Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng thần với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng rỡ, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.
(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Tự sự.
Câu 2. Gọi tên trường từ vựng của những từ in đậm trong đoạn trích.
- Tên trường từ vựng của những từ in đậm trong đoạn trích: biểu cảm, cảm xúc của người.
Câu 3. Tìm từ tượng hình có trong câu sau: “Ông ngồi lặng thần với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông.”
- Từ tượng hình có trong câu: len lén.
Câu 4. Nêu nội dung chính của văn bản.
- Nội dung chính của văn bản: Văn bản đã bàn về sự tử tế của cô học sinh đối với người đàn ông cao tuổi ấy.
a) Biện pháp tu từ: so sánh ( như )
Tác dụng : Phép so sánh đã cho thấy được cái tình nghĩa thủy chung của chung của con người với mặt trăng và với những kỉ niệm thời thơ ấu đẹp đẽ vẫn luôn khắc khoải trong tâm thức, rưng rưng đọng thành những dòng lệ.
b) Biện phép tu từ: Hoán dụ ( trái tìm )
*Thật ra, từ "trái tim" có thể nêu là phép ẩn dụ cũng không sai em nhé.
Tác dụng: Trái tim ở đây nằm bên trái, giống như người chiến sĩ ngồi trong xe bên trái tay lái vậy, chỉ cần người chiến sĩ với sự mãnh liệt và tình thần yêu nước sẽ luôn thẳng tiến trên con đường giải phóng dân tộc. Trái tim là vật để chỉ toàn thể cả đội ngũ chiến sĩ lái xe không kính, một phép hoán dụ tinh tế mà mang cả hiện thực lẫn nhân văn.
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn và đông dân.Bình thường các con đường tấp nập người và xe cộ giống như những con sông cuồn cuộn nước tuôn chảy ra biển lớn.Giờ cao điểm nhiều nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông.Vì thế nên việc đi lại hết sức khó khăn,đặc biệt là dành cho người đi bộ.Ngày nào đi học em cũng chứng kiến cảnh ấy ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3 tháng 2 thuộc quận 10.
Trưa thứ sáu tuần trước,em về đến đây thì đèn đỏ bật lên.Mấy người vội vã băng qua phần đường dành cho người đi bộ.Có một bà cụ tay chống gậy,vẻ mặt lo lắng chưa dám bước qua.Em đến bên cụ nhẹ nhàng bảo :"Bà ơi,bà nắm lấy tay cháu,cháu sẽ dắt bà".Bà cụ mừng rỡ:"Thế thì tốt quá!Cháu giúp bà nhé!"Em bình tĩnh đưa bà cụ sang đến vỉa hè trước cửa ủy ban Quận 10.Bà cụ bảo rằng bà đến thăm đứa cháu nội bị ngã xe đạp,sai khớp chân phải nghỉ học ở nhà.Em cùng đi với bà một quãng rồi chia tay và không quên dặn bà đi cẩn thận.Bà cười móm mém và xiết chặt tay em :"Bà cảm ơn cháu!Cháu ngoan lắm,biết thương người già yếu!Bà sợ qua đường vì đã bị cậu bé qua đường vượt đèn đỏ đụng phải,ngã một lần rồi.Gớm!Người ta bây giờ chạy xe cư ào ào,gây ra biết bao nhiêu tai nạn.Vội gì mà vội khiếp thế cơ chứ?Hôm nay may mà bà gặp được cháu.Thôi,cháu đi nhé!"
Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng bước đi chậm chạp,run run của bà cụ mà trong lòng em trào lên tình cảnh xót thương.Giúp bà qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy rất vui.Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở:"Hãy thương nguời như thể thương thân,cháu ạ!Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là thế đây!
Chúc cậu học tốt ~
Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh giúp bà cụ qua đường:
- Đi học về, háo hức muốn về nhà ngay vì được điểm 10 môn Giáo dục công dân, muốn khoe với bố mẹ.
- Đường phố đông người qua lại, đi qua ngã tư rất khó khăn.
- Em nhìn thấy một cụ già đứng đó từ bao giờ, rất muốn sang đường mà không thể sang được.
Thân bài
- Tả vài nét về phố phường lúc đó: Đường rất đông người, ai cũng vội về nhà, tiếng còi xe kêu inh ỏi, không ai để ý tới bà cụ đó.
- Tả sơ qua về cụ già: khoảng 70 tuổi, người gầy, mắt kém, phải đeo kính, đi đứng chậm chạp, tay cầm tờ báo Người cao tuổi.
- Cảm xúc của em:
+ Lúc đầu em định đi ngay vì đang rất muốn về nhà.
+ Sau đó em thấy cụ già nhìn em chờ đợi với sự hi vọng em sẽ giúp đỡ cụ.
+ Em thấy cụ giống bà mình ở quê, già yếu, cần sự giúp đỡ.
+ Em nhớ tới bài kiểm tra được điểm 10 của mình về môn Giáo dục công dân, em đã viết rất hay về lòng tốt của con người.
- Kể về hành động của em: Em đến bên cụ già, chào cụ, hỏi cụ có muốn sang
đường không và xin được giúp đỡ cụ.
- Tả vẻ thái độ của cụ già: rất vui, nở nụ cười hiền hậu, cảm ơn em.
- Kể về việc em dắt cụ qua đường: Hai ông cháu qua đường cẩn thận, mọi người nhường dường, có nhiều ánh mắt thiện cảm dành cho em.
- Kể kết thúc sự việc: Cụ già nắm tay em cảm ơn. Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Em về nhà kể chuyện với bô mẹ. Bố mẹ khen ngợi em.
Kết bài
- Khẳng định lại cảm xúc của em về việc làm tốt ấy.
- Mong muốn sẽ làm được nhiều điều có ích hơn nữa.
- Mk nghĩ là người lái xe buýt
con điên