Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

2. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 SVIP
2. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
a. Một số nét chính
- Mức độ: Phát triển và lan rộng nhiều khu vực.
- Phạm vi: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á.
- Nguyên nhân: Do tác động từ thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
“Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.
(Hồ Chí Minh)
Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi
- Khuynh hướng: 2 khuynh hướng chính:
+ Khuynh hướng dân chủ tư sản: phát triển ở một số nước như Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a...
+ Khuynh hướng vô sản: Trung Quốc, Việt Nam,...
Câu hỏi:
@205604475417@
* Phong trào ở một số quốc gia tiêu biểu:
- Ấn Độ:
+ Lãnh đạo: Đảng Quốc đại, đứng đầu là M.Gan-đi.
+ Mục tiêu: Phong trào đấu tranh nhằm mục tiêu đòi độc lập dân tộc, tẩy chay hàng hoá của Anh, phát triển kinh tế dân tộc.
M.Gan-đi (1869 - 1948)
Câu hỏi:
@205604549752@
- Mông Cổ: Thành lập nhà nước Cộng hoà Nhân dân Mông Cổ.
- Thổ Nhĩ Kỳ: Thành lập nhà nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ.
b) Cách mạng Trung Quốc giai đoạn 1919 - 1945
* Phong trào Ngũ tứ:
- Thời gian: ngày 4-5-1919.
Tên gọi "Phong trào Ngũ tứ" nghĩa là "ngày 4 tháng 5", chỉ sự kiện chính trị – xã hội bùng nổ vào ngày 4/5/1919 tại Bắc Kinh.
![]()
Sinh viên Bắc Kinh biểu tình trong phong trào Ngũ tứ
- Lực lượng: 3000 sinh viên yêu nước tại Bắc Kinh.
- Hình thức đấu tranh: Biểu tình.
- Mục tiêu: Chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.
- Tác động: Phong trào phát triển lan rộng cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp công nhân, nông dân, tri thức yêu nước tham gia.
Sinh viên Bắc Kinh kéo đến quảng trường Thiên An Môn trong phong trào Ngũ tứ
Câu hỏi:
@205604546160@
* Phong trào do Đảng Cộng sản lãnh đạo:
- Tháng 7-1921: Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
- Giai đoạn 1927 - 1937: Phong trào đấu tranh lật đổ Quốc dân Đảng.
- Từ tháng 7-1937: Đảng Cộng sản Trung Quốc phối hợp với Quốc dân đảng chống phát xít Nhật.
c) Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918 - 1945
* Bối cảnh:
- Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á trưởng thành và tham gia phong trào cách mạng.
- Đảng Cộng sản ra đời ở một số quốc gia:
+ Tháng 5-1920: Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a.
+ Tháng 2-1930: Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Tháng 4-1930: Đảng Cộng sản Mã Lai.
+ Tháng 11-1930: Đảng Cộng sản Phi-líp-pin.
* Các phong trào đấu tranh Iêu biểu:
- Phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản: có bước tiến bộ rõ rệt so với đầu thế kỉ XX.
+ Phong trào của Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a.
+ Miến Điện: Phong trào Tha-kin
+ Mã Lao: Phong trào của Liên minh Thanh niên Ma-lay.
+ Cam-pu-chia: Phong trào do A-cha Hẻm-chiêu lãnh đạo.
- Phong trào do Đảng Cộng sản lãnh đạo:
+ In-đô-nê-xi-a: Khởi nghĩa tại Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926 - 1927).
+ Việt Nam: Cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931).
- Phong trào yêu nước chống Pháp ở Lào: phong trào chống Pháp do Ong Kẹo và Com-ma-dam lãnh đạo (1901 - 1937).
Câu hỏi:
@205604476723@
* Trong Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Tình hình mới: Từ năm 1940, quân phiệt Nhật Bản xâm lược các nước Đông Nam Á.
- Năm 1945: Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh,
=> Phong trào giải phóng dân tộc thắng lợi ở một số nước như In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,...
Câu hỏi:
@205604709705@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây