K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2016

Ai từng cắp sách đến trường đều thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy:

“Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.

Học tập tốt, lao động tốt.

Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.

Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

      Năm điều Bác dạy đã trỏ thành chuẩn mực đạo đức mà mỗi học sinh luôn phấn đấu và rèn luyện, trong đó, dũng cảm là một phẩm chất đạo đức quan trọng mà mỗi người cần có để chung sống với cộng đồng.

      Dũng nghĩa là “không sợ nguy kiểm, khó khăn”; cảm nghĩa là “dám", là sự can đảm. Dũng cảm là dám làm một việc nào đó mà không sợ nguy hiểm, khó khăn.

      Lịch sử dân tộc ta đã ghi công bao anh hùng liệt sĩ đã cống hiến tuổi trẻ và tính mạng của mình cho nền độc lập tự do của tổ quốc, cho chúng ta có được cuộc sống như hôm nay. Đối với họ, dũng cảm không chỉ là không sợ hiểm nguy, mà là sẵn sàng hi sinh tính mạng cá nhân vì mục đích cao cả nhất: độc lập dân tộc. Đó là hành động anh hùng.

      Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta từng chứng kiến rất nhiều hành động dũng cảm: một người đi đường sẵn sàng đuổi theo bọn cướp, giành lại tư trang cho người bị mất; một em thiếu niên dám lao ra giữa dòng nước xoáy cứu người chết đuối mà không sợ sức vóc mình nhỏ bé: một chiến sĩ công an truy bắt kẻ buôn lậu ma túy mà không sợ nguy cơ lây nhiễm HIV, một thầy giáo dám chì rõ những sai sót, gian lận trong thi cử với mong muốn lập lại kỉ cương trong nhà trường... Có rất nhiều hành động “dũng cảm” khác nhau được cả xã hội ca ngợi, tôn vinh. Họ đã vượt lên hiểm nguy để hành động theo lẽ phải, hành động đúng với nguyên tắc đạo đức mà họ nhận thức trong cuộc sống.

      Xã hội ngày càng phát triển, nhưng mặt trái của nó cũng không thể tránh khỏi. Những mối hiểm nguy đối với con người ngày một nhiều hơn. Những thử thách đối với lòng dũng cảm cũng ngày đa dạng hơn. Các thế lực đen tối không chỉ đe dọa tính mạng cá nhân của mỗi người, chúng cần dùng sự an nguy của người thân, những tốn thất, về kinh tế, sự xúc phạm đến uy tín, đến danh dự cá nhân... để mặc cả đối với lòng dũng cảm. Nghĩa là sự nguy hiểm không chỉ đối với bản thân một người mà ảnh hưởng tới nhiều người, buộc người hành động phải cân nhắc, phái đắn đo. Lòng dũng cảm đã bị buộc phải lựa chọn.

      Thế nhưng, dù phải lựa chọn, vân có không ít người đã hành động vi lẽ phải. Những tấm gương chống tham những, chống tệ nạn xã hội, chống chặt phá rừng trái phép... mà các phương tiện thông tin đại chúng vẫn hàng ngày đưa tin là những minh họa đẹp đẽ cho sự chiến thắng của lương tri. Đó là lòng dũng cảm, cao hơn thế, đó là hành động anh hùng đáng được ngợi ca.

      Để trở thành người dũng cảm mỗi người phải có đầy đủ bản lĩnh, có niềm tin mãnh liệt vào chính nghĩa, vào chân lí, và những giá trị tốt đẹp của cuộc sống: phải biết nhận thức, đánh giá chính xác về cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai. Đó sẽ là căn cứ đế mỗi người vững tin vào hành động bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải của mình, dám làm và dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình.

       Như vậy, một con người dũng cảm không đơn thuần là người có hành động xả thân mà phải là con người biết xả thân vì lẽ phãi, vì chính nghĩa, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

       Một điều tôi tin chắc chắn rằng, người dũng cảm, bằng cách nàv hay cách khác, bao giờ cũng có những tác động tích cực tới sự phát triển của đời sống xã hội.


 

31 tháng 7 2016

Can đảm là một luân đức giúp ta mạnh mẽ và kiên định để theo đuổi điều thiện trong những lúc gặp khó khăn, nó củng cố sự quyết tâm của ta để thắng nhưng trở ngại.

 Can đảm làm cho ta đủ khả năng chiến thắng sự sợ hãi và thắng cả sự chết, đương đầu với mọi thử thách và những sự bách hại . Nó chuẩn bị cho ta đi tới chỗ từ bỏ mọi sự và chấp nhận hy sinh mạng sống để bảo vệ một chính nghĩa .
 
Như thế,  can đảm sẽ làm cho ta được anh dũng chu toàn những công việc khó khăn cách can đảm, dù phải hy sinh mạng sống, không sợ hãi, cũng không táo bạo.  Can đảm luôn giữ mực trung dũng giữa sợ hãi và táo bạo, nó khử trừ sự sợ hãi, vì sợ hãi làm suy giảm nghị lực, không dám tiến bước, nó tẩy chay táo bạo, vì táo bạo sinh ra liều lĩnh và đưa tới thất bại.
20 tháng 9 2018

Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội cũng như đánh giá về mức độ sự sảng khoái, hài lòng (well-being) hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội. Chất lượng cuộc sống là thước đo về phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần. Trong thời đại ngày nay, việc không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người là một nỗ lực của các nhà nước (Chính phủ), xã hộivà cả cộng đồng quốc tế.

29 tháng 10 2023

Đồng bằng sông Cửu Long là điểm đến lý tưởng cho các loại hình du lịch sinh thái, từ việc khám phá các con sông và kênh rạch đến thưởng thức những khu vườn tươi tốt và cảnh đẹp của biển đảo. Đầu tiên, du lịch trên sông nước tại đây đưa bạn qua các kênh rạch xanh mướt, nơi bạn có thể thấy người dân địa phương đánh bắt cá hay trồng cây trên các cánh đồng nổi. Du lịch miệt vườn cây ăn quả là trải nghiệm không thể bỏ qua. Tại đây, bạn có cơ hội thảo luận với người dân và thưởng thức các loại trái cây độc đáo như chôm chôm, măng cụt và dừa tại chính khu vườn của họ.

Cuối cùng, đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia các tour du lịch biển đảo. Vùng này có các đảo như Phú Quốc, nổi tiếng với bãi biển cát trắng và nước biển trong xanh. Tất cả các loại hình du lịch này đều tập trung vào việc tôn trọng và bảo vệ môi trường, điều này không chỉ giúp du khách có cơ hội tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên mà còn giáo dục họ về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn tài nguyên này cho các thế hệ sau.

17 tháng 1 2021

trình độ phát triển kinh tế giữa các nước khác nhau khá rõ nét . nhưng cx có điểm tương đồng vs nhau .

phân tích ra theo từng đặc điểm . gợi ý : dịch vụ khá giống nhau còn nông và công nghiệp lại khác nhau

1 tháng 4 2017

a/ Cà phê:

+ Năm 2008, diện tích trồng 525,1 nghìn ha (phần lớn là cà phê Robusta), sản lượng cà phê nhân là 996,3 nghìn tấn. Năng suất đạt gần 2 tấn / ha.

+ Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất nước (chiếm hơn 89% diện tích trồng cà phê của cả nước, Đăk Lăk là tĩnh có diện tích, sản lượng cà phê lớn nhất của vùng và của cả nước).

+ Cà phê còn được trồng ở Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của nước ta là Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức, Liên bang Nga... Sản lượng cà phê xuất khẩu các năm gần đây khỏang 1 triệu tấn / năm (thứ 2 thế giới, sau Braxin).

b/ Chè:

+ Năm 2008, diện tích chè của cả nước đạt 129,6 nghìn ha, sản lượng chè búp tươi đạt 759,8 nghìn tấn, năng suất đạt hơn 5,8 tấn chè búp tươi / ha.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng sản xuất chè lớn nhất nước (chiếm hơn 65% diện tích chè của cả nước), nổi tiếng với chè tuyết Suối Giàng (Yên Bái), chè Tân Cương (Thái Nguyên) chè Mộc Châu (Sơn La).

+ Tây Nguyên lậ vùng sản xuất chè lớn thứ hai, nổi tiếng với chè Blao (Lâm Đồng). Chè còn được trồng ở Bắc Trung Bộ (phía tây Nghệ An, Thanh Hóa)

+ Sản lượng chè (khô) xuất khẩu các năm gần đây đạt trên 100 nghìn tấn (năm 2007: 115 nghìn tấn) Các thị trường nhập khẩu chè chủ yếu là EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc…


a/ Cà phê:

+ Năm 2008, diện tích trồng 525,1 nghìn ha (phần lớn là cà phê Robusta), sản lượng cà phê nhân là 996,3 nghìn tấn. Năng suất đạt gần 2 tấn / ha.

+ Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất nước (chiếm hơn 89% diện tích trồng cà phê của cả nước, Đăk Lăk là tĩnh có diện tích, sản lượng cà phê lớn nhất của vùng và của cả nước).

+ Cà phê còn được trồng ở Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của nước ta là Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức, Liên bang Nga... Sản lượng cà phê xuất khẩu các năm gần đây khỏang 1 triệu tấn / năm (thứ 2 thế giới, sau Braxin).

b/ Chè:

+ Năm 2008, diện tích chè của cả nước đạt 129,6 nghìn ha, sản lượng chè búp tươi đạt 759,8 nghìn tấn, năng suất đạt hơn 5,8 tấn chè búp tươi / ha.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng sản xuất chè lớn nhất nước (chiếm hơn 65% diện tích chè của cả nước), nổi tiếng với chè tuyết Suối Giàng (Yên Bái), chè Tân Cương (Thái Nguyên) chè Mộc Châu (Sơn La).

+ Tây Nguyên lậ vùng sản xuất chè lớn thứ hai, nổi tiếng với chè Blao (Lâm Đồng). Chè còn được trồng ở Bắc Trung Bộ (phía tây Nghệ An, Thanh Hóa)

+ Sản lượng chè (khô) xuất khẩu các năm gần đây đạt trên 100 nghìn tấn (năm 2007: 115 nghìn tấn) Các thị trường nhập khẩu chè chủ yếu là EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc…