Bài học cùng chủ đề
- Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á (phần 1)
- Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á (phần 2)
- Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á (phần 3)
- Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á (phần 1) SVIP
I. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
1. Phạm vi lãnh thổ
- Khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia nằm ở phía Đông Nam của châu Á, có diện tích đất khoảng 4,5 triệu km2.
- Đông Nam Á được chia thành hai khu vực địa lí:
+ Đông Nam Á lục địa gồm các quốc gia Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam.
+ Đông Nam Á hải đảo gồm các quốc gia Bru-nây, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Xin-ga-po.
- Ngoài phần đất liền và hải đảo, khu vực Đông Nam Á có một vùng biển rộng lớn thuộc các biển như biển Đông, biển Xu-la-vê-di, biển Ban-đa, biển Ti-mo, biển Gia-va,...
2. Vị trí địa lí
- Hầu hết lãnh thổ Đông Nam Á nằm trong khu vực nội chí tuyến của hai bán cầu, phần lãnh thổ đất liền và hải đảo kéo dài từ khoảng vĩ tuyến 28oB đến khoảng vĩ tuyến 10oN.
- Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á.
- Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
- Là nơi có các tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua và là nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn trên thế giới.
3. Ý nghĩa
- Góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình, khí hậu, hệ động, thực vật, khoáng sản,...
- Tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển.
- Tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hoá, xã hội của khu vực.
- Là khu vực chịu nhiều thiên tai và là nơi cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a. Địa hình và đất đai
* Địa hình
Đông Nam Á có địa hình đa dạng, như địa hình đồi núi, địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển,...
Địa hình | Đặc điểm |
Đồi núi |
Có sự khác nhau giữa khu vực Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo: - Đông Nam Á lục địa địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao theo hướng Tây Bắc - Đông Nam hoặc hướng Bắc - Nam, tiêu biểu như dãy Trường Sơn, dãy A-ran-can,... Xen kẽ các dãy núi là các cao nguyên như cao nguyên San, cao nguyên Xiêng Khoảng,... - Đông Nam Á hải đảo gồm nhiều quần đảo, hàng vạn đảo lớn nhỏ, nhiều đảo có núi lửa đang hoạt động. Các đảo có diện tích lớn trong khu vực là đảo Ca-li-man-tan, đảo Xu-ma-tra, đảo Niu Ghi-nê,... Một số dãy núi lớn trong khu vực là dãy Ba-ri-xan, dãy Pe-nam-pô,... |
Đồng bằng |
- Gồm các đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. - Các đồng bằng châu thổ có diện tích lớn như đồng bằng dông Mê Công, đồng bằng sông Mê Nam,... |
Bờ biển | Khá đa dạng với nhiều vũng, vịnh, cồn cát, đầm lầy, bãi biển,... |
* Đất đai
Khu vực | Loại đất đặc trưng | Tác động |
Đồi núi | Đất feralit |
- Thuận lợi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, phát triển lâm nghiệp, du lịch,... - Gây khó khăn cho phát triển giao thông, định cư. - Trong quá trình canh tác cần lưu ý vấn đề xói mòn, sạt lở đất. |
Đồng bằng | Đất phù sa |
- Thuận lợi phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. - Thuận lợi để định cư, tiến hành các hoạt động công nghiệp, dịch vụ. - Có địa hình thấp => Dễ ngập lụt, xâm nhập mặn. |
b. Khí hậu
Đặc điểm |
- Phân hoá đa dạng với nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau: |
|
Khí hậu nhiệt đới với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa |
- Nằm ở phần lớn Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Phi-líp-pin. - Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. |
|
Khí hậu xích đạo và cận xích đạo | Nằm ở khu vực Đông Nam Á hải đảo. | |
- Ngoài ra, khí hậu còn phân hoá ở khu vực địa hình núi cao như sự phân hoá khí hậu ở vùng núi cao phía Bắc Việt Nam, Lào, Mi-an-ma. | ||
Ảnh hưởng |
- Thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu. - Một số nơi xảy ra các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. |
c. Sông, hồ
- Đông Nam Á có mạng lưới sông ngòi phát triển.
+ Các hệ thống sông lớn tập trung ở khu vực Đông Nam Á lục địa. Một số sông lớn là sông Mê Công, sông I-ra-oa-đi, sông Ca-pua,...
- Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu từ mưa và một phần từ tuyết tan => Chế độ nước trong các sông ở khu vực thường theo mùa.
- Có nhiều hồ nước ngọt, lớn nhất là Biển Hồ (hồ Tông-lê Sáp).
- Tác động:
+ Tạo thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất điện, phát triển du lịch,...
+ Một số sông có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, gây trở ngại cho giao thông đường thuỷ.
+ Lũ, lụt ở một số con sông vào mùa mưa gây thiệt hại về người và tài sản.
d. Biển
- Có vùng biển rộng lớn, thông ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
- Các biển nằm trong khu vực nội chí tuyến, đường bờ biển nhiều vũng, vịnh, đầm phá, tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú => Là điều kiện thuận lợi để Đông Nam Á phát triển các ngành kinh tế biển.
- Trong quá trình phát triển các ngành kinh tế cần chú ý vấn đề khai thác quá mức nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển.
e. Sinh vật
- Có diện tích rừng rộng lớn, khoảng 2 triệu km2 (năm 2020). Các quốc gia có diện tích rừng lớn là In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a,...
- Các khu rừng có sự đa dạng sinh học cao, tiêu biểu là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm.
- Khu vực còn có sự đa dạng về hệ sinh thái như hệ sinh thái rừng nguyên sinh, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô,...
- Sự đa dạng về sinh vật tạo nhiều điều kiện để phát trển ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, du lịch,... Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên sinh vật cần chú ý đến vấn đề môi trường và suy giảm đa dạng sinh học.
g. Khoáng sản
- Đông Nam Á có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú:
+ Một số khoáng sản tiêu biểu như thiếc, đồng, sắt, than, dầu mỏ, khí tự nhiên,...
+ Trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn, có giá trị kinh tế cao, phân bố ở các thềm lục địa.
- Đánh giá:
+ Là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành kinh tế và là nguồn hàng xuất khẩu của một số quốc gia.
+ Quá trình khai thác cần chú ý vấn đề ô nhiễm môi trường.
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
a. Quy mô dân số
- Đặc điểm:
+ Năm 2020, số dân của khu vực và 668,4 triệu người, chiếm 8,6% số dân thế giới.
+ Tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm nhưng dân số vẫn không ngừng gia tăng.
- Đánh giá:
Quy mô dân số lớn => Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
b. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
- Đặc điểm:
Khu vực Đông Nam Á có cơ cấu dân số trẻ nhưng có xu hướng già hoá, tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng nhanh.
Bảng 12.1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của khu vực Đông Nam Á năm 2000 và năm 2020
(Đơn vị: %)
Năm | Dưới 15 tuổi | Từ 15 đến 64 tuổi | Trên 64 tuổi |
2000 | 31,8 | 63,3 | 4,9 |
2020 | 25,2 | 67,7 | 7,1 |
- Đánh giá:
+ Mang đến cơ hội trong việc sử dụng nguồn lao động dồi dào, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng dân số.
+ Đặt ra những thách thức về vấn đề giải quyết việc làm, an ninh xã hội, chăm sóc y tế,...
c. Mật độ dân số
- Đặc điểm: mật độ dân số cao so với mức trung bình của thế giới. Vào năm 2020:
+ Mật độ dân số trung bình của khu vực là 148 người/km2.
+ Nước có mật độ dân số cao nhất là Xin-ga-po, thấp nhất là Lào.
+ Dân cư tập trung đông ở nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi như đồng bằng châu thổ và vùng ven biển, thưa thớt ở các khu vực đồi núi.
- Đánh giá:
Sự phân bố dân cư chưa hợp lí gây ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động và khai thác các nguồn tài nguyên.
d. Đô thị hoá
- Tỉ lệ dân thành thị ở khu vực Đông Nam Á không ngừng gia tăng, từ 21,4% (năm 1970) lên 49,9% (năm 2020).
- Sự tập trung dân cư vào các thành phố lớn đã hình thành nên các siêu thị đô thị như Ma-ni-la (Phi-líp-pin), Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a), Băng Cốc (Thái Lan),...
- Sự tăng dân số tại các đô thị cũng đặt ra các vấn đề về giao thông, nhà ở, việc làm, môi trường,... cho các nước trong khu vực.
2. Xã hội
- Đông Nam Á có lịch sử phát triển lâu đời, đồng thời là nơi giao thoa của các nền văn hoá trên thế giới => Tạo thuận lợi để phát triển du lịch, song cũng đặt ra vấn đề về bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống.
- Chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực ngày càng được cải thiện.
- Tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học so với một số khu vực khác trên thế giới đã được cải thiện. Năm 2021, số năm đi học của người dân từ 25 tuổi trở lên trong khu vực là 8,1 năm, cao nhất là Xin-ga-po (11,9 năm).
- Ngành y tế của khu vực đang được chú trọng và phát triển.
=> Là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, đòi hỏi các quốc gia cần nỗ lực để giảm khoảng cách trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các quốc gia.
- Các quốc gia trong khu vực có nhiều nét tương đồng về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá => Tạo thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây