Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống SVIP
1. Ý nghĩa quyền bình đẳng giới.
Bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội sẽ bảo đảm cho:
+ Nam, nữ cùng có tiếng nói chung, được cùng tham gia và có vị trí, vai trò ngang nhau trong việc quyết định các vấn đề chung của đất nước, địa phương, cơ quan, tổ chức cũng như mỗi gia đình.
+ Nam, nữ có cơ hội như nhau trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực.
+ Mang lại những thay đổi tích cực trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và các lĩnh vực khác của xã hội.
2. Pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực.
a) Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
- Bình đẳng giới là:
+ Việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình .
+ Và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
- Trong lĩnh vực chính trị, nam, nữ bình đẳng:
+ Tham gia quản lí nhà nước.
+ Tham gia hoạt động xã hội.
+ Trong việc tự ứng cử.
+ Được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của các tổ chức khác.
Ví dụ: Báo cáo của Hội đồng bầu cử quốc gia cho biết: nữ đại biểu Quốc hội khoá XV là 151/499 đại biểu, chiếm 30,26%.
b) Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động.
Trong lĩnh vực kinh tế, nam, nữ bình đẳng trong việc:
+ Thành lập doanh nghiệp.
+ Tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường...
Trong lĩnh vực lao động:
+ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.
+ Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác...
Ví dụ: Công ty A tuyển dụng chỉ tiêu cả nam lẫn nữ vào làm việc.
c) Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học công nghệ.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nam, nữ bình đẳng về:
+ Độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
+ Trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
+ Trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo…
Ví dụ: Nam, nữ đều có quyền đăng kí tham gia kì thi Trung học phổ thông quốc gia.
d) Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình.
Trong gia đình, vợ, chồng bình đẳng với nhau:
+ Trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác.
+ Trong việc sở hữu tài sản chung, sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng.
+ Quyết định các nguồn lực trong gia đình và bàn bạc, quyết định những vấn đề chung khác của gia đình.
+ Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
+Tất cả các thành viên nam, nữ đều có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
Ví dụ: Bố, mẹ chia nhau công việc trong gia đình.
3. Thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới.
- Nhà nước ban hành chính sách để bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và hưởng thụ thành quả của sự phát triển.
- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
- Gia đình tạo điều kiện để các thành viên chia sẻ hợp lí công việc gia đình, đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.
- Công dân nam, nữ có trách nhiệm:
+ Học tập pháp luật về bình đẳng giới để nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới.
+ Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện hành vi đúng mực về bình đẳng giới.
+ Phê phán, đấu tranh với những định kiến giới, những hành vi phân biệt đối xử trên cơ sở giới ở nhà trưởng, gia đình và cộng đồng.
+ Vận động, thuyết phục người khác thực hiện pháp luật về binh đẳng giới.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây