Bài học cùng chủ đề
- Bài 11. Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam (phần 1)
- Bài 11. Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam (phần 2)
- Bài 11. Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 11. Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam (phần 1) SVIP
I. Phạm vi Biển Đông
- Biển Đông là một biển thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ khoảng vĩ độ 3oN đến vĩ độ 26oB và từ khoảng kinh độ 100oĐ đến kinh độ 121oĐ.
- Có diện tích khoảng 3,447 triệu km2, lớn thứ hai ở Thái Bình Dương và lớn thứ ba trên thế giới.
- Biển Đông tương đối kín. Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia.
II. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông
- Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển Việt Nam năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012, Việt Nam có các vùng biển là: nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
- Biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2.
- Đường cơ sở là căn cứ để xác định phạm vi, chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác. Đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường thẳng gẫy khúc nối liền các điểm từ 0 đến A11.
BẢNG 11.1. TOẠ ĐỘ CÁC ĐIỂM CHUẨN ĐƯỜNG CƠ SỞ DÙNG ĐỂ TÍNH CHIỀU RỘNG LÃNH HẢI CỦA LỤC ĐỊA VIỆT NAM
Điểm | Vị trí |
0 | Nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Cam-pu-chia. |
A1 | Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang. |
A2 | Tại Hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, Cà Mau. |
A3 | Tại Hòn Tài Lớn, Côn Đảo. |
A4 | Tại Hòn Bông Lang, Côn Đảo. |
A5 | Tại Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo. |
A6 | Tại Hòn Hải (Nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Bình Thuận. |
A7 | Tại Hòn Đôi, tỉnh Khánh Hoà. |
A8 | Tại mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên. |
A9 | Tại Hòn Ông Căn, tỉnh Bình Định. |
A10 | Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. |
A11 | Tại đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị. |
BẢNG 11.2. CÁC VÙNG BIỂN TẠI VIỆT NAM
Các vùng biển | Đặc điểm |
Nội thuỷ |
- Là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở. - Là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. |
Lãnh hải |
- Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. - Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. |
Tiếp giáp lãnh hải |
- Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam. - Có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. |
Đặc quyền kinh tế |
- Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam. - Hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. |
Thềm lục địa Việt Nam |
Là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. - Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lí thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở. - Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa ở nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lí tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lí tính từ đường đẳng sâu 2 500 m. |
- Trong vùng biển Việt Nam có hai vịnh biển quan trọng là vịnh Thái Lan (được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Thái Lan, Cam-pu-chia và Ma-lai-xi-a) và vịnh Bắc Bộ (được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam và Trung Quốc).
- Ngày 25 - 12 - 2000, Việt Nam và Trung Quốc kí Hiệp định Phân định vịnh Bắc Bộ nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước trên vịnh Bắc Bộ.
- Đường phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác định qua 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây