Xác định thành phần khởi ngữ trong câu sau “Đối với bài toán này, tôi nghĩ chúng ta c...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2017

- Khởi ngữ: “bài toán này”.
- Dấu hiệu nhận biết: đứng trước nó có quan hệ từ “đối với” và sau nó là chủ ngữ “tôi”.

Đáp án cần chọn là: B

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:              Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam...
Đọc tiếp

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

             Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận ra rằng: nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì công việc nào cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời gian với vô vàn khó khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.

            Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà có. Nó là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp theo xát, mài, giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng không rèn luyện thì tiềm năng chẳng bao giờ hé nở.             

 (Theo Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.25 điểm)

Câu 2.Theo tác giả, những nguyên liệu để tạo nên “chiếc bánh thành công” là gì? (0.25 điểm)

Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn văn: “Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời”. (1.0 điểm)

Câu 4. Em hãy cho biết niềm đam mê của mình và kế hoạch biến niềm đam mê đó thành hiện thực. (0.5 điểm)

Phần III. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm)

            Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 12 câu nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc theo đuổi đến cùng niềm đam mê của bản thân trong cuộc sống.        

1
28 tháng 2 2022

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Nghị luận

Câu2: Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó, cần hiểu bản thân để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước.

Câu 3: “Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt“, Mỗi cá nhân trong đời sống có một ngoại hình riêng, một cá tính, tính cách độc lập; có những sở trường, sở đoản… khác nhau.

 

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:              Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam...
Đọc tiếp

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

             Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận ra rằng: nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì công việc nào cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời gian với vô vàn khó khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.

            Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà có. Nó là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp theo xát, mài, giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng không rèn luyện thì tiềm năng chẳng bao giờ hé nở.             

 (Theo Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.25 điểm)

Câu 2.Theo tác giả, những nguyên liệu để tạo nên “chiếc bánh thành công” là gì? (0.25 điểm)

Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn văn: “Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời”. (1.0 điểm)

Câu 4. Em hãy cho biết niềm đam mê của mình và kế hoạch biến niềm đam mê đó thành hiện thực. (0.5 điểm)

Phần III. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm)

            Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 12 câu nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc theo đuổi đến cùng niềm đam mê của bản thân trong cuộc sống.        

0
16 tháng 6 2021

Con người ta ai cũng cần có cho mình lòng tự tôn cá nhân. Lòng tự tôn chính là thước đo cho sự phát triển nhân cách con người, nhưng có lòng tự tôn để không dễ đánh mất mình thì cũng nên biết xấu hổ khi cần thiết, điều đó rất quan trọng, nó là một phần về thái độ của bản thân trước hành động của chính mình và người khác, cũng là một khía cạnh của con người mình mà người khác sẽ nhìn vào và đánh giá.

Người ta hay xấu hổ khi tự mình cảm thấy hổ thẹn, thấy mình có lỗi hay kém cỏi hơn người khác. Tuy nhiên, cũng có sự xấu hổ hồn nhiên khi con người ta thấy rung động về một tình yêu ngây ngô, thầm kín mà bị phát hiện. 

Con người ta ai cũng nên biết xấu hổ, biết xấu hổ con người ta sẽ nhận thức được bẩn thân mình rõ ràng hơn để tránh mắc phải những sai lầm đã có. Biết xấu hổ vì nhận thấy mình kém cỏi, bị chê bai, bị đem ra so bì sẽ cho người ta động lực để vươn lên, khắc phục những  thiếu sót của bản thân, sự biết xấu hổ trong trường hợp này rất dễ biến thành động lực phi thường để phát triển bản thân. Biết xấu hổ ngưởi ta sẽ dễ biết cảm thông chia sẻ hơn, sống có lương tâm hơn, biết nghĩ cho người khác hơn. Biết xấu hổ là một trong những biểu hiện tốt thể hiện một con người có lòng tự trọng, có nhận thức đúng đắn về phẩm giá con người.

Tuy nhiên, không nên để sự xấu hổ trở thành mặc cảm để rồi tự mình càng tạo ra khoảng cách xa hơn với mọi người. Biết xấu hổ nhưng rồi cũng chỉ để đấy thì sự xấu hổ lại trở thành ý nghĩa tiêu cực.

Trong xã hội vẫn còn đầy rẫy hiện trạng con người ta còn có những hành động xấu, những hình ảnh xấu nhưng cũng không có nhận thức đúng đắn và cũng không có biết đến sự xấu hổ trước những chuyện mình làm như những hành vi lệch lạc của giới trẻ: ăm mặc thiếu vải, văng tục chửi bậy, thích ra vẻ ta đây và bắt nạt người khác, yêu đương khi còn nhỏ tuổi nhưng rất vô tư, công khai và có khi còn tự đăng tải lên các trang mạng công cộng… Người nổi tiếng thì tháy vì đi lên bằng chính công sức lao động nghệ thuật chân chính thì lại thích chiêu trò, tạo scandal…thay vì nhận thức được những hành vi của mình là sai trái, đáng xấu hổ, họ lại coi cái đó là để thể hiện cái tôi cá nhân, là cá tính, là tự do

Ngày nay, rất nhiều người trong chúng ta tự đánh mất bản thân mình, đánh rơi hai từ “xấu hổ”, không biết xấu hổ để rồi buông thả bản thân làm ra những chuyện thật đáng trách, đáng bị lên tiếng phẩn đối. Con người không cần biết đến sự xấu hổ cũng chính là hướng tới sự kiêu hãnh bản thân mù quáng, sai lầm, để rồi dần dần đánh mất cả lương tâm của chính bản thân mình.

Thiết nghĩ trong xã hội này, nếu sự xấu hổ và biết xấu hổ không còn thì sẽ ra sao, học sinh, sinh viên những mần non, chủ nhân tương lai của đất nước mà không biết xấu hổ, cứ lao vào những chuyện thị phi khi tuổi trẻ còn phơi phới thì sẽ ra sao. Những kẻ phạm tội nếu không biết dừng lại, không biết điểm dừng của hai chữ xấu hổ thì an ninh trật tự, bình yên của cuộc sống này còn gì.

Xem thêm:  Suy nghĩ về bệnh lười

 

Để xây dựng cộng đồng người có ý thức, có trách nhiệm với bản thân và xã hội không phải chuyện dễ, nhưng cũng không phải chuyện khó, bản thân mỗi người cần có rèn luyện cho mình lòng tự tôn cá nhân, biết yêu thương đồng loại, biết hướng thiện và biết xấu hổ với những việc làm sai trái của bản thân mình. Cùng với đó, gia đình, nhà trường, cộng đồng hãy cũng đồng hành với mỗi con người khi họ gặp khó khăn trong cuộc sông hay có những suy nghĩ lệch lạc. 

Không phải ai sinh ra cũng hoàn hảo, nhưng con người ai cũng cần cho mình những điểm tựa về tinh thần, về ý thức để có thể sống tốt, sống đẹp hơn, và biết xấu hổ để rồi nhận thức được rõ hơn về bản thân mình là một chuyện đúng đắn và sáng suốt vô cùng.

Đọc đoạn  trích và trả lời câu hỏiLần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn . Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù . Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn  trích và trả lời câu hỏi

Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn . Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù . Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có khéo  lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đạo, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được . Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dượng lực lưỡng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?

Câu a. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Nói về vấn đề gì?

Câu b. Vua Quang Trung đã đánh giá cao Ngô Thì Nhậm những ưu điểm gì ?

Câu c. Câu nghi vấn nằm ở cuối đoạn trích nhằm mục đích gì?

Câu d. Qua lời nói trên, em hiểu vua Quang Trung là người như thế nào? Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn 10 câu. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán.

 

0
Bài 1 : Suy nghĩ của em về hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nayBài 2 : Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó , học giỏi. Em hãy nêu suy nghĩ của mình Bài 3 : Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng ngưỡng mộ thần tượng và mê muội thần tượng Bài 4: Suy nghĩ của em về hiện tượng hôi của trong bản tin sau :Một hình ảnh hết sức xấu xí...
Đọc tiếp

Bài 1 : Suy nghĩ của em về hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nay

Bài 2 : Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó , học giỏi. Em hãy nêu suy nghĩ của mình 

Bài 3 : Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng ngưỡng mộ thần tượng và mê muội thần tượng 

Bài 4: Suy nghĩ của em về hiện tượng hôi của trong bản tin sau :

Một hình ảnh hết sức xấu xí và vô cảm là hàng trăm người hồ hởi , vui vẻ, tràn ra đường “hôi của” khi cả ngàn thùng bia chở trên một chiếc xe tải bị đổ xuống đường sau một vụ tai nạn. Vụ việc xảy ra lúc 14h ngày 4/12 ở khu vực xòng xoáy Tam Hiệp- TP Biên Hòa ( Đồng Nai) , trước sự bất lực vào gào khóc khản cổ của tài xế Hồ Kim Hậu ( 30 tuôỉ) , người điều khiển chiếc xe bị tai nạn chở khoảng 1500 thùng bìa tiger. Những người dân chứng kiến vụ việc bức xúc nói nhìn hình ảnh này chẳng khác gì một vụ “cướp của”. Những người “ hôi cuả” tranh nhau giành giật các thùng bia còn nguyên bị rơi xuống đường  và thu gom các lon bia bị văng ra khỏi thùng. Trong đó, nhiều người còn lấy cả những thùng bia còn nguyên vẹn, một số người thì lấy túi đựng số lon bia lẻ…

( theo báo điện tử: tuoitre.vn)

0
17 tháng 5 2021

1) Nội dung của 8 câu thơ trên: Tâm trạng buồn lo của Kiều

2) Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

3) Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản:

Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.

+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.

+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.

=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.

=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.

- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.

Tổng kết:

- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.

- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.

- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

 

18 tháng 5 2021

. - Nội dung của tám câu thơ:  Diễn tả tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trước thực tại phũ phàng của số phận.

b.- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình.

c. Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản:

Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.

+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.

+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.

=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.

=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.

- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.

Tổng kết:

- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.

- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.

- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

16 tháng 3 2022

Các phương ngữ chính trong Tiếng Việt:

-         Phương ngữ bắc ( Bắc Bộ): này, thế, thế ấy, đâu, chúng tao,…

-         Phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ): ni, nì, này, ứa, rứa tề, rứa đó, mô, choa, bọn choa , tụi tau,…

-         Phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ): nầy, vậy, vậy đó, đâu, tụi tao,…

 

 

16 tháng 3 2022

1 số phương ngữ Bắc (miền Bắc)

1 số phương ngữ Trung (miền Trung)

1 số phương ngữ Nam (miền Nam)