K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2018


Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ, tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ, có thể kể cho các bạn nghe hàng giờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.
Ngày ấy, tôi và Xiu-đi - một chị bạn vô cùng thân thiết, tốt bụng - sống trong một khu nhà trọ rẻ tiền. Hàng xóm của chúng tôi hầu hết đều là những người lao động nghèo, trong đó có một người hoạ sĩ già tên là Bơ- men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm được nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm và ông cụ suốt ngày có vẻ say khướt.
Mùa đông năm ấy, trời rét dữ dội. Trong xóm trọ của chúng tôi lan tràn một căn bệnh quái ác, căn bệnh viêm phổi. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, đói và rét, cộng với thể lực vốn yếu ớt, tôi cũng bị gã khổng lồ độc ác ấy hỏi thăm. Người mệt rã rời, những cơn ho dữ dội tưởng chừng không dứt khiến người tôi như tan ra thành bụi. Tôi đã hoàn toàn bị căn bệnh đánh gục. Chị Xiu hoảng hốt chăm lo chạy chữa cho tôi. Với số tiền ít ỏi, dường như Xiu đã phải nhịn ăn nhiều bữa để lo bác sĩ. Chị ít ngủ và hay khóc thầm. Ngoài Xiu và vị bác sĩ già đáng mến, cụ Bơ-men cũng thường hay lên thăm tôi. Mỗi khi thấy tôi thều thào ho khan cụ đều lắc đầu ngao ngán. Và nhất là khi thấy tôi từ chối những thìa cháo của Xiu, cụ thường không tiếc lời mắng mỏ tôi là con bé ngu ngốc.
Dần dần, tôi thấy người mình yếu đi. Những cơn ho dai dẳng hơn, tôi không đủ sức để mà ho lớn. Tôi nằm ẹp xuống giường, không thể tự dậy được. Tôi thấy sự sống đang từ bỏ mình từng ngày từng phút. Căn phòng quanh tôi trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Tôi thẫn thờ nhìn qua cửa sổ: ngoài kia, những chiếc lá thường xuân đang lặng lẽ rời cành. Chao ôi! Cuộc đời tôi cũng đang lặng lẽ rời bỏ sự sống như thế. Từng phút, từng phút một... và tôi biết, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cuộc đời tôi cũng lìa bỏ nhân gian. Tôi nói ý nghĩ ấy với Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:
- Con mèo con của chị... Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.
Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:
- Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình vào những chiếc lá ngớ ngẩn!
Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá rào rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.
Dần dần, tồi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian dài nằm giường bệnh. Lát sau, Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường, nhìn sâu vào mắt tôi:
- Con mèo con của chị...! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình - Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động - người ta thấy rơi vãi những chiếc bút vẽ, những bảng màu... Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động...? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.
Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng.. Lòng trào lên niềm một xúc động vô bờ.
Giờ đây, tôi đã là một hoạ sĩ có tên tuổi. Dưới mỗi bức vẽ của mình tôi đều kí tên Bơ-men. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, tôi vẫn trở về khu nhà trọ xưa viếng mộ cụ. Kỉ niệm về cụ và chiếc lá cuối cùng tôi vẫn còn lưu giữ trọn vẹn trong tim. Tôi đã nhiều lần thử vẽ lại chiếc lá ấy nhưng lần nào cũng đành bất lực ngồi trước mảnh vải trắng trơn. Tôi biết, chỉ có lao động nghệ thuật hết mình tôi mới có thể đền đáp sự hi sinh vĩ đại của người hoạ sĩ già đáng kính ấy
.

Hơi dài cậu cắt bớt nhé

9 tháng 8 2018

1 BÀI VĂN!!!!

9 tháng 8 2018

bn lên mạng tìm bài nào hay thì dựa vào bài đó để viết thành bài của bn

18 tháng 6 2021

Ngữ văn lớp 8 thật là có bài này không đấy bạn ?

Mk chỉ có 1 từ duy nhất thôi là : Thiên vị

Hok tốt

18 tháng 6 2021

chuẩn luôn

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là...
Đọc tiếp

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?

2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?

3.Để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? Nhiều ý kiến cho rằng, ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.

4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh, đối lập,… có hiệu quả)

5*. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.

6*. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” bằng một sơ đồ.

0
19 tháng 4 2018

Chúng ta có thể viết ra được không biết bao nhiêu là trang giấy để nói về tác hại thuốc lá. Mỗi năm, thế giới có 5 triệu người chết vì thuốc lá, nhiều hơn số tử vong do tai nạn, bị lao và AIDS cộng lại. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, sau 25 năm nữa, con số này sẽ là 10 triệu ca; 2/3 trong số đó thuộc các nước đang phát triển. Thuốc lá được tạo nên từ những gì mà lại gây hại đến vậy? 
Thực ra hút thuốc là một thói quen của người nghèo. Người nghèo dễ dẫn tới hút thuốc nhất và cũng là người có ít khả năng tiền bạc để mua thuốc nhất. Số tiền mà người ta dùng để mua thuốc lá thay vì mua những đồ vật cần thiết cho cuộc sống là mối hiểm hoạ nghiêm trọng tới tài sản của mình và gia đình. Tiền tiêu tốn vào thuốc lá thay vì những thứ cần thiết cơ bản khác cho cuộc sống như thực phẩm, đồ dùng gia đình …Và còn nhiều nghịch cảnh khác ko kể ra hết được. 

Đã biết được những điều trên, chúng ta – những người đã nghiện thuốc lá và những người chưa cần phải làm gì? Trước hết, đối với những người chưa hút , đừng hút thuốc và hãy động viên bạn bè mình không dùng thuốc lá! Áp lực phụ cũng có thể tích cực! Tiếp đó bạn có thể động viên họ hàng và bạn bè cai thuốc và giúp đỡ họ trong quá trình này. 

Còn với những người đã nghiện hút, phải tìm được nguyên nhân vì sao mình lại hút thuốc, để từ đó tìm cách làm sao cho mình bỏ được. Và quan trọng nhất, ta phải quyết tâm cai thuốc: trước khi cai thuốc, ta phải quyết định thật sự mình muốn gì chứ không phải chỉ gia đình, bạn bè của mình muốn gì.Hãy lên kế hoạch cho tương lai, đưa ra các mục tiêu cho mình và lập kế hoạch để thực hiện và hãy tập trung vào các mục tiêu đó hút thuốc có thể xuất hiện trong quá trình thực hiện mục tiêu. Một trong những cách hữu hiệu nhất là nhai kẹo cao su mỗi khi muốn hút thuốc. Tập dần thói quen này dần sẽ thay thế hẳn luôn việc nghiện thuốc lá. Và sau khi ta đã bỏ được, đôi khi những cơn “ghiền” vẫn quay lại. Hãy sẵn sàng để đối phó nếu tình huống đó xảy ra. Cai thuốc không phải là việc dễ dàng nhưng nhiều người vẫn làm được. 

Nói tóm lại, thuốc lá gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe của cá nhân và của cộng đồng. Cái vòng luẩn quẩn nghèo đói - thiếu hiểu biết - hút thuốc - bệnh tật, nghèo đói... sẽ không bao giờ kết thúc nếu thuốc lá chưa được loại trừ ra khỏi cuộc sống người dân. Vì vậy, chúng ta phải quyết tâm nói “không” với thuốc lá, vì một xã hội văn minh, phát triển, vì một tương lai tươi sáng cho loài người nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng

19 tháng 4 2018

BN THAM KHẢO NHA :

Thuốc lá gây ra những tác hại rất lớn đối với đời sống con người. Trước hết, nó huỷ hoại sức khoẻ của những người trực tiếp hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc, đặc biệt là chất ni-cô-tin. Chất ni-cô-tin có khả năng gây nghiên và nó cùng với những chất độc khác gặm nhấm sức khỏe con người gây bênh viêm phế quản, ho lao, ung thư phổi…. Điều này lí giải tại sao phần lớn những người hút thuốc nhiều đều mắc ít nhất một bệnh nào đó về phổi. Hơn thế nữa, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khói thuốc lá, đầu thuốc lá, tàn thuốc lá, chúng đã cùng với rác rười góp phần tạo nên thảm hoạ ô nhiễm môi trường. Nguy hiểm hơn, khói thuốc lá còn gây bệnh cho những người không hút thuốc. Những người xung quanh hít phải khói thuốc và khói thuốc khiến họ chịu độc gấp 4 lần người trực tiếp hút thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động này cũng khiến những người này mắc những bệnh nghiêm trọng về tim phổi.

THẤY HAY THÌ K CHO MK NHA MN!!!

CHÚC BN HC TỐT!!!

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
13 tháng 9 2018

Bóng đá, môn thể thao đồng đội, hai đội - 11 cầu thủ, thủ môn, cầu thủ, trận đấu

17 tháng 5 2021

Trường từ vựng về bóng đá: bóng đá, môn thể thao đồng đội, 2 đội, mỗi đội 11 cầu thủ, đối thủ, thủ môn, cầu thủ, trận đấu.

5 tháng 5 2020
 

Tư tưởng đoàn kết đến với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh khá sớm. Ngay từ những năm 1920, khi còn đang bôn ba hoạt động tìm đường cứu nước ở nước ngoài, trong nhiều bài báo, bài nói chuyện, Người đã kêu gọi tinh thần đoàn kết giữa người lao động ở các nước chính quốc với quần chúng nhân dân ở các nước thuộc địa. Lời kêu gọi đã dần dần thức tỉnh những người cộng sản, những người dân chủ ở các nước quan tâm nhiều hơn đến phong trào giải phóng dân tộc ở những nước đang bị chế độ thực dân xâm chiếm.

Kể từ khi trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh càng có điều kiện hiểu sâu hơn giá trị của tinh thần đoàn kết. Những ai nghiên cứu về lịch sử văn hóa Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước, đều không xa lạ với câu chuyện Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh ra 100 trứng. Từ “bọc trứng” đó sản sinh ra hàng triệu, hàng chục triệu người Việt Nam sau này. Từ đó, trong ngôn ngữ Việt Nam, từ xa xưa đã xuất hiện hai tiếng “đồng bào”. Đồng bào có nghĩa là cùng chung một bọc trứng (đồng = cùng, bào = bọc). Hai tiếng “đồng bào” từ xa xưa vốn đã mang ý nghĩa một thông điệp cực kỳ quan trọng: những người Việt Nam chúng ta, dù sinh sống ở đâu, ở trong hay ngoài nước, ở vùng đồng bằng hay rừng núi, hải đảo đều có chung một cội nguồn, một sự gắn bó máu thịt với nhau. Tất cả chúng ta đều có chung một bà mẹ. Tất cả chúng ta đều là những phần tử từ bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Có lẽ Hồ Chí Minh là người hiểu sâu sắc nhất ý nghĩa to lớn của tinh thần đoàn kết và phổ biến sâu rộng chân lý đó trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ta.

Ngay khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta, cùng với rất nhiều hoạt động thực tiễn nhằm tuyên truyền tổ chức lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh đã dành thời gian để viết cuốn “Lịch sử nước ta” bằng thơ. Chắc chắn đây không phải là công việc dễ dàng, vì đòi hỏi ở tác giả một vốn kiến thức phong phú và hệ thống về lịch sử dân tộc. Một tập thơ ngắn, chưa đầy 250 dòng, nhưng đã thâu tóm được toàn bộ lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước đến các phong trào cách mạng đầu thế kỷ XX. Đây là một hành động vô cùng cần thiết để tổ chức và huấn luyện, giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng lúc bấy giờ. Tư tưởng chủ đạo của tập “diễn ca” “Lịch sử nước ta” là cùng với chủ nghĩa yêu nước, dân tộc ta đã sớm phát huy tinh thần đoàn kết (đoàn kết trong các triều đại phong kiến, đoàn kết toàn dân, và quan trọng nhất là sự đoàn kết chung sức chung lòng giữa những người lãnh đạo đất nước với toàn thể nhân dân). Đồng thời cho thấy, thời kỳ nào mà triều đình phong kiến quay lưng lại với nhân dân, thì tất yếu khối đoàn kết dân tộc bị lỏng lẻo và thời kỳ đó đất nước, nhân dân - đồng bào thường bị lâm vào cảnh bị áp bức bóc lột. Hồ Chí Minh viết:

“Kể gần sáu trăm năm giời
Ta không đoàn kết bị người tính thôn”.

Có thể dẫn thêm một số ví dụ từ “Lịch sử nước ta” của Bác Hồ về sự thắng - bại liên quan đến tinh thần đoàn kết, như: Thời Mai Hắc Đế, dù rất thương dân bị lầm than đau khổ, Mai Hắc Đế đã lãnh đạo cuộc chiến tranh chống xâm lược Tàu, nhưng:

“Vì dân đoàn kết chưa sâu
Cho nên thất bại trước sau mấy lần”.

Trái lại, đến đầu thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, nhân dân ta đã “cùng nhau một lòng” giành được những chiến công rực rỡ:

“Nguyễn Huệ là kẻ phi thường
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm giặc Tàu
Ông đà chí cả mưu cao
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng
Cho nên Tàu dẫu tàn hung
Dân ta vẫn giữ non sông một nhà…”.

Nói là tổng kết lịch sử, nhưng thực chất là rút ra những bài học lớn mà cha ông để lại. Trong hoàn cảnh những năm đầu của cách mạng, bài học lớn nhất của lịch sử, theo Bác Hồ là bài học về tính cộng đồng, về tinh thần đoàn kết. Chính vì vậy, kết thúc tập thơ “Lịch sử nước ta”, Người viết:

“Hỡi ai con cháu Rồng Tiên
Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau.
… Dân ta xin nhớ chữ đồng
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”.

Khám phá ra những bài học lịch sử của quá khứ là để hiểu những thông điệp, những lời truyền dạy của tổ tiên. Tinh thần đó được thể hiện rất rõ trong dịp Trung ương và quân đội ta trở về tiếp quản Thủ đô (1954). Khi Bác Hồ cùng Đại đoàn Quân Tiên phong dừng chân tại Đền Hùng (Phú Thọ), tại đây Người nói một câu bất hủ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Có thể coi đó là lời thề thiêng liêng của Bác, của cả dân tộc trước anh linh tổ tiên. “Công dựng nước” mà Bác nói ở đây không chỉ có ý nghĩa tạo lập nên giang sơn đất nước, mà còn có ý nghĩa tạo ra sức sống và hồn cốt của dân tộc. Vì vậy, “giữ lấy nước” mà Người nói cũng có nghĩa phải giữ lấy từng tấc đất của Tổ quốc, đồng thời, phải giữ cho được những đạo lý làm người Việt Nam mà tổ tiên ta đã dày công vun đắp.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân ta lại phải đương đầu với các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống xâm lược của đế quốc Mỹ. Đó là các cuộc chiến tranh hoàn toàn không cân sức. Về phương diện kinh tế, vũ khí, đất nước ta thua xa đối phương. Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc trong những ngày đầu kháng chiến, trong các bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh đến tinh thần đoàn kết. Chính câu nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” đã được Người nói ra trong thời kỳ gian lao nhất của cách mạng, của dân tộc. Bằng cảm nhận thực tế một cách sâu sắc, Người đã phát hiện ra một số biểu hiện đáng lo ngại trong nhân dân, trong cán bộ và cả trong quân đội. Tuy chưa thật phổ biến, nhưng rõ ràng những hiện tượng “dao động”, “phân tâm”, “mơ hồ” đó sẽ làm suy yếu tinh thần cách mạng trong cán bộ, đảng viên, nhân dân và quân đội. Vì vậy để diễn đạt đầy đủ tư tưởng của mình, Người nhấn đi nhấn lại 3 lần chữ “đoàn kết” và cũng nhấn 3 lần chữ “thành công”. Có đoàn kết thì sẽ thành công và muốn thành công thì trước hết phải đoàn kết. Lịch sử dân tộc đã chứng minh điều đó. Ngoài yêu cầu phải đoàn kết toàn dân, Hồ Chí Minh còn luôn nhấn mạnh đến đoàn kết giữa nhân dân và quân đội; đoàn kết giữa nhân dân với cán bộ, đảng viên; đoàn kết trong nội bộ các cơ quan, các tổ chức Đảng và Nhà nước.

Ngoài ra, ở thời đại Hồ Chí Minh, mối liên hệ giữa các quốc gia dân tộc không ngừng mở rộng. Sự liên kết quốc tế giữa các quốc gia đã hình thành. Chính xuất phát từ đó, chữ “đại đoàn kết” mà Bác Hồ dùng ở đây còn có ý nghĩa mới: đoàn kết giữa dân tộc ta, cuộc kháng chiến của chúng ta với lương tri ở mọi quốc gia trên thế giới. Tư tưởng đoàn kết của Bác đã nhanh chóng trở thành động lực của các cuộc kháng chiến và cũng là động lực trong xây dựng đời sống mới, trong các quan hệ xã hội mới trên đất nước ta.

Tư tưởng đoàn kết của Người cũng đã tạo nên một luồng sinh khí mới trong đời sống văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Hàng loạt các tác phẩm thuộc các loại hình thơ, ca, văn xuôi, kịch, báo chí… của những văn nghệ sĩ tiêu biểu đã góp phần thắp sáng tư tưởng lớn của Bác. Hình ảnh cán bộ với nhân dân, quân đội với nhân dân được thể hiện một cách hấp dẫn như “cá với nước”. Một trong những thành công về phương diện này phải kể đến các tác phẩm như bài thơ “Bộ đội về làng” của Hoàng Trung Thông, bài hát“Tấm áo mẹ vá năm xưa” của Nguyễn Văn Tý... Những bài thơ, bài ca của thời kỳ lịch sử đó, cho đến nay vẫn in đậm trong trái tim, khối óc của hàng triệu triệu người Việt Nam. Những thiên phóng sự về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của các nhà văn, nhà báo, học giả đến từ nước ngoài, đã minh chứng cho sự thắng lợi - thành công gắn liền với tư tưởng đại đoàn kết của Bác Hồ.

Ngày nay cùng với sự xuất hiện nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu, bên cạnh nhiều thuận lợi giúp đất nước phát triển nhanh chóng, dân tộc ta cũng phải đương đầu với không ít thách thức, đặc biệt trong lĩnh vực đời sống tinh thần. Trong lịch sử cách mạng nước ta, có lẽ chưa có lúc nào chủ nghĩa cá nhân, đầu óc trục lợi lại xuất hiện khá phổ biến như hiện nay. Đáng chú ý, nhiều tính toán ích kỷ, xấu xa, sẵn sàng “bán rẻ linh hồn cho quỷ sứ” đã và đang xuất hiện trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, trong đó có những cán bộ ở cấp cao, cấp chiến lược.

Khi một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống, thì sự suy thoái đó sẽ như những “vi rút độc” tìm cách thâm nhập, lan rộng vào những người thiếu “sức đề kháng”, bao gồm cả cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Nếu “vi rút” này không được ngăn chặn hữu hiệu, thì nguy cơ đầu tiên - nguy cơ của mọi nguy cơ - mà chúng ta phải nhận chính là sự suy giảm niềm tin - mất đoàn kết - thiếu thống nhất trong Đảng, giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân dân với Đảng.

Hồ Chí Minh từng nhiều lần phê phán thái độ “làm quan cách mạng” của một số cán bộ Đảng và Nhà nước, phê phán tư tưởng bè phái trong một số thôn xã, phê phán việc phân biệt các sắc tộc - chủng tộc, phê phán hiện tượng một số cán bộ quân đội còn làm phiền hà nhân dân… Đó là những nguyên nhân làm ảnh hưởng, suy thoái tinh thần đoàn kết của nhân dân.

Ngay từ 1969, khi hoàn thành bản Di chúc lịch sử, Bác Hồ đã yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên “phải giữ gìn sự đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Câu nói đó của Người chắc chắn có nguồn gốc từ một thực tế lúc bấy giờ, tuy rằng thực tế đó chưa trở thành một hiện tượng xã hội lớn. Nhưng, như trên đã nói, sự xuất hiện kinh tế thị trường và hậu quả từ mặt trái của nó, sẽ là “cái bẫy” của “xã hội tiêu dùng vật chất” khiến không ít người lao vào tiền bạc, tiện nghi, thậm chí trác táng trong lối sống. Đối với họ, các khái niệm “hy sinh”,  “lý tưởng”, “đầy tớ của dân” đã trở nên xa lạ. Trước tình hình đó, từ sau Đổi mới, Đảng ta đã có rất nhiều nghị quyết nhằm xây dựng chỉnh đốn Đảng. Đích thân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng… Các nghị quyết gần đây của Đảng đã khẳng định chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù không đội trời chung với đạo đức cách mạng. Đảng yêu cầu các tổ chức đảng, các cơ quan pháp luật phải nghiêm trị những cán bộ, đảng viên suy thoái, tự diễn biến… bất cứ họ là ai, ở cương vị nào, đương chức hay đã nghỉ hưu. Tinh thần và nội dung của các nghị quyết gần đây của Đảng trong công cuộc chống tham nhũng, suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang từng bước góp phần làm trong sạch Đảng, nâng cao đạo đức của người cán bộ. Từ đó, Đảng sẽ từng bước thực hiện bằng được lời dạy của Bác: phải giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Khi sự đoàn kết thực sự trong Đảng được củng cố thì trí tuệ của Đảng, trái tim của Đảng sẽ trở nên trong sáng. Sự trong sáng đó sẽ tỏa ánh sáng trong đời sống quần chúng nhân dân. Chỉ khi đó đất nước chúng ta mới có đủ các điều kiện phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng mong muốn. Và cũng chỉ khi đó mỗi người Việt Nam mới có đủ điều kiện, toàn tâm toàn ý thực hiện lời kêu gọi của Người:

“Hỡi ai con cháu Rồng Tiên
Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau”
./.

5 tháng 5 2020

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân ta lại phải đương đầu với các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống xâm lược của đế quốc Mỹ. Đó là các cuộc chiến tranh hoàn toàn không cân sức. Về phương diện kinh tế, vũ khí, đất nước ta thua xa đối phương. Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc trong những ngày đầu kháng chiến, trong các bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh đến tinh thần đoàn kết. Chính câu nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” đã được Người nói ra trong thời kỳ gian lao nhất của cách mạng, của dân tộc. Bằng cảm nhận thực tế một cách sâu sắc, Người đã phát hiện ra một số biểu hiện đáng lo ngại trong nhân dân, trong cán bộ và cả trong quân đội. Tuy chưa thật phổ biến, nhưng rõ ràng những hiện tượng “dao động”, “phân tâm”, “mơ hồ” đó sẽ làm suy yếu tinh thần cách mạng trong cán bộ, đảng viên, nhân dân và quân đội. Vì vậy để diễn đạt đầy đủ tư tưởng của mình, Người nhấn đi nhấn lại 3 lần chữ “đoàn kết” và cũng nhấn 3 lần chữ “thành công”. Có đoàn kết thì sẽ thành công và muốn thành công thì trước hết phải đoàn kết. Lịch sử dân tộc đã chứng minh điều đó. Ngoài yêu cầu phải đoàn kết toàn dân, Hồ Chí Minh còn luôn nhấn mạnh đến đoàn kết giữa nhân dân và quân đội; đoàn kết giữa nhân dân với cán bộ, đảng viên; đoàn kết trong nội bộ các cơ quan, các tổ chức Đảng và Nhà nước.

6 tháng 3 2018

Có những cảm xúc như thế…hồi hộp, thổn thức khi dõi theo trận đấu của các cầu thủ; lo sợ, hoảng hốt khi chứng kiến những con người can trường ấy bị chấn thương hay chèn ép, xử phạt bất công trên sân cỏ; rồi sau bao tâm trạng hỗn độn vẫn là một cái kết có hậu của một câu chuyện cổ tích ngoài đời thực: chiến thắng vang dội làm nên kì tích của bóng đá Việt Nam khiến hàng triệu con tim cùng hòa chung một nhịp để hô vang: VIỆT NAM VÔ ĐỊCH… Mừng đến rơi lệ, khóc đến sưng mắt, vui quá nên xúc động đến khó tả, ấy là niềm vui mà chỉ có bóng đá mới mang lại được. Có lẽ, chỉ những khoảnh khắc đáng nhớ này mới khiến ta quên đi mọi bộn bề ngoài cuộc sống để một lòng hướng đến cổ vũ nhiệt tình cho bóng đá nước nhà, tự dưng cảm thấy cuộc sống là một màu hồng và mỗi con người đều dễ thương đến kì lạ!

10 năm, ấy là khoảng thời gian mà chúng ta phải đánh đổi để lập nên kì tích trong những ngày vừa qua. U23 đã vắt kiệt sức lực để đem về chiến thắng khó tin cho toàn dân tộc Việt Nam, đánh bại những đội bóng với thể lực nhỉnh hơn như Irap, Quatar để giành vé vào chung kết U23 Châu Á. Giờ đây, tâm điểm mà người ta hướng đến không phải những câu chuyện ngoài lề bon chen khác, mà trên các trang báo, bản tin hay mạng xã hội cả trong và ngoài nước đều nhắc đến kì tích của những người hùng U23 mà báo Quatar gọi họ với cái tên “Kẻ hạ sát những gã khổng lồ”. Để có được ngày hôm nay, những ngày mà chúng ta ăn mừng với chiến thắng chung cả nước, ngày mà các cầu thủ  U23 có thể tự tin chạy thật nhanh, chạy mãi, chạy mãi trên sân để sẵn sàng lao đến phá lưới khung thành đối thủ, tất cả đã đợi chờ trong suốt 10 năm rồi- khoảng thời gian dài ta phải chịu không ít thiệt thòi, bóng đá Việt Nam cứ ra sân nhưng rồi lại ngậm ngùi trong thất bại. Nhưng ta có hối hận không khi phải trải qua từng ấy năm, mới giành lại vẻ vang cho bóng đá nước nhà? Không, chắc chắn không hoặc nếu có thì hình như mọi thứ đều chẳng quan trọng bằng thứ cảm xúc hỗn độn có được khi chứng kiến lá cờ đỏ sao vàng lại tung bay phấp phới qua từng trận thi đấu. Điều đáng nhớ hơn cả, chúng ta đã trải qua cảm xúc ây cùng nhau, cùng nhau thắp lên niềm tin, cùng nhau làm nên chiến công dữ dội khiến bao bạn bè ngoại quốc phải trầm trồ bàn tán, phải xuýt xoa và kiêng nể. Mọi thứ thật khó tin, nhưng đó là sự thật.

Từ trước đến nay, tôi không phải một fan ruột của bóng đá nên những trận đấu của Việt Nam thường chỉ dõi theo qua các bài báo để xem tỉ số chung cuộc. Và có vài lần tôi cũng từng thở dài mà thất vọng khi chứng kiến bao câu chuyện liên quan đến việc bán độ của cầu thủ Việt Nam. Ấy vậy mà sau tất cả, tôi lại thấy ái ngại khi đọc những lời chửi bới, chê bai của bao con người chung một dòng máu hồng nói về nhau bằng thứ lời lẽ chẳng nghe lọt lỗ tai. Nhìn những cầu thủ nước mình, ra sân rồi lại thua cuộc, chấn thương bao lần nhưng không đánh đổi nổi một bàn thắng, tôi buồn và đau thay các chàng trai ấy. Khi đã khoác trên mình chiếc áo lá cờ đỏ sao vàng, các anh chấp nhận bước vào một trận chiến, có thắng ắt có thua. Có điều nếu thắng sẽ được tung hô khen ngợi hết lời, còn nếu thua thì nhận lại không ít đắng cay. Thời gian trôi qua, những cầu thủ của ta luôn chủ động rèn luyện cả về thể chất lẫn tinh thần, dù khó khăn hay mệt mỏi, dù chấn thương hay áp lực vẫn chỉ tiếp tục kiên trì, giữ vững niềm tin mà thi đấu. Phải chăng chính niềm tin sắt đá ấy đã thổi lên ngọn lửa rừng rực sẵn sàng làm nên kì tích, để rồi hôm nay người dân cả nước nức lòng, thổn thức khôn nguôi trước những bàn thắng lịch sử “một đi không trở lại” của những người hùng trong truyền thuyết khoác áo Việt Nam?  Cảm ơn các anh bởi đã giữ lời hứa của mình, rằng một ngày sẽ làm nên điều kì diệu cho bóng đá nước nhà…  Các anh là người chịu nhiều thiệt thòi nhất nhưng cũng là những người mạnh mẽ và kiên trì nhất. Cảm ơn cả huấn luyện viên Park Hang Seo- người thầy đã dẫn dắt các cầu thủ chúng ta hết chiến thắng này đến chiến thắng khác- một người đáng để nhân dân Việt Nam và các nước khác trên thế giới ca tụng, nể phục. Cảm ơn Quang Hải, Văn Thanh, Tiến Dũng, Hà Đức Chinh đã tỏ ra bản lĩnh khi bước vào loạt sút luân lưu; cảm ơn đội trưởng Xuân Trường đã thúc đẩy tinh thần cả đội để chúng ta chiên đấu đến hồi còi cuối cùng; cảm ơn thủ môn soái ca Bùi Tiến Dũng đã đốt cháy bao trái tim người dân bằng những cú bắt pelanty đỉnh của đỉnh, kì tích của kì tích;…và từng cái tên khác đứng trong hàng ngũ của đội tuyển Việt Nam- tất cả đều xứng đáng được tung hô. Cảm ơn những mảnh ghép làm nên bức tranh U23 Việt Nam không thể hoàn hảo hơn, sức mạnh tập thể và tinh thần quyết tâm của các chàng trai đã khiến chúng ta không hề nuối tiếc khi đặt niềm tin ở họ!

6 tháng 3 2018

Trên tài khoản chính thức mạng xã hội Twitter của Liên đoàn bóng đá Châu Á đã viết: Không thể nào tin nổi, còn hơn cả sự kịch tính của một bộ phim hành động Hollywood. Đã có một trận tứ kết nào của giải Châu Á nào kịch tính như thế này chưa?

Không chỉ riêng tôi mà hơn 90 triệu người Việt Nam cũng đang sống trong cảm xúc lâng lâng sau chiến thắng không tưởng của đội tuyển U23 Việt Nam trước U23 Iraq ngày 20/1. Chiến thắng trên cũng đã khơi gợi trong tôi những suy ngĩ về tinh thần thi đấu và tình yêu Tổ quốc.

Đã nhiều năm trôi qua, người hâm mộ Việt Nam mới lại được sống trong cảm xúc hạnh phúc đến tột cùng này. Nhưng lần này lại ở một vị thế khác, Việt Nam trở thành 1 trong 4 đội xuất sắc nhất Châu Á”, học sinh này viết.

“Sau 90 phút mọi chuyện tưởng như đã kết thúc khi đội bạn vươn lên dẫn trước 2-1 trong hiệp phụ đầu tiên. Nhưng điều mà không ai nghĩ đến đã xảy ra khi Việt Nam lội ngược dòng vươn lên với tỷ số 3-2 và kết thúc hai hiệp phụ với tỷ số 3-3 để đưa trận đấu đến loạt sút luân lưu.

Cuối cùng những trái tim quả cảm, những chiến binh U23 Việt Nam đã làm nên lịch sử với chiến thắng 5-3 trên loạt đấu súng. Từ giây phút đó trên các trang mạng xã hội, truyền thông ngập tràn màu đỏ. Những nỗi lo thường nhật biến mất chỉ còn niềm tự hào dân tộc.

Đã một ngày trôi qua trong tôi vẫn lâng lâng những niềm vui khó tả. Tôi cảm thấy thật may mắn khi có thể theo dõi trọn vẹn trận đấu. Là một học sinh lại là con gái, nên dường như tôi chẳng có hứng thú gì với bóng đá, nhưng không hiểu sao trận đấu này lại mang đến cho tôi một sức hút đến kỳ lạ. Nó khiến tôi ngồi gần 3 tiếng đồng hồ để xem trận bóng, điều mà tôi chưa từng nghĩ mình có thể làm”, học sinh nữ này cảm nhận.

Với một học sinh nữ, để ngồi trước tivi xem bóng đá tới tận 3 giờ đồng hồ quả là một tinh “thần thép”, niềm đam mê bóng đá phải nói là mạnh liệt, luôn đốt cháy suy nghĩ về "môn thể thao vua" này.

Nữ sinh này viết tiếp: “Ba giờ đồng hồ ấy cũng đã đưa tôi khám phá hành trình đỉnh cao của bóng đá với biết bao cảm xúc, từ vui mừng, hụt hẫng, tiếc nuối, hi vọng và hồi hộp để rồi vỡ òa trong niềm vui chiến thắng. Những chàng trai U23 Việt Nam, những chiến binh quả cảm, các anh đã quên đi mệt mỏi của bản thân để chiến đấu vì màu cờ sắc áo.

Vì niềm tin của người hâm mộ và vì chính các anh. Sau khi trận đấu kết thúc, tôi đã tự hỏi mình rằng, phải chăng tôi đã yêu bóng đá? Chiến thắng này không chỉ đem lại niềm tự hào cho người Việt Nam mà còn khẳng định vị thế của bóng đá Việt Nam dẫn chứng rằng họ có thể thi đấu với những đội bóng hàng đầu châu lục.

Chiến thắng của chúng ta tựa như một câu chuyện cổ tích giữa đời thường, thực sự đã làm nức lòng hơn 90 triệu người dân ở quê nhà. Nếu có ai hỏi rằng chiến thắng của U23 Việt Nam là nhờ đâu? Tôi có thể khẳng định rằng là chính tinh thần thi đấu quả cảm của những chiến binh áo đỏ.

Chiến thắng này có ý nghĩa to lớn trong việc khơi gợi giáo dục về tinh thần thi đấu luôn tiến lên về phía trước. Nếu ai không tiến lên sẽ tụt lại và ngày càng lạc hậu. Vì thế con người luôn phải có tinh thần thi đấu, tinh thần vượt khó tiến lên phía trước. Trước khi trận đấu tứ kết này diễn ra, so sánh lực lượng giữa hai đội bóng ai cũng nghĩ U23 Iraq sẽ giành chiến thắng với lợi thế áp đảo hoàn toàn”.

Nữ sinh này cũng bày tỏ: “Nhưng chính tinh thần thép của U23 Việt Nam những chiến binh với cái đầu lạnh, tinh thần quyết thắng đã làm nên điều kỳ diệu với chiến thắng lịch sử. Đặc biệt với thế hệ trẻ ngày hôm nay, chúng ta phải luôn cố gắng nỗ lực để vượt qua khó khăn. Hãy sống và cống hiến hết mình. Sau chiến thắng của đội nhà, rất đông người dân đã đổ ra đường để cùng nhau chia sẻ niềm vui chiến thắng và cổ vũ cho đội nhà từ xa.

Chính những hình ảnh đẹp này đã gây những ấn tượng tốt trong mắt bạn bè quốc tế mà còng khơi gợi giáo dục về tình yêu Tổ quốc. Mỗi chúng ta là một phần của Tổ quốc, một nhịp đập trái tim giàu lòng nhiệt huyết và yêu nước nồng nàn.

Tinh thần yêu nước sẽ làm nên sức mạnh to lớn để làm nên lịch sử. Một trận đấu lịch sử với những cảm xúc tuyệt vời và những bài học sau sắc. Chiến thắng này sẽ là động lực để đội tuyển Việt Nam bước vào trận đấu tiếp theo