu hỏi:
@205860394577@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây