Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mặc dù hiện tại tôi đã là một cậu học sinh cấp 2 nhưng mỗi khi tháng 9 đến lòng tôi lại bồi hồi, xúc động khi nghĩ về ngày khai giảng đầu tiên của mình đó là năm bước vào lớp 1.
Sáng hôm đó,bầu trời nắng nhẹ và có những cơn gió mát khẽ lay động cành cây, cũng dễ hiểu thôi vì đã vào mùa thu. Tới đây sớm hơn mọi lần vì hôm nay là ngày khai giảng bước vào lớp 1 bước ngoặt đến trường của mỗi cô cậu học sinh. Mẹ chở tôi trên chiếc xe đạp cũ, khung cảnh hai bên đường với những hàng cây, ngôi nhà ngày thường rất đỗi quen thuộc nhưng hôm nay sao lạ quá, trong lòng tôi bỗng có cảm xúc bâng khuâng đôi chút lo lắng và hồi hộp không biết có phải vì quá căng thẳng hay không mà tôi khẽ nép vào sau lưng mẹ. Đi đường một quãng dài cũng đến ngôi trường tôi sắp học, đó là một ngôi trường nhỏ với cánh cổng màu xanh, cánh cổng hoen rỉ bởi màu của thời gian. Bên trong cánh cổng là từng nhóm người tụ họp, phụ huynh và cả các bạn xa lạ đang nắm tay người thân như không rời. Mẹ tôi dừng xe và dắt tôi vào cổng, cảm giác lo lắng lại quay trở lại và bước chân của tôi như chậm lại, mẹ hiểu cảm giác đó và trấn tĩnh tôi: “Đây là nơi con sẽ học tập, nơi này có bạn bè và thầy cô giáo yêu quý”. Chưa kịp suy nghĩ chuyện gì khác thì cô giáo xuất hiện và cất lời: “Kính chào các bậc phụ huynh cùng các em học sinh, hôm nay là ngày khai trường đầu tiên, kính chúc phụ huynh sức khỏe và các thầy cô trong trường sẽ chăm lo cho các em giúp các em thành người”. Tiếng vỗ tay vang lên khắp mọi nơi, các em bắt đầu xếp hàng chuẩn bị vào lớp, các thầy cô giáo về khu vực lớp chủ nhiệm. Tôi phải rời vòng tay ấm áp của mẹ, cảm giác sợ hãi, lo lắng nhưng khi cô giáo đến gần và xoa đầu tôi sự xa lạ bỗng nhiên biến mất. Cô giáo bắt đầu phân chia chỗ ngồi cho các bạn, tôi ngồi gần một bạn nam ở giữa lớp. Cô giáo chuẩn bị giảng bài, tôi mở cặp lấy sách vở đặt ngay ngắn trên bàn và háo hức trông đợi những điều mới mẻ của buổi học đầu tiên.
Bài làm
Những kỉ niệm ngày đến trường đầu tiên khi vào học lớp 1 em vẫn nhớ như in. Sáng sớm hôm đó mẹ gọi em dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Xong xuôi, mẹ cho em được mặc bộ quần áo trắng tinh tươm và khoác chiếc cặp mới mẹ đã mua tặng em nhân ngày khai giảng. Mẹ đã dặn dò em phải lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô. Khi đến trường, em cũng nh bao bạn nhỏ khác đều háo hức đón chờ để nhận lớp với những người bạn mới. Ngày đầu tiên đi học trong sáng mùa thu tháng 9, bầu trời trong xanh và gió mát trong lành đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp về quãng đường học sinh.
# Học tốt #
Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân lao động. Nó không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương, đất nước... mà còn là tiếng thở than về số phận bất hạnh và những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.
Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ba câu hát sau đây là những ví dụ tiêu biểu:
1.
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
2.
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
3.
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
Cả ba câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần... ). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay... Thân em như... và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.
Trong ca dao xưa, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời và thân phận bé mọn của mình, bởi họ tìm thấy những nét tương đồng ở loài chim quen thuộc ấy.
Bức tranh phong cảnh nông thôn Việt Nam không thể thiếu những cánh cò lặn lội kiếm ăn trên cánh đồng, lạch nước. Cò gần gũi bên người nông dân lúc cày bừa, cấy hái vất vả. Cò dang cánh nối đuôi nhau bay về tổ lúc hoàng hôn... Con cò đã trở thành người bạn để người nông dân chia sẻ tâm tình:
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Nghệ thuật tương phản tài tình trong câu ca dao trên đã làm nổi bật hình ảnh đáng thương của con cò. Giữa trời nước mênh mông, cò lủi thủi, đơn côi, lầm lũi kiếm ăn. Thân cò vốn đã bé nhỏ lại càng thêm bé nhỏ. Đã vậy mà cò vẫn phải lên thác, xuống ghềnh, đương đầu với bao lỗi éo le, ngang trái. Câu ca dao như một tiếng thở dài não nề, như một lời trách móc, oán than trước nghịch cảnh của cuộc đời.
Nhìn cái dáng lêu đêu, gầy guộc của con cò lặn lội đồng trên, ruộng dưới để mò tép, mò tôm, người nông dân ngậm ngùi liên tưởng tới thân phận mình phải chịu nhiều vất vả, nhọc nhằn và bất bình đặt ra câu hỏi nguyên cớ do đâu:
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?!
Cò đã cam chịu số kiếp hẩm hiu, thế nhưng nó vẫn không được sống yên ổn trong cảnh bần hàn mà vẫn bị một ai đó, một thế lực nào đó đẩy vào bể đầy, ao cạn trớ trêu. Phải chăng đó chính là giai cấp thống trị trong xã hội cũ luôn muốn dồn người bị trị vào bước đường cùng?
Cao hơn ý nghĩa của một câu hát than thân, bài ca dao trên chứa đựng thái độ phản kháng và tố cáo xã hội đương thời. Hình ảnh con cò ở đây tượng trưng cho thân phận long đong, khốn khổ của người nông dân nghèo vì sưu cao, thuế nặng, vì nạn phu phen, tạp dịch liên miên, vì sự bóc lột đến tận xương tủy của giai cấp thống trị.
Vẫn theo mạch liên tưởng giống như ở bài ca dao thứ nhất, bài ca dao thứ hai là một ẩn dụ so sánh giữa thân phận của người nông dân với những loài vật bé nhỏ, tầm thường như con tằm, con kiến:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Đây là câu hát nói về những số phận vất vả, bất hạnh. Điệp từ Thương thay được lặp lại bốn lần, biểu hiện sự thương cảm, xót xa vô hạn. Thương thay là thương cho thân phận mình và thân phận của những người cùng cảnh ngộ.
"Thương thay thân phận con tằm/ Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ" là thương cho những người lao động nghèo khổ suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực, công lao. "Thương thay lũ kiến li ti/ Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi " là thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn cơ cực, nghèo khổ. "Thương thay hạc lánh đường mây/ Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi" là thương cho những cuộc đời phiêu bạt, lận đận để kiếm sống qua ngày. "Thương thay con cuốc giữa trời/ Dầu kêu ra máu có người nào nghe" là thương cho những thân phận thấp cổ bé họng, suốt đời ôm khổ đau oan trái, không được ánh sáng công lí soi tỏ.
Bốn câu ca dao là bốn nỗi xót thương. Sự lặp đi lặp lại ấy tô đậm mối cảm thông và xót xa cho những cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân nghèo trong xã hội cũ. Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối, mở ra những niềm thương xót khác nhau và mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển và nâng cao thêm.
Ca dao chính là phương tiện để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn. Đó không chỉ là tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, sự sâu sắc, nhân văn trong ca dao về tình cảm gia đình mà còn là những nỗi niềm chua xót, đắng cay của con người. Nỗi niềm ấy, sự xót xa ấy được thể hiện sâu sắc qua chùm những bài ca dao viết về đề tài than thân, yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội xưa.
Ca dao than thân là một hình thức ca dao khá phổ biến, đó là những lời ca than thân trách phận của những con người trong xã hội xưa, mà nhiều hơn cả là những người phụ nữ, bởi họ phải chịu những bất công, đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Sự rẻ rúng của thân phận những người phụ nữ trở thành một đề tài quen thuộc trong ca dao, họ bị xã hội vùi dập, tước đoạt đi quyền được sống, quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Trong xã hội phong kiến xưa có quan niệm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ đến tuổi lập gia đình không có quyền lựa chọn người mình yêu, đối tượng làm chồng của mình, mà mọi thứ đều được quyết định bởi cha mẹ. Đối với những người đề cao quan điểm môn đăng hộ đối thì số phận của những người phụ nữ càng trở nên bất định, hạnh phúc như một ván bài hên xui, nếu may mắn tìm được người chồng tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không may gặp phải người chồng xấu thì họ vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng, không có quyền phản kháng.
Bởi vậy mà nhân vật trữ tình trong câu ca dao này đã ví mình như một tấm lụa đào, tức là một món hàng được bày bán ở giữa chợ, không biết người mua là ai, người quân tử hay kẻ tiểu nhân, một số phận đầy bi đát, đáng thương. Ở bài ca dao sau lại là lời tâm sự đầy tha thiết của một người phụ nữ về bản thân mình, đó là người phụ nữ không có nhan sắc nhưng lại là một người có vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong. Lời ca như một lời thuyết minh, giới thiệu đầy xót xa của người phụ nữ ấy về con người của mình:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”
Xã hội xưa thường đề cao hình thức, những người con gái có diện mạo ưa nhìn, đoan trang thường được coi trọng và nhiều người để ý hơn, ngược lại những người phụ nữ không có lợi thế về nhan sắc thì bị rẻ rúng, coi thường. Nhân vật trữ tình đã tự ví mình như củ ấu gai, để nói về diện mạo xù xì, gai góc, không ưa nhìn. Nhưng bên trong củ ấu ấy lại là phần ruột trắng trong, câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp khó nhận biết, nếu không chân thành thì khó có thể cảm nhận được, đó chính là những người con gái không có lợi thế về diện mạo nhưng lại là những con người thực sự đẹp về tâm hồn.
“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”
Nếu như những câu ca dao trên viết về chủ đề than thân trách phận thì đến câu ca dao này lại gợi nhắc về thứ tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó mà dẫu có xa nhau vẫn hướng về nhau, dù có biến cố cũng không cắt chia được tình cảm. Gừng và muối là hai biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn, ở trong câu ca dao này chúng được dùng biểu tượng cho sự khăng khít, bất biến trong tình cảm của vợ chồng, đó là thứ tình cảm sâu nặng, không dễ chia lìa, mà dẫu có ngày phải chia lìa thì đó cũng là một tương lai rất xa thực tại, khó có thể xảy ra.
Người Việt Nam xưa thường mượn những câu ca dao để giãi bày những tình cảm sâu kín, đó chính là những lời than khóc, những tâm sự nặng trĩu của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng hạnh phúc ấy với họ là một thứ xa xỉ, vận mệnh của họ nằm trong tay của người khác, không có lấy một chút tự chủ nào.
Ca dao chính là phương tiện để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn. Đó không chỉ là tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, sự sâu sắc, nhân văn trong ca dao về tình cảm gia đình mà còn là những nỗi niềm chua xót, đắng cay của con người. Nỗi niềm ấy, sự xót xa ấy được thể hiện sâu sắc qua chùm những bài ca dao viết về đề tài than thân, yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội xưa.
Ca dao than thân là một hình thức ca dao khá phổ biến, đó là những lời ca than thân trách phận của những con người trong xã hội xưa, mà nhiều hơn cả là những người phụ nữ, bởi họ phải chịu những bất công, đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Sự rẻ rúng của thân phận những người phụ nữ trở thành một đề tài quen thuộc trong ca dao, họ bị xã hội vùi dập, tước đoạt đi quyền được sống, quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Trong xã hội phong kiến xưa có quan niệm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ đến tuổi lập gia đình không có quyền lựa chọn người mình yêu, đối tượng làm chồng của mình, mà mọi thứ đều được quyết định bởi cha mẹ. Đối với những người đề cao quan điểm môn đăng hộ đối thì số phận của những người phụ nữ càng trở nên bất định, hạnh phúc như một ván bài hên xui, nếu may mắn tìm được người chồng tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không may gặp phải người chồng xấu thì họ vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng, không có quyền phản kháng.
Bởi vậy mà nhân vật trữ tình trong câu ca dao này đã ví mình như một tấm lụa đào, tức là một món hàng được bày bán ở giữa chợ, không biết người mua là ai, người quân tử hay kẻ tiểu nhân, một số phận đầy bi đát, đáng thương. Ở bài ca dao sau lại là lời tâm sự đầy tha thiết của một người phụ nữ về bản thân mình, đó là người phụ nữ không có nhan sắc nhưng lại là một người có vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong. Lời ca như một lời thuyết minh, giới thiệu đầy xót xa của người phụ nữ ấy về con người của mình:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”
Xã hội xưa thường đề cao hình thức, những người con gái có diện mạo ưa nhìn, đoan trang thường được coi trọng và nhiều người để ý hơn, ngược lại những người phụ nữ không có lợi thế về nhan sắc thì bị rẻ rúng, coi thường. Nhân vật trữ tình đã tự ví mình như củ ấu gai, để nói về diện mạo xù xì, gai góc, không ưa nhìn. Nhưng bên trong củ ấu ấy lại là phần ruột trắng trong, câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp khó nhận biết, nếu không chân thành thì khó có thể cảm nhận được, đó chính là những người con gái không có lợi thế về diện mạo nhưng lại là những con người thực sự đẹp về tâm hồn.
“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”
Nếu như những câu ca dao trên viết về chủ đề than thân trách phận thì đến câu ca dao này lại gợi nhắc về thứ tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó mà dẫu có xa nhau vẫn hướng về nhau, dù có biến cố cũng không cắt chia được tình cảm. Gừng và muối là hai biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn, ở trong câu ca dao này chúng được dùng biểu tượng cho sự khăng khít, bất biến trong tình cảm của vợ chồng, đó là thứ tình cảm sâu nặng, không dễ chia lìa, mà dẫu có ngày phải chia lìa thì đó cũng là một tương lai rất xa thực tại, khó có thể xảy ra.
Người Việt Nam xưa thường mượn những câu ca dao để giãi bày những tình cảm sâu kín, đó chính là những lời than khóc, những tâm sự nặng trĩu của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng hạnh phúc ấy với họ là một thứ xa xỉ, vận mệnh của họ nằm trong tay của người khác, không có lấy một chút tự chủ nào.
hơi ngắn mong bạn thông cảm mik ko giỏi văn cho lắm
Sống chết mặc bay đã phản ánh rõ nét toàn cảnh xã hội phong kiến thời xưa. Hai hình ảnh trái lập nhau đã làm càng tăng thêm ý nghĩa, lên án, tố cáo những kẻ cầm đầu độc ác, không biết quan tâm đến đời sống nhân dân hay nói đúng hơn là tên quan phủ – một viên quan vô trách nhiệm lòng lang dạ sói trong tác phẩm. Văn bản này vào đề bằng một hình ảnh hết sức căng thẳng, gay cấn, khó khăn. Đó là vào một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông dâng cao đe doạ vỡ đê. Với công cụ thô sơ, những người dân chân lấm tay bùn với hàng nghìn tư thế khác nhau: người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, bão lụt. Hình ảnh muôn sầu nghìn thảm ấy làm bất cứ ai được đọc, được nghe đều không khỏi xót thương. Sự vất vả của người dân kéo dài tới mãi đêm khuya vẫn chưa chấm dứt. Tiếng hò, tiếng gọi, í ới, gấp gấp, sự căng thẳng ấy được bộc lộ qua nét mặt của từng người. Trước tình cảnh như vậy thì bất kì ai cũng đặt ra câu hỏi: Vậy trước thế cùng sức kiệt như vậy thì quan phụ mẫu, những người có chức quyền ở đâu. Thì ra những vị quan phụ mẫu đang hộ đê trong đình, một khung cảnh hoàn toàn trái ngược. Bầu không khí ấm áp không chút lo âu. Sự bình thản của mỗi người trên từng quân bài. Quan phụ mẫu đang hộ đê trong tư thế ung dung, nhàn hạ, tay cầm bát yến, ngồi khểnh vuốt râu. Sự oai phong của quan được thể hiện ở lời nói. Những tên xu nịnh vây quanh nịnh hót, quan thắng bài đó là niềm hạnh phúc. Từng khung cảnh cũng được đề cập đến trong văn bản càng bộc lộ rõ nét hơn. Than ôi! Xã hội phong kiến bất công biết bao. Bằng những ngôn từ, biện pháp tự sự, kết hợp với miêu tả, bình luận cùng với những cảm xúc chân thực, tác giả đã đưa người đọc vào trong cuộc sống bấy giờ, tái hiện lại những nghịch cảnh trớ trêu, lay động lòng người, đánh thức lên một nỗi niềm xót cảm. Không mảy may một chút vương lòng, những hình ảnh nhàn hạ, nào quan phủ, nào thầy lí, thầy đề, những tên cương hào, ác bá được lột tả dưới ngòi bút của tác giả. Với những ngôn từ bình dị, cổ xưa, tác giả đã gợi lên một khung cảnh chân thực. Hơn thế nữa, một loạt những nghệ thuật độc đáo được được sử dụng. Khi thời điểm tưởng chừng ngàn cân treo sợi tóc, văng vẳng từ xa tiếng người vào bẩm báo: Dễ có khi đê vỡ”. Cảnh bình chân như vại của viên quan bằng lời nói: Mặc kệ” khi đợi bài ù. Không chỉ vậy sự thách thức của hắn còn được bộc lộ bởi câu nói: Đê có vỡ, nước có dâng lên cao thì cũng không lo đình sập, đình vỡ” Thật là nghịch chướng. Đó là phép tăng cấp rất độc đáo. Hay nghệ thuật tương phản cũng khá ấn tượng. Hai khung cảnh một trời một vực, một bên ung dung nhàn nhã, một bên gấp gáp lo âu. Sự tương phản này là mâu thuẫn quan điểm của hai lớp người trong xã hội xưa.
hok tốt! :)
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã . Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
- Câu bị động : in đậm
- Câu đặc biệt: in nghiêng
- Trạng ngữ:gạch chân
Bạn tham khảo :
Quê hương tôi không đẹp nên thơ những cũng đủ để tự hào mà nói rằng được thả diều mỗi chiều trên đê quả là tuyệt. Những tia nắng cuối cùng trong ngày còn xót lại cũng là lúc lũ trẻ chúng tôi kéo nhau ra bãi cát chân đê chơi. Từng làn gió mát phả trong không khí đưa những chiếc diều bay xa và bay cao. Nó gửi gắm ước mơ về 1 tương lai tươi đẹp của bọn trẻ thôn quê. Thêm vào đó con sông Hồng quang năm mải miết chảy bồi đắp phù xa cho 2 hàng cây tỏa bóng soi mình xuống mặt nước khiến cảnh vật trở nên hữu tình. Đứng ngắm hoàng hôn đang dần tắt, ánh hồng đang dần mất đi cảm giác tiếc nuối lạ kì. Chao ôi! Một ngày sôi động, ồn ã đã kết thúc.
(mik ko cần bạn k nhé !)
Chúc bạn học tốt !
ham khảo 5
Xuân! Xuân đã về-mùa của ước mơ, mùa của sức sống, khát khao đã về rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới tràn đầy những lá non, lộc biếc. Hoa khoe sắc, lộng lẫy trước nắng xuân. Trong các vòm cây, kẽ lá, những chú chim sơn ca cất vang lên bản nhạc chào xuân, rộn rã. Chỉ mới có vài hôm trước, mọi vật còn ủ rũ trong mùa đông mà giờ đã xanh tốt, tươi vui lạ thường. Trên nền trời, cánh én chao liệng vu vơ, từng đám mây bông trắng xốp nhẹ nhàng lững thững trôi, vui mừng. Ôi! thật là đẹp. Tất cả thật là đẹp.
Mỗi mùa đều có những nét đẹp khác nhau. Nhưng có lẽ, em cảm thấy yêu thích nhất là mùa xuân - mùa của tiết trời ấm áp, của sự sống đâm chồi nảy lộc.
Mùa xuân là mùa đầu tiên của một năm. Và mỗi khi xuân về, em lại cảm thấy vô cùng thích thú. Mấy ngày trước, bầu trời còn xám xịt, làn gió lạnh lùa qua bên tai. Vậy mà khi xuân đang về, đất trời dường như lột xác. Xuân đến, ánh mặt trời ấm áp hơn hơn. Bình minh của ngày mới lên tỏa ra nhưng ánh nắng lung lung chiếu rọi xua tan lớp mây đen dày đặc bao ngày qua. Bầu trời xanh trong như được gội rửa sau những ngày âm u của mùa đông. Những áng mây như được ai nhuộm trắng, chúng bồng bềnh trôi êm đềm trên bầu trời. Gió xuân cũng trở nên hiền dịu, gió thổi nhẹ nhàng như hát những khúc ca xuân. Thật dễ chịu biết bao khi được cảm nhận không khí của trời xuân.
Mùa xuân là mùa của bao sắc màu thắm tươi, rực rỡ của muôn hoa thi nhau đua nở, khoe sắc mang đến cho nơi đây một vẻ đẹp diệu kỳ. Quê hương thân yêu như được khoác lên mình một tấm áo mới – màu áo của sức sống vô tận, tươi thắm, rực rỡ với bao sắc màu.
Trên những con đường làng quen thuộc, hoa cúc dại nở vàng ươm, vươn cao chào đón mặt trời. Những cành xấu hổ thì khiêm tốn cúi rạp mình. Chúng ôm mặt đất nồng nàn rồi nhẹ nhàng nở ra những bông hoa màu tim tím, nhẹ nhàng như chùm lông tơ. Nếu gió bứt chúng ra khỏi cành thì chúng sẽ bay bổng khắp khu vườn, nhẹ như những giấc mơ màu tím. Và sẽ không sao cả khi hoa cúc chiếm lĩnh tâm hồn bạn. Bởi màu vàng của chúng quá rực rỡ. Chúng nở tung dọc suốt hai bên đường làng, thay thế cho những bông hoa loa kèn trắng muốt đã ngủ yên trong lòng đất hoặc bay lên cao cùng với những ngôi sao nhỏ. Trên những mảnh tường rêu phong, giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu trắng muốt - màu trắng của những làn mây, lá xanh tươi. Bên cạnh sắc trắng tinh khôi của những bông hoa giấy là màu hoa hồng đỏ thắm. Những cô ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Dường như vào lúc này, tôi mới cảm nhận được hương thơm của những bông hoa hồng. Hoa hồng đỏ rực rỡ, cháy bỏng nhưng lại có mùi thơm thoang thoảng, ngan ngát… Chắc bởi thế mà tôi yêu hoa hồng! Tất cả muôn sắc thắm hương ấy bay xa tận tít phương trời mà rủ đàn bướm đến. Bướm vàng hòa cùng với ánh nắng ấm áp, bướm trắng li ti theo đàn mà vui đùa với chị gió, những chú bướm đen thì như những đám tàn tro bị ai thổi lên trời cao. Chúng thi nhau bay đến, dập dờn, lượn lờ xung quanh những sắc màu của mùa xuân như những cánh hoa bay lả tả trong gió.
Nếu những cành mai rực rỡ là biểu tượng cho tài lộc, phú quỳ và sự may mắn của phương Nam thì với người dân xứ Bắc, những cây hoa đào lại tượng trưng cho một ciu Tết đầm ấm, một mùa xuân ngập tràn yêu thương, hạnh phúc. Những đứa con xinh đẹp của mùa xuân đang khoe sắc thắm, rộn vang tiếng nói: “Tết đã về rồi!”. Tết chính là món quà kì diệu nhất mà mùa xuân đã ban tặng cho quê hương thân yêu, cho những người dân hiền lành, tốt bụng, nhân hậu.
Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc và là mùa của yêu thương, sum vầy, mỗi khi xuân về là nhà nhà người người lại đón tết vui vẻ và có những giây phút ấm áp bên nhau, sau những giây phút đó, chúng ta thấy yêu thương quê hương của mình hơn, tình yêu đó thể hiện sự gắn bó thiết tha và mang những cung bậc ngào ngạt của thiên nhiên đất trời.
Bạn tham khảo nha !!
Trên đường từ nhà đến trường em phải đi qua một ngã tư đông đúc người qua lại. Sáng nào cũng vậy cứ đi qua ngã tư ấy em lại nhìn thấy một chú công an đứng điều khiển giao thông. Từ ngày có sự xuất hiện của chú, nút giao thông ở đây không bao giờ bị tắc, điều đó làm mọi người rất vui mừng.
Mọi người nói rằng đó là chú Tuấn công an giao thông, năm nay chú 31 tuổi. Vóc người chú to lớn, vạm vỡ; bắp tay, bắp chân rắn chắc. Chú có khuôn mặt chữ điền với làn da nâu bóng bánh mật. Mái tóc chú đen nhánh, lúc nào cũng được cắt tỉa gọn gàng. Chú có đôi mắt to và thông minh ẩn dưới cặp lông mày rậm rạp. Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ dồ ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh, chấn đi giày đen bóng lộn, chiếc thắt lưng bằng da màu nâu to bản hơi lệch về dưới bởi khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống, càng tàng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự đường phố. Chiếc mũ kết đội trên đầu có đính huy hiệu cảnh sát khiến cho gương mặt của chú vừa oai nghiêm vừa rắn rỏi.
Có lần đi học ngang qua, em đã chứng kiến chú bắt lỗi người vi phạm giao thông. Sau khi bắt lỗi người vi phạm, chú nhẹ nhàng khuyên bảo ba người đừng vi phạm luật giao thông lần nữa và giở sổ ghi biên bản. Gương mặt chú nghiêm khắc nhưng hứa trước sự khoan hồng. Sau đó, chú lại tiếp tục công việc của mình. Trên con đường nắng chiếu rực rỡ, xe cộ đi lại trật tự nên chú rất hài lòng. Bỗng thấy một người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, chú liền huýt còi và chặn chiếc xe. Chiếc xe vẫn cứ ngang nhiên đi thẳng. Chú phải gọi cả mấy chú cảnh sát ở gần đấy bắt chiếc xe lại. Chàng trai điều khiển xe tỏ ra rất hối hận, liền nộp phạt và xin lỗi chú. Vẫn nụ cười tươi phô hàm răng trắng bóng, chú nhắc nhở chàng trai phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ chính mình. Mọi người trong phố đều rất quý chú vì chú xử phạt công minh và công bằng với mọi người.
Vì trong giờ chú đang làm nhiệm nên em không có thời gian để nói chuyện với chú, nhưng qua những cử chỉ và hành động của chú mà em quan sát được, em chắc chắn chú là một người công an tốt. Em rất nhiều quý chú Tuấn và hi vọng sau này mình cũng sẽ trở thành một người công an tốt, đem lại sự yên bình cho xã hội.
“Tôi sinh ra và lớn lên trên miền đất nghèo thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Đó là nơi gắn bó với tôi 24 năm cuộc đời. Nếu có ai hỏi tôi rằng “Điều gì làm tôi tự hào nhất?”. Tôi sẽ trả lời đó chính là quê hương tôi. Đức Thọ là mảnh đất nghèo, người dân ở đây sống bằng nghề trồng lúa, chăn nuôi và đánh cá. Mặc dù cuộc sống vất vả, nhưng con người ở đây rất thân thiện và hiếu học. Đức Thọ có một ngôi làng Tùng Ảnh, được gọi là làng tiến sỹ. Đức Thọ cũng chính là quê hương của cố tổng bí thư Trần Phú, và đã ghi nhiều dấu ấn của lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại.
Nếu đặt chân đến Đức Thọ, bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị, đi tham quan mộ cố tổng bí thư Trần Phú, đê La Giang, chèo thuyền trên sông La, và nghe câu hò ví dặm. Khi hoàng hôn xuống, cùng nhau thưởng thức cơm hến – một đặc sản ẩm thức chỉ ăn một lần là nhớ.
Đẹp và bình dị ! Đức Thọ luôn luôn cố gắng để đổi mới, cải thiện đời sống nhân dân, nhưng luôn giữ gìn bản sắc quê hương đậm đà’’.