Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 10. Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam SVIP
I. Sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới. Sự phong phú và đa dạng của sinh vật Việt Nam thể hiện ở sự đa dạng về hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.
1. Đa dạng về hệ sinh thái
- Nước ta có hệ sinh thái đa dạng và phong phú => Sự đa dạng về thành phần loài và nguồn gen.
- Dựa vào môi trường phân bố, các hệ sinh thái ở nước ta có thể chia thành ba nhóm: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển.
Hệ sinh thái | Đặc điểm |
Trên cạn |
- Bao gồm các kiểu hệ sinh thái khác nhau, phổ biến nhất là rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa với lớp phủ thực vật rậm rạp nhiều tầng, thành phần loài phong phú. - Ngoài ra, còn có các hệ sinh thái trảng cỏ cây bụi, rừng cận nhiệt, rừng ôn đới núi cao,... - Bên cạnh đó, còn có các kiểu hệ sinh thái khác như: xa-van, đồng cỏ và các kiểu hệ sinh thái do sự tác động của con người như: hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị,... |
Ngập nước |
Bao gồm các kiểu hệ sinh thái sau: - Các kiểu hệ sinh thái ngập nước ven biển: bãi triều, vũng, vịnh,... - Các kiểu hệ sinh thái ngập nước vùng cửa sông: đầm lầy. kênh rạch, đầm lầy than bùn,... - Các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước nội địa: sông, suối, ao, hồ, ruộng lúa,.. - Rừng ngập mặn: là hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao, là nơi cư trú và sinh sản của nhiều loài thuỷ sinh, chim nước có giá trị. |
Biển |
Gồm các kiểu hệ sinh thái: rạn san hô, cỏ biển,... có tính đa dạng sinh học và giá trị cao. |
2. Đa dạng về thành phần loài
Đa dạng về hệ sinh thái tạo nên sự đa dạng về thành phần loài của sinh vật nước ta.
- Nước ta có số lượng lớn các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm.
- Trong đó, có nhiều loài thực vật quý hiếm (trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, gõ đỏ, nghiền, cầm lai, vàng tâm, gụ,...) và động vật quý hiếm (sao la, voi, bò tót, hươu xạ, voọc, trĩ, công,...).
3. Đa dạng về nguồn gen
Ở nước ta, số lượng cá thể trong mỗi loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm tương đối lớn => Sự đa dạng về nguồn gen di truyền.
=> Tạo nên sự đa dạng và giàu có của sinh vật Việt Nam.
|
|
II. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
1. Vai trò
Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong ổn định hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng thành phần loài, nguồn gen.
- Các hệ sinh thái cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu để phục vụ nhu cầu con người, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
- Ngoài ra, các hệ sinh thái tự nhiên còn có chức năng điều hoà khí hậu, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ bờ sông, bờ biển,...
2. Hiện trạng
Tính đa dạng sinh học ở nước ta đang ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng, nên việc bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề cấp thiết ở nước ta hiện nay.
Biểu hiện | |
Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật |
- Số lượng cá thể các loài thực vật, động vật hoang dã suy giảm nghiêm trọng. - Một số loài thực vật, động vật có nguy cơ tuyệt chủng, như nhiều loài cây gỗ quý (đinh, lim, sến, táu, trắc, gụ,...), nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm (voi, hổ, bò tót, tê giác một sừng, sao la,...). |
Suy giảm nguồn gen |
Việc suy giảm số lượng cá thể cộng với suy giảm số lượng loài đã làm suy giảm nguồn gen. |
Suy giảm hệ sinh thái |
- Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh bị phá hoại gần hết, chỉ còn chủ yếu là rừng thứ sinh. - Các hệ sinh thái rừng ngập mặn, các hệ sinh thái biển cũng đứng trước nguy cơ bị tàn phá bởi con người. |
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học là do cả yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người.
- Do tự nhiên:
Biến đổi khí hậu với những hệ quả như bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,... làm suy giảm đa dạng sinh học nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là các hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái biển.
- Do hoạt động của con người:
Các hoạt động như khai thác lâm sản, đốt rừng làm nương rẫy, du canh du cư, sử dụng động - thực vật hoang dã cho nhu cầu đời sống, đánh bắt thuỷ sản quá mức, ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt và sản xuất, sự xâm nhập của các loài ngoại lai,...
4. Một số giải pháp
Trước tình trạng suy giảm đa dạng sinh học như vậy, cần có các biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Một số biện pháp chủ yếu là:
- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học như Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường,...
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia nhằm bảo vệ và khôi phục một số hệ sinh thái tự nhiên, rừng nguyên sinh và động, thực vật quý hiếm.
- Tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên - nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật.
- Ngăn chặn nạn phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trái phép, khai thác và đánh bắt thuỷ sản quá mức.
- Xử lí các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống của các loài sinh vật.
- Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ đa dạng sinh học.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây