Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 10. Mặt cắt và hình cắt SVIP
I. KHÁI NIỆM
- Giả sử cắt vật thể bằng một mặt phẳng cắt tưởng tượng, loại bỏ phần vật thể nằm giữa người quan sát và mặt phẳng cắt.
- Để quan sát phần còn lại, chiếu lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt, kết quả thu được:
+ Hình biểu diễn đường bao ngoài của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.
+ Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt.
- Phần tiếp xúc của vật thể với mặt phẳng cắt được vẽ kí hiệu vật liệu theo quy định.
- Nếu không cần phân biệt các loại vật liệu khác nhau thì:
+ Mặt cắt được vẽ theo kí hiệu kim loại.
+ Đường gạch mặt cắt được vẽ:
- Bằng nét liền mảnh.
- Song song và nghiêng 45° so với đường bao hoặc đường trục.
- Vị trí của mặt phẳng cắt được vẽ bằng nét cắt (nét gạch dài-chấm-đậm) và có mũi tên chỉ hướng chiều.
- Mặt cắt và hình cắt phải được đặt tên bởi cặp chữ cái viết hoa.
- Chữ cái này cũng được đặt bên cạnh mũi tên chỉ hướng chiếu.
Câu hỏi:
@205840991950@
@205840997262@
II. MẶT CẮT
1. Một số loại mặt cắt
- Mặt cắt được sử dụng khi các hình chiếu khó thể hiện được đầy đủ hình dạng của chi tiết.
- Hai loại mặt cắt gồm:
+ Mặt cắt rời:
- Là mặt cắt được đặt bên ngoài hình chiếu.
- Mặt cắt rời được đặt ở vị trí bất kì trên bản vẽ và phải có kí hiệu kèm theo.
- Nếu mặt cắt được đặt tại vị trí mặt phẳng cắt và liên kết với hình chiếu bằng nét gạch dài - chấm - mảnh, thì không cần phải ghi tên.
- Mặt cắt rời được sử dụng khi đường bao mặt cắt phức tạp.
+ Mặt cắt chập:
- Đặt tại vị trí mặt phẳng cắt đi qua ngay trên hình chiều, đường bao ngoài được vẽ bằng nét liền mảnh.
- Mặt cắt chập được sử dụng khi đường bao mặt cắt đơn giản.
2. Vẽ mặt cắt
- Bước 1: Vẽ hình chiếu và xác định vị trí mặt phẳng cắt.
- Bước 2:
+ Vẽ mặt cắt của vật thể bên ngoài hình chiếu (mặt cắt rời) hoặc ngay trên hình chiếu (mặt cắt chập).
+ Tô đậm các nét theo quy định.
Câu hỏi:
@205840993204@
III. HÌNH CẮT
1. Một số loại hình cắt
Dựa trên phần vật thể bị cắt, hình cắt được phân loại như sau:
- Hình cắt toàn phần:
+ Là hình cắt thu được khi sử dụng một mặt phẳng cắt qua toàn bộ vật thể.
+ Thường được sử dụng đối với vật thể không đối xứng.
- Hình cắt bán phần:
+ Là hình cắt của vật thể đối xứng, trong đó một nửa là hình chiếu và nửa còn lại là hình cắt.
+ Hai phần này được phân chia bởi trục đối xứng.
- Hình cắt cục bộ:
+ Dùng để biểu diễn cấu tạo một phần vật thể.
+ Đường giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét lượn sóng.
2. Vẽ hình cắt
- Bước 1:
+ Vẽ hình chiếu của vật thể.
+ Vẽ nét cắt và mũi tên xác định vị trí mặt phẳng cắt và hướng chiếu.
- Bước 2:
+ Xoá bỏ đường bao của phần vật thể phía trước mặt phẳng cắt.
+ Các cạnh khuất, đường bao khuất sau khi cắt thành cạnh thấy, đường bao thấy được vẽ nét liền.
+ Kẻ đường gạch mặt cắt, tô đậm các nét theo quy định và ghi kí hiệu hình cắt.
Câu hỏi:
@205840999107@
@205841000855@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây