K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2016

BÀI THƠ: NHỚ NGOẠI (LỤC BÁT)

Tác giả: Hoàng Mai Trang

Chiều nay nắng ngả qua tây
Lòng con hiu hắt vơi đầy Ngoại ơi
Con chim hót ở bên trời
Nỉ non nó bảo Ngoại rời thế nhân.
 
Thời gian cũng đã qua dần
Mà con cứ mãi muôn phần nhớ mong
Ngày nào thơ bé trong lòng
Ngoại ẵm Ngoại cõng trong vòng tay yêu.
 
Giờ con khôn lớn đã nhiều
Ngoại đâu còn nữa tiêu điều nhà xưa
Thương sao biết mấy cho vừa
Vườn rau héo úa giọt mưa không về.
 
Bao lần trong những cơn mê
Con mơ thấy Ngoại bên lề gió sương
Thương con Ngoại dắt tới trường
Cho con đi học lúc đường trật trơn.
 
Vẳng bên có tiếng ai đờn
Hoài lang dạ cổ khúc đơn bạn lòng
Ngoại ơi con nhớ con Mong
Làm sao để có Ngoại trong cuộc đời.
 
Con tìm Ngoại khắp chân trời
Cho con bên Ngoại không rời nữa đâu
Ầu ơ câu hát ví dầu
Ngoại ơi Ngoại ở nơi đâu chưa về ?
 
 
 

BÀI THƠ: NHỚ NỘI

Tác giả: Phương Trang
Thương nội lắm cả đời tần tảo
Năm tháng dài cơm áo nuôi con
Đến nay sức khoẻ héo mòn
Chúng con kính cẩn lòng son gửi Người
 
Khi còn trẻ nào tươi màu nắng
Chồng vắng nhà gánh nặng trọn mang
Lá xanh rụng trước lá vàng
Mất đi các bác tóc sang màu buồn
 
Thêm lần nữa trời tuôn xối xả
Tin nhói lòng bố đã mất đi
Bà, con, mẹ nữa ngất vì
Núi non sụp đổ nào chi sánh bằng
 
Giữa đêm tỏ vầng trăng tắt ngấm
Nuốt lệ sầu tim ngậm nỗi đau
Thế rồi bữa cháo bữa rau
Cả nhà vực dậy tuy màu tối đen
 
Trong tuyệt vọng như đèn chiếu sáng
Động viên mình khơi rạng cháu thơ
Ảnh ai ảm đạm bàn thờ
Tấm gương nghị lực bây giờ con noi.

THƠ LỤC BÁT NHỚ NGOẠI

Tác giả: Hoàng Thanh Tâm
Con về ôm lại hàng cau
Về thăm nhà ngoại hôm nào nắng lên
Đường đê đất đỏ chênh vênh
Khói cao quyền quyện mông mênh mái nhà
 
Đàn cò bay lả bay la
Cánh đồng mùa gặt chim tha thóc thừa
Thương ngoại dầu dãi nắng mưa
Một đời con cháu vẫn chưa yên lòng
 
Lưng còng mắt kém vịnh song
Tươi cười móm mém vẫn không trách hờn
Quả cau cái vỏ vân vân
Tiêm trầu cho ngoại một lần cũng vui
 
Giờ con nhớ ngoại bùi ngùi
Lạnh lùng nhà trống tiếng cười còn đâu
Bay bay hương khói dòng châu
Mỗi khi nhớ ngoại đục ngầu phù sa
 
Cây cầu ngoại bước vô ra
Khăn rằn quàng cổ bà ba sớm chiều
Bên mộ mẹ khóc quạnh hiu
Lấy chồng xa xứ cánh diều quê cha
 
Khóc thầm nhớ buổi cơm nhà
Mẹ chưa dâng ngoại chung trà tuổi cao
Giờ ngoại tít tắp sông sâu
Đời ngoại như khói như sao cuối trời
 
Khăn tang phủ kín sầu ơi
Nước ròng bìm bịp mồ côi não nùng.

BÀI THƠ: NHỚ LẮM BÀ ƠI (LỤC BÁT)

Tác giả: Hoàng Quỳnh Mai
Đêm hè nằm ngắm trăng đầy,
Vầng trăng cổ tích còn đây thuở nào.
Chị Hằng, Chú Cuội trên cao,
Lắng nghe Bà kể biết bao chuyện đời.
 
Tay bà quạt mát không rời.
Cháu yêu, yêu nhất trên đời Bà thôi.
Gió xưa bà quạt lâu rồi
Mãi trong ký ức không thôi nồng nàn.
 
Ầu ơ .. khúc hát dân gian,
Cái cò, cái vạc mênh mang sớm chiều.
Tuổi thơ cháu nhớ rất nhiều
Làm sao kể hết bao điều bà ơi !
 
Thời gian rồi cũng dần trôi,
Cháu yêu khôn lớn bà tôi đâu còn.
Trưa hè những giấc no tròn
Gió tay bà quạt đâu còn nữa đâu.
 
Ai làm nên cảnh bể dâu
Để Bà đi mãi tìm đâu bóng bà ?
Bà đi hiu quạnh cửa nhà
Giờ đây cháu nhớ lắm Bà... Bà ơi !
Chúc bạn học tốtok
26 tháng 10 2016

TỤC NGỮ:
- Uống nước nhớ nguồn.
- Chim có tổ người có tông
- Cây có cội, nước có nguồn.
- Nước có nguồn, cây có gốc.
- Mạch trong nước chay ra trong, thế nào đi nữa còn dòng cũng hơn.
- Đàn anh có mả, kẻ cả có dòng.
CA DAO :
- Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn.
- Cây kia ăn quả ai trồng
Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu.
- Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày gỗ tổ mùng mười tháng ba.
- Tháng ba nô nức hội đền
Nhớ ngày giổ tổ bốn nghìn năm nay.
- Sống thì con chẳng cho ăn
Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi.
- Miền Bắc:
- Ai qua phố Nhổn phố Lai
Dừng chân ăn miếng chả đài thơm ngon
Ngọt thay cái quả cam tròn
Vừa thơm vừa mát hãy còn ở Canh .
- Ai sang Hà Nội
Nhắn nhủ hàng hương
Giữ lấy đạo thường
Chớ đánh lửa mà đau lòng khói
Có điều chi xin người cứ nói
Có điều gì đã có chúng tôi đây.
- Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây.
- Ai về Nội Duệ, Cầu Lim
Nghe câu quan họ, đi tìm người thương.
- Ai về giã gạo ba giăng
Để anh gánh nước Cao Bằng về ngâm.
- Miền Trung:
Ai bưng cau trầu tới đó, chịu khó bưng về
Em đây vốn thiệt không chê
Nhưng muốn ở làm ri nuôi thầy với mẹ cho trọn bề hiếu trung.
- Ai câu xuống Lố ông già
Ngâm thơ Mũi Điện, ngắm hoa Ao Hồ.
- Ai ơi liệu sức mà bê,
Chớ đừng cố mạng là đồ cả mô.
- Ai ơi về với Sông Hinh,
Đất màu lắm cá, lình xình làm chi?
- Ai vào Đà Nẵng mà nghe
Nói thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam.
- Miền Nam:
- Ai bưng cau trầu đến đó
Xin chịu khó mang về
Em đang theo chân thầy gót mẹ
Để cho trọn bề hiếu trung.
- Ai buồn ta cũng buồn dùm,
Ai vui ta cũng vui dùm cho ai.
- Ai làm cho Ba nọ âu sầu
Ăn cơm chẳng đặng, ăn trầu giải khuây.
- Ai làm cho cải tôi ngồng
Cho dưa tôi héo, cho chồng tôi chê
Chồng chê thì mặc chồng chê
Dưa khú nấu với cá trê ngọt lừ.
- Ai ơi được ngọc đừng cười
Ta đây được ngọc rụng rời tay chân.

26 tháng 7 2021

Tên Nhàn hạ nên câu hỏi cũng nhàn thật =)))

- Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt thương bà bấy nhiêu.

- Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu
Người ta nguồn gốc từ đâu
Có tổ tiên trước rồi sau có mình

- Nước có nguồn, cây có gốc.

26 tháng 7 2021

Chim có tổ người có tông​

2 tháng 10 2016

     " Uống nước nhớ nguồn " là câu ca dao thể hiện về lòng biết ơn , sông có nguồn mới có được nước trong sạch cũng như con người vậy, con cháu đã lớn phải biết và nhớ ơn về ông cha, tổ tiên. Con người chúng ta được sinh ra là để học những điều tốt đẹp cứ không phải học những điều xấu thế nên, mỗi con người thế hệ trẻ đều phải có cách học và cách dạy làm sao để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta và truyền đạt nó tới thể hệ sau này.

2 tháng 10 2016

        Qua các câu dân ca, mỗi câu dân ca ấy đều mang những lời dạy cho con cháu sau này. Từng câu nói ấy đã đi sâu vào lòng của mỗi con người, nó đều chứa những bài học sâu sắc về lòng yêu thảo, thành kính biết ơn với ông bà cha mẹ. Một điều đặc biệt những câu ca dao đều là những câu xuất phát từ đời sống bình thường, nó luôn chan chứa suy nghĩ cảm xúc của con người. Cháu đã lớn thì phải biết hiếu thuận với ông bà đừng quay lưng lại vì họ là những người đã sinh ra cha mẹ là người có kinh nhiệm trong đời sống thường ngày.

30 tháng 9 2016

Nông dân: 

 _     Trời sao trời ở chẳng cần

     Kẻ ăn không hết kẻ lần không ra

         Người thì mớ bảy mớ ba

      Người thì áo rách như là áo tơi.

_                Khen ai khéo đặt nên nghèo

        Kém ăn kém mặc, kém điều không ngoan

                   Nhà giàu nói một hay mười

        Nhà nghèo nói mãi chẳng lời nào khôn

_                Con quan rồi lại làm quan

          Con nhà kẻ khó đốt than cả ngày

Về người phụ nữ:

_ Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

_ Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

_Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.

 

27 tháng 11 2016

Từ xưa đến nay, những câu hát ru ngọt ngào mang tên ca dao theo năm tháng cứ đọng lại cứ đọng lại mãi, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Trong đó, chùm ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” luôn giữ một vị trí quan trọng. Tình cảm giữa cha mẹ và con cái là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất, nâng đỡ tâm hồn con người, để mỗi chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn được thể hiện rõ trong bài ca dao:<br /> “Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Bài ca dao là một thông điệp mà những người mẹ muốn nhắn nhủ với đứa con thân yêu qua lời ru, tiếng hát ngọt ngào, sâu lắng. Trong hai cầu đầu của bài ca dao:<br /> “Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.”
Bài ca dao đã cụ thể hoá công lao của cha mẹ bằng việc so sánh với núi, với biển. Đó là những hình ảnh to lớn, mênh mông tượng trưng cho sự vĩnh hằng: “Công cha” được ví với chiều cao không cùng của "núi ngất trời", “nghĩa mẹ” được tả với chiều rộng vô bờ bến của "nước ngoài biển Đông", chiều nào cũng tận, như công lao của cha mẹ không gì đo đếm được. Hai câu thơ trên ngụ ý nhắc nhở công lao trời biển của mẹ cha đối với con cái. Còn trong hai câu cuối “Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Hai câu trên là lời khuyên cho những người con phải ý thức đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, nghĩa là phải kính cha yêu mẹ và sống sao cho xứng đáng với công ơn trời bể của cha mẹ, của chín chữ cù lao. Hình ảnh “núi”, “biển” được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: núi - ngất trời, cao; biển - rộng mênh mông, khiến ta cảm nhận thấy công lao cha mẹ to lớn dường nào. Hơn nữa lời nhắc nhở răn dạy được thể hiện qua hình thức bài hát dân gian. Với âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng, lời răn dạy đó dễ đi vào tâm hồn của người đọc. Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao về tình cảm gia đình là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn ta. Nhờ lời ru của mẹ trong bài ca dao trên, chúng ta đã lớn dần và trưởng thành, đã hiểu về công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ và bổn phận, trách nhiệm của người làm con. . .



Chữ ''Hiếu'' là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như : "Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

 
23 tháng 9 2016

Những bài ca dao này nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung và những tầng lớp bị trị nói riêng.

Tìm thêm: 

_Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phảm rửa chân.

_ Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

_Thân em như đoá hoa rơi

Phải chăng chàng thật là người yêu hoa.

_Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

_Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.

 

23 tháng 9 2016
- Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
- Thân em như miếng cau khô
Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.
- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
25 tháng 9 2019

Trong ca dao - dân ca, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân... còn nhiều câu hát mang nội dung hài hước, châm biếm nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng ngược đời, những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Dưới đây là bài ca dao được phổ biến rộng rãi trong dân gian:

Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà

Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.

Số cô có vợ có chồng,

Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.

Bài ca dao trên nhai lại lời của ông thầy bói nói với người xem bói. Nó chỉ "ghi âm" một cách khách quan chứ không đưa ra lời bình luận, đánh giá nào. Đây là nghệ thuật dùng "gậy ông đập lưng ông", có tác dụng gây cười và châm biếm rất thâm thúy.

   Chúng ta thử nghe xem ông thầy bói giỏi giang kia đã phán những gì? Ông ta phán toàn những chuyện hệ trọng mà người đi xem bói ( là nữ) rất quan tâm: giàu - nghèo, cha - mẹ, chồng - con. Chuyện nào thầy cũng nói vanh vách và hết sức cụ thể. Chỉ buồn cười là thầy nói theo kiểu nước đôi (!). Thầy khẳng định chắc như đinh đóng cột những sự việc hiển nhiên mà người trần mắt thịt nào cũng thấy, cũng biết, chẳng cần đến thần thánh phán bảo qua miệng lưỡi trơn tru, dẻo quẹo của thầy.

   Dân gian quan niệm rằng con người ta có số. Mỗi người một số phận khác nhau, có kẻ giàu, người nghèo, có kẻ sang, người hèn. Thầy bói phán: Số cô không giàu thì nghèo, có nghĩa là bất luận thế nào thì lời thầy cũng đều đúng cả (!) Nói về ba ngày Tết, tục ngữ có câu: Đói quanh năm, no ba ngày Tết. Dù giàu dù nghèo thì mỗi nhà cũng cố mà lo cho được miếng thịt, đĩa xôi để cúng tổ tiên, ông bà, đó là lẽ đương nhiên. Nhà cô Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà, chắc chắn là thế, thầy chẳng có nói sai đâu (?!)

   Tính chất trào lộng, châm biếm của bài ca dao được đẩy lên tới đỉnh điểm ở những lời thầy phán về phụ mẫu: Số cô có mẹ có cha, Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông và về nhân duyên: Số cô có vợ có chồng, Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai. Điệp từ Số cô được đặt ở đầu mỗi câu và lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người đọc hình dung lão thầy bói cố làm ra vẻ trịnh trọng, thiêng liêng nhưng thực chất là thủ đoạn lừa bịp để moi tiền của những người nhẹ dạ,c ả tin. Tiếng cười đả kích, phê phán bật lên từ đó. Ca dao có câu châm biếm hạng người lười biếng, chuyên đi lừa đảo, dụ dỗ người khác: Thầy đi xem bói cho người, Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.

   Cách nói ỡm ờ nước đôi trong bài đã lật tẩy bản chất giả dối của những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền. Bài ca dao cũng phê phán sự mê tín đến mức mù quáng của không ít người trong xã hội đương thời. Với nội dung tích cực như vậy nên cho đến nay, bài ca dao vẫn nóng hổi ý nghĩa thời sự.

Đọc bài ca dao trên, chúng ta không chỉ hả hê trước thái độ châm biếm, đả kích của nhândân lao động mà còn thích thú bởi đời sống tinh thần phong phú, lạc quan yêu đời của họ. Sức sống mãnh liệt của ca dao - dân ca xuất phát từ niềm tin bất diệt đó.

26 tháng 9 2019

Cảm ơn bạn nhiều nha!  ^_^

27 tháng 10 2021

D.Lời của người lao động

27 tháng 10 2021

D.Lời của người lao động

30 tháng 9 2017

       Đứng bên ni đồng,ngó bên tê đồng,mênh mông bát ngát,

       Đứng bên tê đồng,ngó bên ni đồng,bát ngát bên mông.

            Thân em như chẽn lúa đồng đồng

       Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

       - Đây là 1 bức tranh đẹp về cảnh đẹp của cánh đồng lúa vào buổi ban mai. " Thân em" ở đây nói về hình ảnh cô gái đang tự hào về mình.

30 tháng 9 2017

thân em vừa trắng lại vừa tròn