Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Dự kiến các luận điểm chính:
+Nói chuyện trong giờ học là vi phạm nội qui nhà trường.
+Nói chuyện trong giờ học là hành vi thiếu văn hóa.
*Viết đoạn văn:
Nói chuyện trong giờ học là hiện tượng phổ biến trong các trường học Tiểu học, THCS, THPT,... Nói chuyện sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tiết học: bạn bè bị ảnh hưởng, thầy cô không vừa lòng. Dẫn đến một hai người nói chuyện ảnh hưởng đến cả lớp học, từ thầy cô giáo đến bạn bè. Không chỉ ảnh hưởng đến người khác, mà đó còn là một hành vi thiếu văn hóa. Hãy thử tưởng tượng bạn đang nói trước đám đông mà không ai nghe bạn nói, chỉ nói chuyện phiếm, bạn sẽ cảm thấy ra sao?-hẳn là rất khó chịu. Vì thế khi trong giờ học, nhất là khi thầy cô đang giảng bài, bạn hãy nghe giảng để không ảnh hưởng đến những người khác, và để thể hiện mình là con người có văn hóa.
Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dung điên thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh. Việc nói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài.Còn có bạ thậm chí còn bị dình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dung nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng bài khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dung trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao.Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói. Bản than em đôi lúc cũng nói chuyện riêng, nhưng em vẫn cố gắng khắc phục để không làm ảnh hưởng đến thây cô, bạn bè và chính bản thân em.Nói chuyện không phải là xấu,điều quan trọng là ta nói lúc nào, ở đâu.
1)Vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,... Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.
2)Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
3)Các đặt tên của tác giả rất phù hợp với bài.Cuộc chia tay của những con búp bê tạo ra một tình huống tâm lí - đó là cuộc chia tay không đáng có, cũng như không đáng có cuộc chia tay giữa Thành và Thuỷ - hai anh em vốn rất mực gần gũi, thương yêu và luôn luôn quan tâm, chia sẻ cùng nhau. Tên truyện, vì thế đã gợi ra được một tình huống đáng chú ý khiến người đọc phải quan tâm theo dõi.
Bài 1:
Hai anh em Thành và Thủy phải chia tay nhau vì bố mẹ li hôn, Thủy phải theo mẹ về quê. Trước khi đi, Thành dẫn em đến chia tay lớp học và sau đó chia đồ chơi. Cuối cùng Thủy đã để lại con Em Nhỏ và con Vệ Sĩ cho anh.
Bài 3:
Nhan đề " Cuộc chia tay của những con búp bê: mượn cuộc chia tay của những con búp bê để nói lên sự vô lí của những cuộc li hôn do người lớn tạo ra mà những đứa trẻ vô tội phải gánh chịu.
Bài 2:
Văn bản nói về cuộc chia tay của hai anh em Thành, Thủy.
Câu 1 : Qua cách ứng xử của nhà thơ, có thể nhận thấy, với bạn, Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.
Câu 2 : Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể.
Còn”ta với ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn.
“Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn.
mk viết tắt hơi nhìu nên bn chịu khó dịch nha:
Cx như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nc là 1 nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nc ta, nó đc thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con ng. Từ những ng nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào lm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những ng bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cx là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn là tinh thần yêu nc. Từ ng già đến đứa trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và lm theo tinh thần ấy. Những ng lính chấp nhận xa gia đình để bảo vệ đất nc, gìn giữ bầu trời bình yên. Tất cả, tất cả cx là vì lòng yêu quê hương đất nc đã thôi thúc họ. Đó cx là động lực, mục tiêu, sự hạnh phúc khi họ đc bảo vệ non sông của mk. Tình yêu nc bao gồm tình yêu gia đình, quê hương, con ng. Nó đk bộc lộ mọi lúc mọi nơi, mọi cả nhân, bất cứ nơi đâu có ng VN sinh sống, học tập và lm việc
Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn”ta với ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn.
Giống nhau: đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc,tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của nguyễn khuyến :
+ ta : tác giả ( nguyễn khuyến )
+ ta : khách (bạn)
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- Trong bài qua đèo ngang của bà huyện thanh quan:
+ ta : đều chỉ tác giả (bà huyện thanh quan)
=> tâm trạng buồn, cô đơn.chỉ 1 người,1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô
đơn của tác giả trớc khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa
kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta vs ta đều đc đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện vs chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
*Bạn đến chơi nhà
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi
“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc. Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm.Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được.
Ông sinh ngày 13 tháng 5 năm 1944, tại Linh Ðông, quận Thủ Ðức, tỉnh Gia Định. Ông là hậu duệ đời thứ năm của nhạc sĩ cung đình Huế, Trần Quang Thọ (1830-1890), đời thứ bốn của nhạc sĩ nổi tiếng về đàn tỳ bà, Trần Quang. Ông là con trai trưởng của Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê và bà Nguyễn Thị Sương, cựu giáo sư Anh văn Trường nữ Trung học Gia Long.
Sự nghiệp
Chịu ảnh hưởng truyền thống gia đình, ông sớm định hướng theo con đường âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp khoa violin tại trường Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, ông sang Pháp tiếp tục học nâng cao về violin. Ở đó được cố vấn bởi trưởng dàn nhạc giáo sư Yehudi Menuhin ông đổi sang học các loại nhạc cụ dân tộc khác tại các trường đại học: Louvre, Sorbonne (Paris, Pháp), đại học Cambridge (London, Anh). Ông Hải sau đó lấy bằng tiến sĩ âm nhạc dân tộc người Việt tại Pháp, người thứ hai lấy bằng này sau cha của mình.
Ông bắt đầu làm việc cho Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học tại Bảo tàng Con người (Musée de l’Homme) Paris (Pháp) từ năm 1968. Ông đã có những nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực Dân tộc âm nhạc học như: hát đồng song thanh, phát triển gõ muỗng, phát triển kỹ thuật biểu diễn đàn môi… đang được thế giới quan tâm. Ông cũng là thành viên của Hội đồng Âm nhạc truyền thống quốc tế
Ông và vợ là nghệ sĩ Bạch Yến, đã thực hiện hơn 3.000 buổi giới thiệu âm nhạc dân tộc Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới…
Danh hiệu
Ông được tôn xưng danh hiệu "vua muỗng" sau khi chiến thắng tại một cuộc thi gõ muỗng trong khuôn khổ Đại nhạc hội dân nhạc tại Cambridge, Anh vào năm 1967. Tính ra, ông có hơn 60 năm gắn bó với những giai điệu từ muỗng. Ông từng biểu diễn "gõ muỗng" trong hơn 1.500 chương trình biểu diễn, buổi sinh hoạt âm nhạc ở hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, ông được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục người thể hiện tiết tấu - âm thanh đa dạng nhất từ nghệ thuật gõ muỗng.
Đời tư
Ông lập gia đình với nữ ca sĩ Bạch Yến (ca sĩ) ngày 17 tháng 6 năm 1978 tại Paris (Pháp). Trước đó ông có một người con gái riêng. Hai ông bà sau này không có con nhưng sống hạnh phúc
MB :
Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biêt bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.
KB :
Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.
Mở bài:
Ai mà sinh ra không có mẹ, mẹ là người cho chúng ta cuộc sống. Là người dạy bảo chúng ta thành người. Mẹ hi sinh cho chúng ta tất cả, mẹ là người luôn dành trọn tình yêu thương cho con dù con mình có làm sai đi chăng nữa. Mẹ không chỉ là người thân mà còn là người bạn, người mà luôn cùng con chia sẻ, tâm tư tình cảm mỗi khi con buồn.
Sở thích của tôi nó cũng rất đơn giản như bao người khác. Tôi thích được đọc sách, được nấu ăn, được vui chơi cùng gia đình và bạn bè. Nếu trong cuộc sống này tôi thiếu một sở thích nào mà tôi đã nói thì cuộc sống của tôi sẽ rất vô nghĩa. Sở thích đọc sách được khởi đầu cách đây 2 năm về trước, khi tôi đọc một cuốn tiểu thuyết rất hay và khiến tôi phải khóc. Nấu ăn là điều mà tôi yêu thích đơn giản tôi muốn nấu những món ăn ngon cho ba mẹ và người tôi yêu thương. Vui chơi cũng vậy, nó giúp tôi trở nên thân thiện với mọi người xung quanh đặc biệt là gần gũi với họ hơn.
Mỗi người ai ai cũng có 1 sở thích riêng, đối với tôi nghe nhạc được coi là 1 sở thích. Tôi bắt đầu thích nghe những loại nhạc Pop Âu Mỹ vào 3 năm trước, khi tôi còn là cô bé học sinh Tiểu học. Những bài hát tiếng Anh đó đã giúp tôi phần nào giao tiếp giỏi hơn và trở thành những bài hát ghi đậm trong lòng tôi. Bài hát '' Lights '' chính là bài hát mà lần đầu tiên tôi tiếp xúc với thể loại nhạc này. Những ngày đầu nghe, tôi cảm thấy chán và chỉ muốn tắt nó đi nhưng rồi ngày sau, tuần sau và cứ thế cho đến một ngày tôi đã cảm nhận được cái hay của bài hát. Ca sĩ mà tôi thần tượng là Jessie J và Selena Gomez... họ là một trong những ca sĩ nổi tiếng và được mọi người yêu chuộng. Ngoài thể loại này, tôi còn nghe cả nhạc trữ tình quê hương Việt Nam. Những câu hát tuy ngắn nhưng sự ẩn chứa tình yêu quê hương thì thật là bao la và vĩ đại. Những câu hát ngọt ngào, lời mẹ ru mỗi trưa đối với tôi quả là tình cảm sâu nặng và ý nghĩa. Nghe nhạc giúp tôi thư giãn và giải trí sau những giờ học tập căng thẳng. Tôi rất yêu âm nhạc và sẽ tiếp tục sở thích này trong tương lai.
Chúc bạn học tốt nhé