Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông sáng tác nhiều về đề tài cuộc sống mới, con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta. Cô Tô là một bút kí in trong tập Kí, xuất bản năm 1976. Nguyễn Tuân đã ghi lại những ấn tượng tốt đẹp của mình về cảnh sắc tuyệt vời của quần đảo Cô Tô trong vịnh Bắc Bộ và hình ảnh những ngư dân cần cù lao động, góp phần làm giàu cho Tổ quốc, đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên và con người đằm thắm, thiết tha của mình qua thiên bút kí này.
Bài văn trong sách giáo khoa là đoạn cuối, gồm ba phần, mỗi phần miêu tả một cảnh thiên nhiên hoặc sinh hoạt của người dân trên đảo Cô Tô. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp tươi sáng, phong phú và độc đáo thông qua cảm nhận tinh tế và nghệ thuật miêu tả tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân.
Phong cảnh Cô Tô sau khi cơn bão đi qua hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp. Trên cái nền là bầu trời xanh tươi sáng và mặt nước màu lam biếc, nổi bật lên màu xanh mượt của cây, màu vàng giòn của cát và màu trắng của sóng xô dào dạt vào đảo.
Cảnh Cô Tô được miêu tả từ cao xuống thấp. Từ nóc đồn trên đảo, Nguyễn Tuân nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Cảnh đẹp được thu vào tầm mắt khiến nảy sinh trong lòng nhà văn một cảm xúc mãnh liệt: Càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.
Đọc đoạn trích này, người đọc không thể nào quên cảnh mặt trời mọc trên biển Đông. Đây là một bức tranh lộng lẫy, huy hoàng hiếm có. Cảnh mặt trời mọc được miêu tả trong một không gian rộng lớn, bao la, trong trẻo, tinh khôi: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc, ví mặt trời sau khi lên tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn… hồng hào, còn mặt bể là một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.
Cảnh tượng ấy thật hùng vĩ, đường bệ y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Xa xa, vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại… một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh báo hiệu bắt đầu một ngày mới tốt lành. Bức tranh với đủ màu sắc: Đỏ, hồng, xanh, bạc… lấp lánh đan xen tạo nên vẻ đẹp muôn hồng ngàn tía.
Hoạt động trên đảo vừa khẩn trương, tấp nập lại vừa vui vẻ, thanh bình. Quanh cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc… Người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền, chuẩn bị cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện ở suy ngẫm và liên tưởng của nhà văn trước hình ảnh: Chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
Nguyễn Tuân cảm nhận rất tinh tế về sắc thái riêng của cuộc sống ở Cô Tô. Điều đó được thể hiện qua so sánh: Cái giếng nước ngọt ở rìa một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.
Biển Cô Tô đẹp mê hồn! Sức hấp dẫn của biển cả và những sản vật mà nó hào phóng ban tặng cho con người đã thu hút biết bao chàng trai ra biển để làm giàu cho cuộc sống và cho Tổ quốc. Chủ nhân của vùng đảo tươi đẹp này là những ngư dân ngày đêm bám biển. Họ “ăn sóng nói gió” và đã quen chịu đựng những khó khăn gian khổ do thời tiết khắc nghiệt gây nên.
Kết thúc bài kí là cảnh đoàn thuyền chuẩn bị ra khơi và chị Châu Hòa Mãn dịu con đứng trên bãi biển tiễn chồng. Đó là những hình ảnh tiêu biểu của cuộc sống lao động khỏe khoắn, vui tươi của những ngư dân cần cù, chất phác trên đảo Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt của con người trên đảo và vùng biển Cô Tô dược miêu tả trong đoạn trích thật tươi đẹp, trong sáng và đa dạng qua ngòi bút điêu luyện, giàu cảm xúc của Nguyễn Tuân. Đặc biệt, cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh huy hoàng, lộng lẫy đầy chất thơ.
Đoạn trích trên đây đã giúp em hiểu thêm về một cảnh quan nổi tiếng của đất nước, từ đó càng thêm yêu mến, gắn bó và tự hào về Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp.
TK#
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông sáng tác nhiều về đề tài cuộc sống mới, con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta. Cô Tô là một bút kí in trong tập Kí, xuất bản năm 1976. Nguyễn Tuân đã ghi lại những ấn tượng tốt đẹp của mình về cảnh sắc tuyệt vời của quần đảo Cô Tô trong vịnh Bắc Bộ và hình ảnh những ngư dân cần cù lao động, góp phần làm giàu cho Tổ quốc, đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên và con người đằm thắm, thiết tha của mình qua thiên bút kí này.
Bài văn trong sách giáo khoa là đoạn cuối, gồm ba phần, mỗi phần miêu tả một cảnh thiên nhiên hoặc sinh hoạt của người dân trên đảo Cô Tô. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp tươi sáng, phong phú và độc đáo thông qua cảm nhận tinh tế và nghệ thuật miêu tả tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân.
Phong cảnh Cô Tô sau khi cơn bão đi qua hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp. Trên cái nền là bầu trời xanh tươi sáng và mặt nước màu lam biếc, nổi bật lên màu xanh mượt của cây, màu vàng giòn của cát và màu trắng của sóng xô dào dạt vào đảo.
Cảnh Cô Tô được miêu tả từ cao xuống thấp. Từ nóc đồn trên đảo, Nguyễn Tuân nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Cảnh đẹp được thu vào tầm mắt khiến nảy sinh trong lòng nhà văn một cảm xúc mãnh liệt: Càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.
Đọc đoạn trích này, người đọc không thể nào quên cảnh mặt trời mọc trên biển Đông. Đây là một bức tranh lộng lẫy, huy hoàng hiếm có. Cảnh mặt trời mọc được miêu tả trong một không gian rộng lớn, bao la, trong trẻo, tinh khôi: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc, ví mặt trời sau khi lên tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn… hồng hào, còn mặt bể là một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.
Cảnh tượng ấy thật hùng vĩ, đường bệ y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Xa xa, vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại… một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh báo hiệu bắt đầu một ngày mới tốt lành. Bức tranh với đủ màu sắc: Đỏ, hồng, xanh, bạc… lấp lánh đan xen tạo nên vẻ đẹp muôn hồng ngàn tía.
Hoạt động trên đảo vừa khẩn trương, tấp nập lại vừa vui vẻ, thanh bình. Quanh cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc… Người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền, chuẩn bị cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện ở suy ngẫm và liên tưởng của nhà văn trước hình ảnh: Chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
Nguyễn Tuân cảm nhận rất tinh tế về sắc thái riêng của cuộc sống ở Cô Tô. Điều đó được thể hiện qua so sánh: Cái giếng nước ngọt ở rìa một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.
Biển Cô Tô đẹp mê hồn! Sức hấp dẫn của biển cả và những sản vật mà nó hào phóng ban tặng cho con người đã thu hút biết bao chàng trai ra biển để làm giàu cho cuộc sống và cho Tổ quốc. Chủ nhân của vùng đảo tươi đẹp này là những ngư dân ngày đêm bám biển. Họ “ăn sóng nói gió” và đã quen chịu đựng những khó khăn gian khổ do thời tiết khắc nghiệt gây nên.
Kết thúc bài kí là cảnh đoàn thuyền chuẩn bị ra khơi và chị Châu Hòa Mãn dịu con đứng trên bãi biển tiễn chồng. Đó là những hình ảnh tiêu biểu của cuộc sống lao động khỏe khoắn, vui tươi của những ngư dân cần cù, chất phác trên đảo Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt của con người trên đảo và vùng biển Cô Tô dược miêu tả trong đoạn trích thật tươi đẹp, trong sáng và đa dạng qua ngòi bút điêu luyện, giàu cảm xúc của Nguyễn Tuân. Đặc biệt, cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh huy hoàng, lộng lẫy đầy chất thơ.
Đoạn trích trên đây đã giúp em hiểu thêm về một cảnh quan nổi tiếng của đất nước, từ đó càng thêm yêu mến, gắn bó và tự hào về Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp.
Xin lỗi mình chỉ biết làm câu 3 thôi !
Mùa xuân thật là đẹp ! Mới sớm mai , ông mặt trời còn chưa lên mà chú gà trống đã cất tiếng gáy " Ò ,ó ,O " gọi mọi người dậy . Trước sân làng mọi người tập trung lại ,tổ chức một trò chơi liên quan đến sức khoẻ để mừng mùa xuân đến . Còn chúng em thì ở nhà chuẩn bị để đi đón tết . Mọi người đều rất vui và náo nhiệt ! Mặt đất như dung chuyển. Lúc này vật hay thiên nhiên , cây cỏ như đang ca múa , nói chuyện cùng chúng em .
Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.
Học bài thơ “Lượm” xong, trong lòng em đọng lại hình ảnh về chú bé Lượm vô cùng đáng yêu. Đặc biệt là chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm đã gây xúc động sâu sắc trong lòng em.
Một hôm, vẫn như mọi lần, Lượm bỏ thư vào bao, khoác lên vai, bước nhanh trên con đường quê. Nhưng con đường Lượm đi đâu phải là con đường nắng vàng của chú chim chích trong buổi bình yên? Lượm phải vượt qua nơi chiến trường ác liệt, bom đạn khỏi lửa mịt mù. “Đạn bay vèo vèo” qua đầu nhưng chú vẫn “Sợ chi hiểm nghèo”. Bỗng đạn nổ, “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm như đang chì vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện, thanh thản khi hi sinh… Lượm không chết. Lượm vẫn còn mãi trong lòng dân tộc, trong mỗi chúng em.
~ Hok tốt ~
Tham khảo:
Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’!
Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chín vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’
Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘
Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !
Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.
Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.
Bài làm tham khảo
Trong bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” em đặc biệt ấn tượng với chi tiết gấu con kiêu hãnh vào khu vườn dạo chơi và hét thật to “ – Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo). Chi tiết này đã thể hiện sự tư tin và mãnh mẽ của bạn gấu. Sau khi bị bạn sáo và thỏ trêu chọc vì đôi chân vòng kiềng xấu xí, hậu đậu. Gấu con vô cùng tức giận, chú chạy về nhà khóc lóc, mách mẹ. Nhưng sau khi được mẹ giải thích rằng đôi chân vòng kiềng này không hề xấu, nó rất khỏe mạnh và mẹ rất tự hào vì nó. Mẹ còn lấy ra những ví dụ như đôi chân của bố của mẹ và đôi chân của ông nội đều vòng kiềng nhưng rất khỏe mạnh và giỏi. Gấu con đã hiểu ra và chú tự tin đi dạo quanh khu vườn rất vui vẻ với đôi chân của mình. Câu chuyện về đôi chân vòng kiềng của gấu đã mang đến cho em rất nhiều bài học, bài học về sự tự tin với cơ thể mình, đừng vì bất cứ điều gì mà buồn bã, chán nán vì không ai có quyền lựa chọn ngoại hình mà chúng ta mong muốn, hãy yêu thương và luôn tự hào về nó. Đồng thời qua câu chuyện còn nhắc nhở em không bao giờ được chê giễu, kì thị ngoại hình của người khác vì đó là một việc làm không tốt, sẽ gây ra những tổn thương cho người khác.
Chú bé Lượm là một cậu bé liên lạc có trách nhiệm cao trong công việc và tràn đầy tinh thần dũng cảm. Dù còn rất nhỏ tuổi nhưng Lượm đã tham gia vào cách mạng , làm công tác đưa thư cho bộ đội các tiền tuyến. Công việc quả thật rất nguy hiểm đối với một em bé như thế. Nhưng bằng trái tim một lòng hướng về Tổ quốc , bằng tinh thần dũng cảm sẵn sàng đối đầu với gian nguy , Lượm đã không quản ngại khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Hơn thế , chú bé còn rất yêu đời , líu lo ca hát , đôi chân thì nhanh nhẹn , thoăn thoắt trên từng nẻo đường. Với những gì đã làm được , Lượm đã đóng góp một phần không nhỏ công sức của mình vào nhiệm vụ cách mạng . Lượm xứng đáng là tấm gương nhỏ tiêu biểu cho lời dạy của Bác Hồ : " Tuổi nhỏ làm việc nhỏ / Tùy theo sức của mình" mà chúng ta cần học tập và noi theo.