Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội SVIP
I. Hoạt động kinh tế là gì?
1. Khái niệm hoạt động kinh tế
- Hoạt động kinh tế là những hoạt động của con người nhằm tạo ra của cải, sản phẩm hoặc dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của bản thân, gia đình và xã hội.
- Có ba hoạt động kinh tế cơ bản, có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời và diễn ra liên tục: Sản xuất, Phân phối - Trao đổi, và Tiêu dùng.
Ví dụ: Trồng lúa, làm bánh, sửa xe, bán sách, lập ứng dụng di động, làm việc trong siêu thị…
Nhân viên bán hàng tại siêu thị
Câu hỏi:
@205217359671@
2. Ý nghĩa của các hoạt động kinh tế
- Giúp xã hội phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Giúp cá nhân có thu nhập, có điều kiện chăm lo gia đình.
- Góp phần ổn định và công bằng xã hội, khi phân phối thu nhập hợp lý.
- Kích thích đổi mới, sáng tạo trong sản xuất và tiêu dùng.
Câu hỏi:
@205217920726@
II. Hoạt động sản xuất và vai trò của hoạt động sản xuất
- Khái niệm: Sản xuất là quá trình tạo ra hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.
- Trong quá trình sản xuất, các yếu tố cơ bản bao gồm:
+ Sức lao động: Đây là yếu tố quan trọng vì sức lao động của con người đóng vai trò quyết định trong việc biến đổi và sử dụng các yếu tố sản xuất khác. Sức lao động không chỉ bao gồm khả năng thể chất mà còn cả trí tuệ, kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động.
+ Đối tượng lao động: Đây là những vật chất mà con người tác động vào để tạo ra sản phẩm. Đối tượng lao động có thể là nguyên liệu, vật liệu, hoặc các sản phẩm chưa hoàn chỉnh. Những đối tượng này cần phải được xử lý, chế biến trong quá trình sản xuất.
+ Tư liệu lao động: Tư liệu lao động bao gồm các công cụ, máy móc, thiết bị và các phương tiện mà người lao động sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Các tư liệu lao động này giúp tăng năng suất lao động và cải thiện hiệu quả sản xuất.
- Vai trò:
+ Sản xuất là nền tảng cơ bản của đời sống kinh tế.
+ Quyết định sự phát triển kinh tế – xã hội.
+ Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Ví dụ: Nông dân trồng rau, người đầu bếp làm bánh.
Người đầu bếp làm bánh
Câu hỏi:
@205217381274@
III. Hoạt động phân phối - trao đổi và vai trò của hoạt động phân phối - trao đổi
- Khái niệm: Phân phối là quá trình chia sẻ, phân chia sản phẩm và thu nhập từ sản xuất cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
-Hình thức: Gắn liền với hình thức trả công lao động, chia lợi nhuận, trợ cấp, thuế…
- Vai trò:
+ Đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội.
+ Gắn kết giữa sản xuất và tiêu dùng.
Ví dụ: Công ty trả lương cho công nhân theo giờ làm việc.
Câu hỏi:
@205217394328@
IV. Hoạt động tiêu dùng và vai trò của hoạt động tiêu dùng
- Khái niệm: Tiêu dùng là việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập, vui chơi, làm việc…
Ví dụ: Học sinh mua sách giáo khoa và bút mực đầu năm học.- Hình thức:
+ Tiêu dùng cá nhân: Là hoạt động tiêu dùng của mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình.
Ví dụ: ăn cơm, mua sách vở cho con, đi du lịch, mua quần áo, dùng điện thoại để liên lạc…
+ Tiêu dùng sản xuất (tiêu dùng trong sản xuất): Là việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Ví dụ: doanh nghiệp sử dụng điện, máy móc, nguyên liệu, dịch vụ vận tải để sản xuất ra sản phẩm mới.
- Vai trò:
+ Thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Góp phần lưu thông hàng hóa.
+ Phản ánh mức sống của người dân.
+ Tạo động lực đổi mới sản phẩm và công nghệ.
Câu hỏi:
@205217469630@
V. Mối quan hệ giữa sản xuất – phân phối, trao đổi – tiêu dùng
Sản xuất – phân phối, trao đổi – tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một vòng tuần hoàn trong đời sống kinh tế.
- Sản xuất là gốc, có vai trò quyết định:
+ Sản xuất là khâu đầu tiên, tạo ra của cải vật chất và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu xã hội.
+ Nếu không có sản xuất, sẽ không có hàng hóa để phân phối, trao đổi và tiêu dùng.
+ Nền kinh tế chỉ phát triển khi sản xuất phát triển.
Ví dụ: Một công ty sản xuất bánh kẹo quyết định đầu tư máy móc mới để tăng sản lượng dịp Tết. Nhờ vậy, họ có nhiều sản phẩm để cung cấp ra thị trường, thúc đẩy trao đổi, tiêu dùng và thu lợi nhuận.
- Tiêu dùng là mục đích, là động lực của sản xuất.
+ Tiêu dùng là khâu cuối cùng trong chu trình kinh tế, nơi hàng hóa – dịch vụ được sử dụng đáp ứng nhu cầu của con người.
+ Nhu cầu tiêu dùng của xã hội tác động ngược lại đến sản xuất:
- Nhu cầu cao → sản xuất tăng.
- Nhu cầu thấp → sản xuất giảm.
Ví dụ: Khi người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe, nhu cầu về thực phẩm hữu cơ tăng mạnh. Nhiều nông trại chuyển sang trồng rau sạch, không hóa chất để phục vụ nhu cầu đó.
Nông trại trồng rau sạch
- Phân phối – trao đổi là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
+ Phân phối là việc chia sản phẩm và thu nhập từ sản xuất cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
+ Trao đổi là việc mua bán, luân chuyển hàng hóa – dịch vụ từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.
+ Phân phối – trao đổi gắn kết sản xuất với tiêu dùng, đồng thời tác động trở lại cả hai quá trình:
- Phân phối không công bằng → sản xuất và tiêu dùng giảm sút.
- Trao đổi chậm trễ → sản phẩm tồn kho, ảnh hưởng sản xuất.
Ví dụ: Một công ty sản xuất quần áo chất lượng tốt nhưng nếu hệ thống phân phối kém, hàng hóa không đến được người tiêu dùng đúng lúc dẫn tới công ty tồn kho lớn, thiệt hại kinh tế.
Câu hỏi:
@205217624356@
VI. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế
- Thực hiện đúng các quy định về thuế, đăng ký kinh doanh, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, quyền sở hữu trí tuệ…
- Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại hay trốn thuế.
- Cần cù, chủ động trong sản xuất và dịch vụ.
- Sáng tạo trong ứng dụng công nghệ, cải tiến quy trình làm việc.
- Có ý thức tiết kiệm, sử dụng hiệu quả nguồn lực.
- Biết hợp tác cùng người khác trong hoạt động kinh tế, tôn trọng quyền lợi của đối tác, khách hàng và người lao động.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây