Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 1. Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 SVIP
1. VAI TRÒ CỦA TRỒNG TRỌT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG, KINH TẾ - XÃ HỘI
- Trồng trọt đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống, kinh tế - xã hội.
+ Cung cấp nguyên liệu chế biến.
+ Cung cấp thức ăn chăn nuôi.
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm.
+ Cung cấp nông sản xuất khẩu.
+ Tạo việc làm.
+ Mang lại thu nhập cho người trồng trọt.
+ Tạo cảnh quan xanh sạch đẹp.
2. MỘT SỐ THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG TRỒNG TRỌT
Nhờ ứng dụng công nghệ cao, trồng trọt đã có một số thành tựu nổi bật sau đây:
- Giống cây trồng chất lượng cao:
+ Có năng suất cao.
+ Chất lượng tốt.
+ Chống chịu sâu bệnh hại và điều khiện ngoại cảnh bất lợi.
- Chế phẩm sinh học chất lượng cao:
+ Phân vi sinh.
+ Phân hữu cơ.
+ Thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
+ Chất điều hòa sinh trưởng,...
- Công nghệ canh tác:
+ Nhà trồng cây: nhà kính, nhà lưới, nhà máy trồng cây,...
-
Có các trang thiết bị và hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động.
→ Để kiểm soát các yếu tố môi trường trồng trọt (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, dinh dưỡng, thành phần không khí,...).
+ Hệ thống trồng cây không dùng đất:
-
Hệ thống thủy canh, khí canh.
-
Trồng cây trên giá thể,...
+ Máy nông nghiệp:
-
Máy làm đất.
-
Máy làm cỏ.
-
Máy thu hoạch,...
+ Thiết bị không người lái:
-
Robot (làm đất, làm cỏ, bón phân, thu hoạch, cắt tỉa,...).
-
Máy bay không người lái (bón phân, phun thuốc, thu thập dữ liệu đồng ruộng,...).
+ Hệ thống Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), cảm biến để quản lí trang trại thông minh.
3. TRIỂN VỌNG CỦA TRỒNG TRỌT TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
- Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ ngày càng phát triển và sẽ được ứng dụng rộng rãi trong trồng trọt.
- Nhờ đó, năng suất, chất lượng và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm trồng trọt không ngừng tăng cao.
- Giá trị sản phẩm trồng trọt trên thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng gia tăng.
- Các mặt hàng sản phẩm trồng trọt chất lượng cao được đa dạng hóa.
→ Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
- Việc thất thoát sau thu hoạch được hạn chế tối đa giúp kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm trồng trọt.
- Việc ứng dụng công nghệ để sản xuất sản phẩm trồng trọt trong điều kiện bất lợi (đất xấu, hạn hán, bất lợi,...) được chú trọng.
- Công nghệ cơ giới, tự động hóa và công nghệ thông tin sẽ được ứng dụng đồng bộ trong sản xuất để:
+ Giảm thiểu công lao động.
+ Tăng độ chính xác với kĩ thuật.
+ Sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào.
- Chất lượng nguồn nhân lực trong trồng trọt ngày càng được nâng cao.
4. YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG TRỒNG TRỌT
Để đáp ứng với yêu cầu công việc của các ngành nghề phổ biến trong trồng trọt ứng dụng công nghệ, người lao động cần thoả mãn các yêu cầu cơ bản, bao gồm:
- Có sức khỏe tốt.
- Có kiến thức và kĩ năng trồng trọt.
- Có khả năng đáp ứng được trình độ tiến tiến, vận hành các thiết bị, công cụ sản xuất trong trồng trọt.
- Tinh thần cầu tiến, chủ động học hỏi công nghệ.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây