K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2017

Đáp án C

Khoa học – kĩ thuật là một lĩnh vực Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp thực hiện được cũng là có sự hỗ trợ của khoa học – kĩ thuật. Trong lĩnh vực này, Ấn Độ có những bước tiến nhanh chóng và hiện nay đang cố gắng vươn lên hàng cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ vũ trụ, công nghệ hạt nhân. Còn cuộc “cách mạng chất xám” là tiền để quan trọng đưa Ấn Độ trở thành cường quốc sản xuất phầm mềm lớn nhất thế giới. ….

Vì khoa học – kĩ thuật có vai trò quan trong như vậy nên Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước cần coi trọng phát triển Khoa học – kĩ thuật, học hỏi và ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ  - thuật từ nước ngoài.

23 tháng 10 2021

.

15 tháng 10 2021

A

12 tháng 3 2019

Đáp án B

Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ đã đưa con người bước sang một nền văn minh mới, văn minh thông tin. Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, đó là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược. Thông qua quá trình hội nhập, Việt Nam cần học hỏi trình độ quản lí, các thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

30 tháng 3 2016

a. Cuộc đấu tranh giành độc lập:
+Ấn Độ là 1 nước lớn ở Châu Á và đông dân thứ 2 TG (1 tỉ 20 triệu người- năm 2000)
+Sau chiến tranh TGT2, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại đã diễn ra sôi nổi
+Thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng tại trao quyền tự trị theo" phương án Maobotton.
+Ngày 15/8/1947 2 nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập và thành lập nhà nước công hòa.
=> Ý nghĩa: Đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ. Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
b. Thành tựu:
+ Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu to lớn về nông nghiệp và công nghiệp trong công cuộc xây dựng đất nước.
+Nhờ tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp mà Ấn Độ đã tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo (từ năm 1995)
+ Nền Công nghiệp: đã sản xuất được nhiều loại máy móc như máy bay, tàu thủy, xe hơi, tàu máy xe lửa…sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện
+ KHKT: là cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ: Thử thành công bom nguyên tử (1974); Phóng vệ tinh nhân tạo ( 1975)
+Về đối ngoại: Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa bìnhtrung lập tích cực,là một trong những nước đề xướng phong trào ko LK, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.(16972 AĐ thiết lập ngoại giao VN)

30 tháng 3 2016

* Cuộc đấu tranh giành độc lập.

            - Sau chiến tranh thế giới II, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân An Độ diễn ra sôi nổi, năm 1945 có 848 cuộc bãi công.

            - Thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng lại trao quyền tự trị theo “phương án Maobáttơn” .

            - Tháng 8/1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan thành lập.

            - Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập Nhà nước Cộng hòa.

- Ý nghĩa: đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân Ấn Độ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới .

* Công cuộc xây dựng đất nước: đạt nhiều thành tựu về nông nghiệp và công nghiệp.

- Nông nghiệp, nhờ tiến hành “cách mạng xanh” đã tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới.

- Công nghiệp, đứng thứ 10 thế giới, chế tạo được máy móc hiện đại như máy bay, xe hơi …

- Khoa học – kĩ thuật, là cường quốc công nghệ phần mền, hạt nhân, vũ trụ.

            + Năm 1974 thử thành công bom nguyên tử.

            + Năm 1975 phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

- Đối ngoại: thực hiện chính sách hòa bình, trung lập, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Là nước đề xướng Phong trào không liên kết.

 

18 tháng 8 2017

Đáp án C

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những thành tựu rực rỡ của Ấn Độ trong công cuộc xây dựng đất nước đó là ứng dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Việt Nam có thể vận dụng bài học này vào công cuộc đổi mới của mình. Ửng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất sẽ giúp Việt Nam nâng cao được năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

22 tháng 7 2017

Đáp án A

Cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc năm 1978 chủ trương: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.

=> Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, là quốc gia trong thập kỉ 80 có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới.

Việt Nam có thể học tập được bài học lấy phát triển kinh tế làm trung tâm vì kinh tế là nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế, là yếu tố quan trọng để xây dựng thực lực quốc gia.

8 tháng 4 2017

Nhân dân Ấn Độ đạt được những thành tựu:

Ấn Độ là quốc gia rộng lớn, đông dân. Từ sau ngày độc lập, Ấn Độ trong suốt một thời kì dài do Đảng Quốc đại nắm chính quyền, tình hình chính trị ổn định, kinh tế, văn hóa phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đứng thứ 10 trong số những nước có nền công nghiệp phát triển cao, nhất là công nghiệp nặng.

Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp những năm 50-70 đã giải quyết được vấn đề lương thực cho một nước gần 1 tỉ dân và bắt đầu xuất khẩu được gạo.

Cũng trong những năm 70, Ấn Độ đã sử dụng năng lượng hạt nhân vòa sản xuất điện. Trong những năm 80, Ấn Độ đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Ấn Độ đã chế tạo được máy móc, thiết bị ngành dệt, hóa chất, máy bay, tàu thủy, đầu máy xe lửa, tivi màu…

14 tháng 6 2019

- Từ giữa những năm 1970, Ấn Độ đã tự túc được lương thực.

- Trong các lĩnh vực khoa học-kĩ thuật, Ấn Độ đã có những bước tiến nhanh chóng.

- Đối ngoại: theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh của các dân tộc.