Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 11. Hình chiếu trục đo SVIP
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
1. Khái niệm
Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn đồng thời cả ba chiều của vật thể và được xây dựng bằng phép chiếu song song.
2. Phương pháp hình chiếu trục đo
- Gắn hệ tọa độ vuông góc Oxyz lên vật thể.
- Chiếu vật thể cùng hệ tọa độ vuông góc theo phương chiếu S (S không song song với các trục tọa độ) lên mặt phẳng hình chiếu (P').
- Hình chiếu của vật thể thu được trên mặt phẳng hình chiếu được gọi là hình chiếu trục đo.
- Hình chiếu của các trục tọa độ được gọi là các trục đo.
3. Đặc điểm
- Các trục O'x', O'y', O'z' được gọi là các trục đo, góc \(\widehat{x'O'y'}\), \(\widehat{x'O'z'}\), \(\widehat{y'O'z'}\) gọi là góc trục đo.
- Tỉ số \(\dfrac{O'A'}{OA}=p\), \(\dfrac{O'B'}{OB}=q\), \(\dfrac{O'C'}{OC}=r\) gọi là hệ số biến dạng theo các trục đo O'x', O'y', O'z'.
II. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO VUÔNG GÓC ĐỀU VÀ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO XIÊN GÓC CÂN
- Dựa vào phương chiếu và hệ số biến dạng, hình chiếu trục đo được phân thành nhiều loại khác nhau.
- Bản vẽ kĩ thuật thường sử dụng hai loại hình chiếu trục đo là:
+ Hình chiếu trục đo vuông góc đều.
+ Hình chiếu trục đo xiên góc cân.
- Các thông số cơ bản của hai loại hình chiếu trục đo:
Đặc điểm | Hình chiếu trục đo vuông góc đều | Hình chiếu trục đo xiên góc cân |
Trục đo | ||
Hệ số biến dạng | \(p=q=r\approx0,82\) (khi vẽ lấy p = q = 1) | p = r = 1, q = 0,5 |
Hình chiếu trục đo của hình tròn |
Hình chiếu trục đo của hình tròn nằm trong các mặt phẳng song song với các mặt phẳng tọa độ là các hình elip. |
Hình chiếu trục đo của hình tròn nằm trong: - Các mặt phẳng song song với mặt phẳng tọa độ xOz không biến dạng. - Các mặt phẳng song song với mặt phẳng tọa độ xOy, yOz là các hình elip. |
III. VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
Các bước vẽ hình chiếu trục đo của vật thể.
* Bước 1: Dựng trục đo và khối hộp bao ngoài.
- Căn cứ hệ số biến dạng và kích thước chung (dài, rộng, cao) của vật thể dựng khối hộp bao ngoài.
* Bước 2: Thêm hoặc bớt các khối.
- Vẽ mặt bậc:
+ Từ mặt trước khối hộp, lấy kích thước theo chiều cao (theo trục z'), chiều rộng (theo trục y') xác định khối hộp cần bớt đi để tạo mặt bậc.
- Vẽ lỗ trụ:
+ Xác định tâm, vẽ hình chiếu trục đo của đường tròn thể hiện mặt trước.
+ Sau đó, dời tâm theo trục y' vẽ hình chiếu trục đo của đường tròn thể hiện mặt sau của lỗ trụ.
* Bước 3: Hoàn thiện.
- Xóa bỏ nét khuất, nét thừa, nét phụ.
- Tô đậm đường bao.
- Lưu ý: Trên hình chiếu trục đo không thể hiện nét đứt.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây