K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2023

Thấy trước việc quân Thanh sau khi thua trận ắt sẽ thẹn mà lo mưu báo thù, nhân dân lại khổ sở => để Ngô Thì Nhậm, một người khéo lời lẽ ra dẹp việc binh đao.

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Qua lời Xi-át-tơn, sự khác nhau trong cách nhìn nhận, đối xử với thiên nhiên giữa người da trắng và người da đỏ được thể hiện ở những điểm cụ thể:

- Khi người da trắng chết đi, họ quên đi đất nước họ sinh ra. Còn người da đỏ thì không.

- Khác nhau về cách sống:

+ Người da trắng coi mảnh đất này cũng như mảnh đất khác, cư xử với đất mẹ và anh em bầu trời như vật mua được. Lòng thèm khát của họ ngấu nghiến đất đai và để lại những bãi hoang mạc. Còn người da đỏ thì luôn yêu và gắn bó với đất đai như mẹ.

+ Ở thành phố của người da trắng không có nơi nào yên tĩnh, không nghe được tiếng lay động của thiên nhiên. Còn người da đỏ lại ưa những âm thanh êm ái của cơn gió, hương thơm của phấn thông.

+ Không khí rất quý giá với người da đỏ, còn người da trắng lại chẳng để ý gì đến nó.

1/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:Khi rời xa mới biết ý nghĩa của gia đìnhMới biết niềm vui trong từng cử chỉMới biết hạnh phúc đâu nào xa xỉVì chỉ một nụ cười cũng đủ ấm con tim…Giữ mãi gia đình trong một góc riêngĐể nhớ, để mong, để âm thầm cầu nguyện:Xin nỗi buồn đừng hằn trên mặt mẹVà nụ cười đừng...
Đọc tiếp

1/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Khi rời xa mới biết ý nghĩa của gia đình

Mới biết niềm vui trong từng cử chỉ

Mới biết hạnh phúc đâu nào xa xỉ

Vì chỉ một nụ cười cũng đủ ấm con tim…

Giữ mãi gia đình trong một góc riêng

Để nhớ, để mong, để âm thầm cầu nguyện:

Xin nỗi buồn đừng hằn trên mặt mẹ

Và nụ cười đừng chia cách môi cha…

Gia đình thân thương trong hình bóng quê nhà

Nơi có mẹ cha có ông bà anh chị

Cả xóm giềng và  những tri kỉ

Luôn cạnh bên chia sẻ nỗi vui buồn...

a) Khi rời xa gia đình, người con đã nhận ra điều gì ?

b) Tìm, chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên.

c) Hãy nêu ý nghĩa của đoạn thơ trên.

2/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:

[...]Theo quan điểm của tôi, sống đẹp-sống có ích có thể hiểu ngắn gọn trong 2 chữ “ trách nhiệm”. Đó chính là sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội và rộng hơn nữa là với Tổ quốc. Sống đẹp-sống có ích không thể đứng một mình, tách rời khỏi các mối quan hệ tương quan góp phần tạo nên nó. Sống đẹp, sống có ích là dưới góc nhìn của xã hội; theo đó, xã hội thừa nhận những hành động phù hợp với những chuẩn mực chung, với truyền thống văn hóa, đạo lý của dân tộc, cũng như thừa nhận thành quả, sức lao động của một cá thể đóng góp là thiết thực, có ích cho sự phát triển chung của xã hội. Do vậy, khái niệm sống đẹp, sống có ích theo tôi là không có một chuẩn mực nhất định, bất biến để đánh giá mà tùy thuộc vào yêu cầu, đòi hỏi từ chính thực tế khách quan, tùy thuộc vào quan niệm chung của xã hội trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử nhất định.

(Thanh niên sống đẹp, sống có ích  - Kiều Trung Hiển)

a) Theo tác giả, sống đẹp – sống có ích là lối sống như thế nào?

b)  Giải thích cách sắp xếp trật tự từ của cụm từ được in đậm trong đoạn văn?

c) Em sẽ có những hành động thiết thực gì để trở thành một người có ích ?

3/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Ở một công viên nọ, một người phụ nữ ngồi cạnh một người đàn ông trên một băng ghế gần sân chơi. “Con trai tôi đó,” người phụ nữ chỉ vào một cậu bé đang chơi cầu trượt vận chiếc áo len màu đỏ. “Cậu bé nhìn mới đáng yêu làm sao” người đàn ông nói. “Còn kia là con gái của tôi, cô bé đang chạy xe đạp vận một cái đầm màu trắng đấy.”

Sau đó, người đàn ông nhìn vào đồng hồ và gọi cô bé. “Con chơi xong chưa Melissa?”. Melissa nài nỉ, “5 phút nữa thôi nha bố. Nha? Chỉ 5 phút thôi.” Người đàn ông gật đầu và cô bé lại tiếp tục chơi đùa cùng chiếc xe như cô đã mong muốn. Thời gian trôi qua và người đàn ông lại gọi con gái của mình: “Đi được chưa con?” Melissa lại nài nỉ, “Chỉ 5 phút nữa thôi nha bố. 5 phút thôi mà.” Người đàn ông lại mỉm cười và nói, “Được rồi

“Ông quả thật là một con người kiên nhẫn.”, người phụ nữ nói. Người đàn ông mới tiếp lời, “Tommy, anh trai của con bé đã mất trong một vụ tai nạn giao thông vì một gã tài xế say xỉn khi nó đang đạp xe ở một chỗ khá gần nơi này. Tôi đã không dành nhiều thời gian cho Tommy và bây giờ tôi sẵn sàng từ bỏ tất cả chỉ để có được 5 phút ở cạnh nó. Tôi đã thề sẽ không lặp lại sai lầm đó với Melissa. Con bé cứ nghĩ nó may mắn có thêm 5 phút để chơi. Nhưng sự thật đúng ra phải là, tôi mới là người may mắn khi có được thêm 5 phút để nhìn ngắm con bé hạnh phúc.

(Quà tặng cuộc sống – Chỉ năm phút thôi)

a) Vì sao  người bố lại luôn đồng ý mỗi khi Melissa xin được chơi thêm 5 phút nữa?

b) Xét về mặt cấu tạo, câu in đậm thuộc kiểu câu gì ?

c) Qua câu chuyện của hai bố con trong câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho mình?

4/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:

[…]Thử tưởng tượng, khi bạn cúi xuống nhặt chiếc vỏ lon trên vỉa hè, biết đâu lại có vị phụ huynh nào đang chỉ cho con họ thấy một việc làm gương mẫu? Dừng lại vài giây, dọn gọn vật cản trên đường, bạn có thể đã giúp những người đi sau tránh được tai nạn. Hay can thiệp vào cuộc cãi vã – cũng khó nói trước bạn có bị vạ lây hay không, tôi thừa nhận – nhưng tôi tin, chúng ta có thể làm dịu đi phần nào tình hình, cứu cả con đường khỏi viễn cảnh tắc nghẽn.

Có một câu nói như thế này: Lòng tốt trong cuộc đời giống như đại dương bao la, mỗi việc làm của bạn có thể chỉ là một giọt nước, nhưng đừng quên nếu mất đi chỉ một giọt nước ấy thôi, đại dương cũng đã khô cằn hơn rồi. Bạn biết không, những việc tốt đẹp, có ích nhỏ bé chẳng lấy đi của ta nhiều, nhưng lại mang đến những giá trị thật khó đong đếm hết.

Vậy, nên chăng giữa dòng đời vội vã, ta cũng nên chậm lại một chút, nhìn đời với lăng kính của một trái tim ấm áp hơn, của phần người cao thượng vượt trên phần con ích kỷ, để sẵn sàng cho đi, dù chỉ là một việc có ích nhỏ bé. Biết đâu, ta đã thay đổi cả thế giới của một ai đó rồi.

(Hãy làm những điều nhỏ bé có ích)

a) Tác giả muốn truyền tải thông điệp gì đến người đọc ?

b) Xét về mặt cấu tạo , câu in đậm trong đoạn ngữ liệu thuộc kiểu câu gì?

c) Em rút ra được bài học gì cho mình về lối sống có ích ?

 HƠI DÀI NHƯNG MỘI NGƯỜI GIÁP EM VỚI Ạ MAI CHIỀU LÀ EM THI RỒI

 

0
12 tháng 9 2023

- Thái độ của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời nói: bất bình, bức xúc, căm thù giặc khi nghe có người chủ hòa

12 tháng 9 2023

- Khi đối thoại với đám quân Thánh Dực: khảng khái, oai phong.

- Khi đối thoại với chú Chiêu Thành Vương: Lễ phép, giải thích rõ ràng, thẳng thắn, biết lo việc nước. Quyết và gan dạ phản đối khi nghe có ý chủ hòa.

- Khi đối thoại với nhà vua: Nhiệt tình và dũng khí hét lên “Xin quan gia cho đánh”.

14 tháng 9 2023

Cách lí giải từ “cư” là “ngự” (cai quản) thể hiện được rõ hơn tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập”. Vì “ở” (cư trú) là việc một người sinh sống thường xuyên tại địa điểm nào đó. Còn “ngự” (cai quản) nghĩa là trông coi và điều khiển về mọi mặt. Trong khi đó, “tuyên ngôn độc lập” là sự tuyên bố độc lập của quốc gia nên sử dụng từ “ngự” (cai quản) sẽ hợp lí và rõ nghĩa hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
13 tháng 9 2023

- Xung đột kịch: xung đột giữa sự thật thà và bệnh ảo tưởng.

- Nhân vật: các nhân vật có sự không tương xứng giữa bên trong và bên ngoài (Ông Nha tỏ ra hiểu biết nhưng thực chất là người ảo tưởng)

- Hành động: mâu thuẫn với phẩm chất.

- Thủ pháp trào phúng: những lời phát biểu của ông chủ tịch xã được phóng đại đến mức khoa trương.

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Truyện được kể bằng lời của Phương Định, ngôi thứ nhất. Ngôi kể này tạo điểm nhìn phù hợp để có thể tái hiện lại một cách chân thực những năm tháng đấu tranh gian khổ cũng như nét đẹp trong tâm hồn người lính trẻ lúc bấy giờ.

 
16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Truyện được trần thuật ở ngôi thứ nhất từ Phương Định - nhân vật chính. Ngôi kể tạo điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tâm hồn con người.

 
13 tháng 9 2023

Để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản, người viết đã chọn cách phân chia đối tượng thành các loại nhỏ để giới thiệu, giải thích đầy đủ.

Biểu hiện cụ thể:

Phần 3 giới thiệu về loại phương tiện ghe. Trong đối tượng lớn là ghe lại bao gồm những loại nhỏ hơn như: ghe bầu, ghe lồng, ghe chải, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu, ghe câu Phú Quốc, ghe cửa Bà Rịa, ghe lưới rừng Phước Hải.

=> Hiệu quả: Cách triển khai như trên giúp người đọc dễ hiểu và dễ nhớ được những nội dung mà văn bản đề cập, mà cụ thể ở đây là các phương tiện ghe xuồng.

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ với người bà. Cảm xúc đó được gợi lên từ hình ảnh bếp lửa ấm áp, thân thương: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.