Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 12. Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ SVIP
I. CHUỒNG NUÔI
- Vị trí: Chọn nơi cao ráo, tránh bị ngập.
- Hướng: Tránh gió lùa và nắng chiếu trực tiếp.
- Yêu cầu thông thoáng:
+ Chuồng mát hè, ấm đông.
+ Nền nên lát gạch hoặc láng xi măng, lót thêm lớp độn chuồng.
+ Làm sàn thoáng, cao cho gà đậu.
+ Tường xây cao, phía trên làm lưới mắt cáo, bên ngoài lưới che bạt.
II. THỨC ĂN VÀ CHO ĂN
1. Thức ăn
- Phân loại:
+ Thức ăn tự nhiên: Cần pha trộn các nhóm dinh dưỡng theo đúng tỉ lệ để gà khỏe và lớn nhanh.
+ Thức ăn công nghiệp: Thường đã có đủ dinh dưỡng, phù hợp từng lứa tuổi gà.
- Cần đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng:
+ Chất đạm.
+ Tinh bột.
+ Chất béo.
+ Vitamin và khoáng chất.
2. Cho gà ăn
- Nên dùng máng ăn, uống đúng kiểu để sạch sẽ và tiết kiệm.
- Luôn cho gà đủ nước uống.
- Cho gà ăn phù hợp với nhóm tuổi:
+ Dưới 1 tháng tuổi:
- Ăn thức ăn giàu đạm.
- Ăn tự do, ăn liên tục.
+ Từ 1 – 3 tháng tuổi:
- Cho ăn 3 – 4 lần/ngày.
- Các bữa ăn cách nhau 3 – 4 giờ.
+ Trên 3 tháng tuổi:
- Cho ăn thoải mái để gà lớn nhanh, sớm xuất bán.
Câu hỏi:
@205867128684@
III. CHĂM SÓC CHO GÀ
1. Giai đoạn từ khi mới nở đến một tháng tuổi
- Đặc điểm:
+ Gà con còn yếu, sức đề kháng kém, dễ bị bệnh.
+ Gà sợ lạnh nên cần sưởi ấm (úm gà).
- Thường xuyên quan sát trạng thái của gà để chỉnh nhiệt độ phù hợp:
+ Gà lạnh: gà sẽ chụm lại thành đám dưới đèn.
+ Gà bình thường: gà phân bố đều trên sàn.
+ Gà nóng: gà tản ra, tránh xa đèn úm.
=> Cần phải chăm sóc cẩn thận để gà khỏe mạnh.
2. Chăm sóc gà giai đoạn trên một tháng tuổi
- Nên dỡ bỏ quây để gà có thể tự do đi lại.
- Sau 2 tháng tuổi, nên thả gà ra không gian rộng như vườn, đồi.
=> Việc di chuyển nhiều giúp gà ăn khỏe, tăng trưởng nhanh, thịt săn chắc hơn, ngon hơn.
- Máng ăn và máng uống cần được làm sạch hàng ngày để phòng bệnh.
- Sau mỗi lứa, thay lớp độn và vệ sinh chuồng.
Câu hỏi:
@205867134317@
IV. PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO GÀ
- Phòng bệnh:
+ Thường xuyên dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ.
+ Đảm bảo "ba sạch": ăn sạch, ở sạch, uống sạch.
+ Giữ mật độ nuôi phù hợp.
+ Tiêm vắc-xin đúng và đủ lịch.
- Trị bệnh:
+ Đúng thuốc: Chọn thuốc đặc trị cho từng bệnh.
+ Đúng thời điểm: Dùng thuốc ngay khi gà có dấu hiệu.
+ Đúng liều lượng: Dùng đúng lượng theo hướng dẫn, tránh sai liều.
Câu hỏi:
@205867130549@@205867125866@
V. MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN Ở GÀ
1. Bệnh tiêu chảy
- Biểu hiện: Ăn ít, ủ rũ, phân lỏng màu xanh hoặc trắng.
- Nguyên nhân: Nhiễm khuẩn từ thức ăn, nước uống hay môi trường.
- Phòng, trị bệnh:
+ Ăn thức ăn sạch.
+ Thường xuyên dọn dẹp chuồng, máng ăn, máng uống.
+ Khi gà có biểu hiện bệnh, cần điều trị ngay lập tức.
2. Bệnh dịch tả
- Biểu hiện:
- Bỏ ăn, buồn rầu, sã cánh, nghẹo cổ, diều nhão.
- Uống nhiều nước, chảy nước dãi, phân trắng, gầy nhanh.
- Nguyên nhân: do vi rút gây ra và lây lan mạnh.
- Phòng, trị bệnh:
+ Phòng bệnh bằng tiêm vắc-xin.
+ Khi gà đã mắc bệnh: gần như không thể chữa khỏi.
3. Bệnh cúm gia cầm
- Biểu hiện:
+ Sốt cao, uống nhiều nước, mào thâm tím, viêm sưng phù đầu mặt.
+ Khó thở, há mỏ để thở.
+ Tiêu chảy phân xanh, phân vàng đôi khi lẫn máu.
+ Xuất huyết da chân.
- Nguyên nhân: do vi rút gia cầm gây ra.
- Phòng, trị bệnh:
+ Hiện chưa có thuốc đặc trị.
+ Sử dụng vắc xin để phòng bệnh.
+ Không ăn, giết mổ gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc.
+ Khi phát hiện bệnh cần báo ngay cho cán bộ thú y.
Câu hỏi:
@205867127649@@205867131619@@205867132326@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây