Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 1. Chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 SVIP
1. VAI TRÒ CỦA CHĂN NUÔI TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
- Chăn nuôi là một ngành sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với con người và nền kinh tế.
- Vai trò:
+ Cung cấp cho con người nguồn thực phẩm giàu protein.
+ Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.
+ Cung cấp sức kéo, phân bón trong trồng trọt,...
2. MỘT SỐ THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG CHĂN NUÔI
1.1. Thành tựu trong công tác giống vật nuôi
Ứng dụng công nghệ sinh học giúp đạt nhiều thành tựu trong giống vật nuôi như:
- Công nghệ cấy truyền phôi giúp tăng đàn bò sữa hoặc bò thịt chất lượng cao.
- Công nghệ thụ tinh nhân tạo giúp nâng cao chất lượng giống vật nuôi.
- Ứng dụng công nghệ gene giúp:
+ Lựa chọn giới tính của phôi theo nhu cầu sản xuất.
+ Rút ngắn thời gian chọn tạo giống.
+ Nâng cao chất lượng giống.
2.1 Thành tựu trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi
- Các công nghệ cao được ứng dụng trong nuôi dưỡng vật nuôi bao gồm cảm biến, IoT, ICT, cơ giới hoá, tự động hoá giúp:
+ Quá trình chăm sóc được khoa học và chính xác hơn.
+ Giảm thiểu sức lao động và tăng hiệu quả.
- Việc sử dụng công nghệ cao là nền tảng cho phát triển chăn nuôi bền vững và thông minh.
3.1 Thành tựu trong xử lí chất thải và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
- Chất thải chăn nuôi nếu không xử lí tốt sẽ:
+ Gây ô nhiễm môi trường.
+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
+ Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
- Công nghệ cao như công nghệ vi sinh, công nghệ biogas, đệm lót sinh học và các chế phẩm vi sinh,... giúp:
+ Xử lí chất thải chăn nuôi hiệu quả.
+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Mang lại hiệu quả kinh tế.
3. TRIỂN VỌNG CỦA CHĂN NUÔI TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0
* Phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người
- Mức tiêu thụ thịt, trứng, sữa bình quân đầu người của nước ta còn thấp so với thế giới và khu vực.
- Ngành chăn nuôi có triển vọng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong thời gian tới.
- Quyết định số 1520/QĐ - TTg năm 2020 phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045".
- Mục tiêu sản lượng thịt, trứng, sữa bình quân đầu người của Việt Nam đến năm 2030 (kg/người/năm):
Sản phẩm chăn nuôi | Năm 2025 | Năm 2030 |
Thịt xẻ (kg) | 50 - 55 | 58 - 62 |
Trứng (quả) | 180 - 190 | 220 - 225 |
Sữa tươi (kg) | 16 - 18 | 24 - 26 |
* Phát triển để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu
- Do đô thị hoá nhanh, diện tích đất giảm, dân số tăng, thu nhập cao,... nhu cầu về thực phẩm động vật sẽ tăng 70% trong 3 - 5 thập kỉ tới.
=> Các nước cần nhập khẩu nhiều thực phẩm động vật hơn.
- Nước ta có tiềm năng phát triển chăn nuôi.
- Ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, chăn nuôi thông minh,... để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
* Phát triển nhờ ứng dụng khoa học công nghệ
- Hơn một nửa dân số đã kết nối và sử dụng internet trong thời đại công nghiệp 4.0, tốc độ phát triển công nghệ rất nhanh chóng.
- Các công nghệ như:
+ Máy tính.
+ Cảm biến.
+ Điện toán đám mây.
+ Trí tuệ nhân tạo.
=> Sẽ được ứng dụng nhiều trong sản xuất.
- Ngành chăn nuôi sẽ được công nghiệp hoá ở hầu hết các khâu:
+ Từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm.
* Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ
- Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
- Các nội dung chính bao gồm:
+ Phát triển công nghệ sản xuất và chuồng trại.
+ Phát triển công nghệ giết mổ và chế biến,...
+ Tích cực đào tạo lao động chất lượng cao.
+ Ban hành các chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, thuế,...
4. YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG CHĂN NUÔI
- Yêu cầu cơ bản của người lao động trong ngành nghề chăn nuôi bao gồm:
+ Có sức khoẻ tốt, chăm chỉ, trách nhiệm cao.
+ Có kiến thức, kĩ năng về chăn nuôi.
+ Tuân thủ an toàn lao động.
- Người làm trong ngành cần có:
+ Đam mê, yêu thích vật nuôi.
+ Khả năng nhớ tên và phân loại vật nuôi.
+ Yêu thích các chương trình, thông tin về thế giới vật nuôi.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây