Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 11: Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi SVIP
I. VAI TRÒ CỦA PHÒNG, TRỊ BỆNH TRONG CHĂN NUÔI
1. Khái niệm bệnh
- Bệnh là trạng thái không bình thường của vật nuôi, có thể do nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài.
- Biểu hiện vật nuôi bị bệnh:
+ Buồn bã, chậm chạp.
+ Chán ăn hoặc bỏ ăn, sốt.
+ Chảy nước mắt, nước mũi, tiêu chảy,...
- Bệnh ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.
- Bệnh do nguyên nhân:
+ Bên trong (di truyền, rối loạn trao đổi chất).
+ Bên ngoài (vi sinh vật gây bệnh, tác động bất lợi môi trường,...).
Câu hỏi:
@205639306143@
@205639257493@
@205639297808@
2. Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi
a. Bảo vệ vật nuôi
- Bệnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, làm vật nuôi chậm lớn, thậm chí không lớn.
- Mục đích của các biện pháp phòng và chữa bệnh cho vật nuôi:
+ Tiêu diệt mầm bệnh.
+ Ngăn ngừa sự lây lan, tiếp xúc của mầm bệnh với vật nuôi.
+ Nâng cao khả năng miễn dịch cho vật nuôi.
=> Bảo vệ khỏi tác nhân gây hại, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển bình thường.
b. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi
- Bệnh ảnh hưởng đến:
+ Tốc độ sinh trưởng.
+ Chất lượng sản phẩm.
+ Tăng chi phí chăn nuôi.
+ Giảm hiệu quả sản xuất.
- Ví dụ: Bệnh cúm gà trên gia cầm gây ảnh hưởng đến quá tình sinh trưởng vật nuôi.
- Phòng bệnh vật nuôi giúp:
+ Tạo môi trường thuận lợi.
+ Giảm chi phí chữa bệnh.
+ Nâng cao hiệu quả sản xuất.
+ Phát triển chăn nuôi bền vững.
- Ví dụ: Tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) giúp lợn khỏe mạnh, không bị mắc bệnh, giảm nguy cơ lây lan bệnh sang các đàn lợn khác.
=> Giúp tạo môi trường chăn nuôi thuận lợi, hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế.
Câu hỏi:
@205639320633@
@205639339386@
c. Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường
- Bệnh ở vật nuôi làm chậm lớn, giảm sản lượng và chất lượng, tăng chi phí chăn nuôi.
- Phòng bệnh tốt sẽ giúp:
+ Hạn chế dịch bùng phát.
+ Ngăn chặn lây lan nguồn bệnh từ vật nuôi sang người.
Câu hỏi:
@205639389782@
II. BIỆN PHÁP AN TOÀN CHO NGƯỜI, VẬT NUÔI VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Đối với chăn nuôi nông hộ
- Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi.
- Kiểm dịch và thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc với con giống.
- Cung cấp thức ăn, nước uống đảm bảo sạch và an toàn.
- Quản lí chặt chẽ việc ra vào của vật nuôi ở khu chăn thả chung.
- Ví dụ:
+ Định kì, người chăn nuôi cần sử dụng vôi bột hoặc formol để khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi.
+ Trước khi cho lợn ăn, cần rửa sạch máng ăn bằng nước sạch.
Câu hỏi:
@205639405434@
2. Đối với chăn nuôi trang trại
- Quy hoạch địa điểm:
+ Cách xa dân cư, đường giao thông, nguồn ô nhiễm.
+ Mục đích: Bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và vật nuôi.
- Tiêu chuẩn vệ sinh thú y:
+ Đảm bảo vệ sinh, an toàn.
+ Mục đích: Phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
- Ví dụ: Cơ sở chăn nuôi gia cầm nên được xây dựng cách xa khu dân cư ít nhất 50m.
Câu hỏi:
@205639511638@
@205639512912@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây