K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

loading...

22 tháng 8 2023

Tham khảo!!!

♦ Phong trào Tây Sơn phát triển qua bốn đoạn chính:

- Giai đoạn 1771 - 1777:

+ Năm 1771, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.

+ Năm 1774, quân Lê - Trịnh vượt sông Gianh đánh chiếm Phú Xuân. Chính quyền chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.

+ Năm 1776, Nguyễn Nhạc xưng vương.

+ Năm 1777, quân Tây Sơn tiêu diệt chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh chạy thoát.

- Giai đoạn 1777 - 1785:

+ Quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn Đàng Trong.

+ Sau nhiều lần bị Tây Sơn đánh bại, Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm. Tháng 7/1784, khoảng 5 vạn quân Xiêm kéo vào Gia Định. Đầu năm 1785, hầu hết quân Xiêm bị quân Tây Sơn tiêu diệt trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút.

- Giai đoạn 1786 - 1789:

+ Giữa năm 1786, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh chiếm Phú Xuân do quân Lê - Trịnh trấn giữ rồi tiến ra Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ.

+ Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, quân Tây Sơn ba lần tấn công ra Thăng Long. Vua tôi nhà Lê rời kinh thành, cầu cứu nhà Thanh.

 

+ Cuối năm 1788, hàng chục vạn quân Thanh tiến vào Đại Việt và bị quân Tây Sơn đánh tan trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).

- Giai đoạn 1789 - 1802:

+ Chính quyền Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân, kiểm soát phía bắc Đàng Trong và toàn bộ Đàng Ngoài cũ.

+ Ở vùng đất phía nam, lực lượng của Nguyễn Ánh từng bước chiếm lại Gia Định.

+ Năm 1792, Quang Trung đột ngột qua đời. Quang Toản lên thay nhưng không đủ năng lực, nội bộ triều đình mâu thuẫn. Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh ra Thăng Long, Quang Toản chạy trốn rồi bị bắt.

7 tháng 1 2019

Đáp án: D

Giải thích: Mục… phần III….Trang…87...SGK Lịch sử 11 cơ bản

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- 1773-1777: Tây Sơn lật đỗ chính quyền họ Nguyễn
- 1785: Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm. Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu thành- Tiền Giang) để tiêu diệt quân địch. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.
- 1786: Quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh. Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt đem nộp cho Tây Sơn. Chính quyền họ Trịnh sụp đổ. Nguyễn Huệ vào thành, giao chính quyền cho vua Lê rồi trở về Nam.
- 1788: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiện là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.
- 1789: Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội), đánh tan 29 vạn quân Thanh.

20 tháng 7 2023

 Tham khảo: Việc sử dụng tên các nhân vật lịch sử trong khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào Tây Sơn để đặt tên đường, tên phố, tên trường học,... đã thể hiện:

+ Lòng tri ân, sự vinh danh những cá nhân đã có nhiều công lao, đóng góp cho dân tộc.

+ Truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam;

+ Góp phần tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc.

23 tháng 2 2016

- Nguyên nhân :

+ Tác động của cuộc khai thác Việt Nam của thực dân Pháp làm cho nền kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến theo hướng TBCN, tạo tiền đề về kinh tế, xã hội cho sự chuyển biến về tư tưởng, như tạo mảnh đất tốt cho sự nảy mầm của hạt giống cách mạng mới.

+ Tác động của những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới (tư tưởng dân chủ tư sản) được truyền bá vào Việt Nam qua con đường Nhật Bản và Trung Quốc.

+ Tấm gương tự cường của Nhật Bản.

- Những biểu hiện :

+ Về chủ trương, đường lối : giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ : quân chủ lập hiến (theo mô hình của Nhật Bản), dân chủ cộng  hòa (theo mô hình của Trung Hoa Dân quốc).

+ Về mặt tổ chức : đã thành lập các tổ chức (tạo tiền đề cho sự thành lập các chính đảng ở giai đoạn sau) đứng ra tổ chức, lãnh đạo phong trào.

 + Biện pháp đấu tranh : phong phú (khởi nghĩa vũ trang, duy tân cải cách).

 

 

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

- Ý nghĩa của phong trào Tây Sơn:

+ Phong trào Tây Sơn là sự hội tụ và là đỉnh cao trong cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân chống ách áp bức, bóc lột ở Đại Việt thế kỉ XVIII. Phong trào đã lần lượt đánh đổ các chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê, đồng thời xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất quốc gia.

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh đã đập tan ý đồ can thiệp, xâm lược Đại Việt của các thế lực ngoại bang, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ quốc gia.