K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2018

Milu là tên con chó được bố em mua từ hồi đầu năm. Nó có bộ lông dày mượt màu vàng nhạt nhưng lại có những đám lông màu nâu trông như những miếng vá vậy. Đôi mắt tròn xoe, đen láy, trông rất tinh anh.

Cái mũi nhỏ lúc nào cũng ươn ướt, đánh hơi rất thính. Đôi tai của chú lúc nào cũng vểnh lên trông rất bướng bỉnh. Chú ta có một hàm răng sắc, khi nhìn thấy chú chắc chắn không để tên trộm nào đến gần. Cũng chính vì thế mà tuần vừa rồi, chính chú đã bắt được tên trộm đã lẻn vào nhà em.

Bố mẹ em đã thưởng công cho chú bằng một bữa ăn no nê, có đủ thịt, rau, cá ngon lành. Ăn xong, chú lại sà vào lòng em để được em vuốt ve, âu yếm. Thỉnh thoảng, Milu lại dụi dụi đầu vào chân em để thể hiện tình cảm. Cả nhà ai cũng yêu quý Milu. Đi xa về, ai cũng có phần quà dành cho nó. Lúc thì cái bánh, lúc thì gói kẹo. Chú đón nhận với vẻ mừng rỡ và biết ơn. Milu khôn ngoan và trung thành, được coi là thành viên không thể thiếu trong gia đình em.

Tham khảo nha

18 tháng 10 2018

Phạm Hồng Linh bn nên tự lm ik, bài tả này là của lớp 3 mà nó dễ phải hok, nếu ko bn có thể tra mạng mà

18 tháng 11 2021

 Bây giờ đối với tất cả mọi người trong gia đình, Iu không còn là một con vật nuôi nữa mà Iu đã trở thành một thành viên thật sự. Dù có đi đâu hoặc làm gì, gia đình luôn dành một vị trí đặc biệt cho Iu. Và tôi vẫn thường hay bị các chú các dì trêu rằng, tôi sẽ bị cho “ra rìa” vì đã có Iu, nhưng tôi luôn vui vẻ và rất hào hứng, bằng cách ngày nào tôi cũng tắm cho chú bé, chảy và lau khô bộ lông mượt như tơ ấy, cho Iu ăn khi đến giờ, cùng Iu nằm lười hay đi dạo mát…vv và cả cái tên của Iu, cũng là do chính tôi đặt đấy thôi. Vậy thì làm sao có chuyện ra rìa được. Có rất nhiều tình bạn đẹp ở trên thế giời này xuất hiện dù không cùng giống loài, bất đồng ngôn ngữ..vv, nhưng tình bạn là tình bạn, tình bạn sẽ không thể dùng bất cứ những chỉ tiêu nào để xác định. Tình bạn đẹp của tôi và Iu cũng như thế, đó là một trong những tình bạn đẹp nhất cuộc đời mình. Dù Iu chỉ là một vật nuôi mà thôi.
(từ trái nghĩa mik in đậm nha)

18 tháng 11 2021

tick cho mik nha

 

8 tháng 10 2017

Cảm nghĩ về bài thơ :

Bài thơ bạn đến chơi nhà gây cho em một cảm xúc sâu lắng khó tả. Bài thơ là tình cảm thân thiết và kính trọng của tác giả đối với người bạn của mình. Tác giả cũng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm. Những thứ để tiếp bạn không có, thật là nghèo nàn quá, nhưng chính cái không có ấy tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

13 tháng 8 2017

Quê hương chúng ta mang tên Việt Nam - mảnh đất hình chữ S dấu yêu, nơi mà biết bao thế hệ non trẻ,tài năng đã sinh ra cho đến khi trở về cát bụi vẫn luôn khắc tâm ghi nhớ nơi mình sinh ra. Quê hương ta quả thật rất đẹp, nó đẹp từ con người cho đến thiên nhiên, chả vậy mà đã có rất nhiều người dù đi tới 1 đất nước xa xôi nào đó vẫn luôn dõi về đất Tổ, Việt Nam mang nhiều vẻ đẹp thú vị: tiếng chuông thanh thanh nơi cửa chùa hay mùi rạ lúa vàng óng ả của đồng bằng Cửu Long hoặc những ốc đảo nho nhỏ chốn Hạ Long. Dù đi đến đâu trên đất Việt, chúng ta đều cảm nhận được cái hay và cái hồn của từng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam, y như 1 câu ca dao lưu truyền từ thời cổ xưa:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

13 tháng 8 2017

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

Trong mỗi chúng ta, tuổi học trò là thời gian ngắn ngủi mà vui vẻ nhất. Nói đến tuổi học trò là những kỉ niệm buồn vui với thầy cô, bạn bè nhưng đọng lại đâu đó trong tâm trí em một hình ảnh đẹp nhất của tuổi học trò đó là một loài cây em yêu thích nhất – Cây hoa phượng.

Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ che mát cho cả một khoảng sân trường rộng lớn. Thân cây to và sần sùi, rễ nổi ngoằn ngoèo trên mặt đất như những chú run khổng lồ. Những tán lá xum xuê, mỗi chiếc lá xanh ngắt đã góp phần xua tan đi những cái nóng nực của mùa hè. Những cành cây cùng với những chiếc lá vươn dài lên cao để đón ánh nắng mặt trời. Cây phượng có một sức sống thật mãnh liệt, sức sống dẻo dai, bền bỉ đã góp phần làm đẹp cho đất nước và con người Việt Nam.

Phượng nở báo hiệu cho mùa thi đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả một góc sân trường. Giờ ra chơi, dưới tán cây phượng các bạn nam thì đá cầu, bắn bi, còn các bạn nữ thì nhảy dây, chơi bịt mắt bắt dê…Cây phượng xòe bóng mát che cho chúng em ôn bài, vui chơi, giải lao sau những giờ học căng thẳng. Lá phượng cũng trở thành một món đồ chơi cho chúng em. Chúng em nhặt từng lá nhỏ để chơi đồ hàng. Mỗi khi buồn, khi vui chúng em đều ngồi dưới gốc phượng tâm sự cùng nhau. Cành lá phượng như những cánh tay vươn ra múa may cùng gió để cùng chung vui với những niềm vui nho nhỏ của chúng em. Hoặc cũng có khi rủ xuống mỗi khi chúng em buồn. Cứ đến cuối năm học, chúng em lại nhặt hoa phượng để ép vào trang vở làm kỉ niệm – Những kỉ niệm khó phai.

Hoa phượng nở báo hiệu một năm học sắp kết thúc. Chúng em sẽ chia tay bạn bè để bước vào kỳ nghỉ hè dài ba tháng liền. Nhưng buồn nhất là phải chia tay cây phượng – loài cây em yêu thích nhất. Vì cây phượng là người bạn thân thiết nhất của tuổi học trò chúng em. Đối với các anh chị cuối cấp, khi nhìn thấy hoa phượng nở lại có tâm trạng bồi hồi, lưu luyến vì sắp phải chia tay bạn bè, thầy cô, mái trường không phải là ba tháng hè mà họ sẽ chia tay nhau để mỗi người bước vào một ngôi trường khác. Có thể họ còn học chung trường, chung lớp với nhau, nhưng cũng có thể là họ sẽ mỗi người một nơi mà chưa biết khi nào gặp lại nhau.

Lúc phượng nở đỏ rực, ve kêu râm ran cũng là lúc báo hiệu thời khắc chia tay đã đến. Vào những ngày cuối năm học, chúng em thi viết lưu bút và không quên ép cùng trang viết một bông hoa phượng đỏ rực. Những dòng lưu bút của những người bạn thân thiết không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Năm học kết thúc, phượng ở lại một mình, bơ vơ giữa sân trường, phượng buồn, phượng muốn khoe dáng với các bạn học sinh nhưng bây giờ sân trường đã vắng lặng, chỉ còn tiếng ve kêu. Phượng mong mùa hè chóng qua đi để lại được gặp lại những người bạn học trò.

Em yêu cây phượng bởi nó gắn liền với tuổi học trò của em, mang lại bao nhiêu ký ức về mái trường mến yêu và những cảm xúc không bao giờ phai nhạt trong tâm trí em. Dù có đi đâu về đâu em cũng không bao giờ quên được hình ảnh loài cây em yêu thích – Cây phượng – cây hoa học trò.

24 tháng 2 2018

Bài mẫu 1. Cây nguyệt quế của ông nội

Cây nguyệt quế trồng ở góc vườn cạnh ngõ là kỉ niệm của ông nội. Cây thân gỗ, to bằng ngón chân cái, có nhiều cành to bằng chiếc đũa, hoặc chỉ to bằng cọng rơm màu nâu xám. Mỗi nhánh cây bằng chiếc tăm dài có từ bảy đến chín lá hình thoi màu xanh thẫm mượt bóng, nhất là sau một đêm mưa. Cành lá sum suê, xoè tán rất đẹp như một chiếc ô xanh xinh xinh căng lên. Hoa nở trắng phau thành từng chùm, hương thơm ngào ngạt vào đêm rằm hàng tháng.

Bài mẫu 2. Hoa sen

Nhà bà ngoại ở đầu làng Hạ, cạnh hồ sen rộng hơn ba mẫu. Tháng ba, mặt hồ như được phủ một màu xanh biếc của lá sen. Có lá nằm bồng bềnh trên mặt nước, có lá nhô cao như chiếc lọng xanh, cuống lá có nhiều gai. Đầu tháng tư, sen nở hoa. Sen hồng và sen trắng nở xoè to như cái bát, phô nhị vàng thơm ngào ngạt. Đi qua hồ sen, em cảm thấy lâng lâng, chiếc túi sách như mang hương sen đến lớp.

Bài mẫu 3. Cây ổi

Vườn bác Huấn trồng nhiều ổi. Cây ổi thân gỗ, cao 6-7 mét, vỏ nhẵn bóng, cuối đông bong từng mảng. Lá ổi mọc đối, thuôn, dày, có mùi thơm. Hoa ổi màu trắng, mọc thành cụm, ở nách lá thường có 2 - 3 bông. Đầu tháng 5, nghe chích choè hót là vườn ổi nhà bác Huấn đã bắt đầu chín, ổi đào ngọt và thơm lắm. Có hôm bác cho em 3 - 4 quả chín mọng, vàng ươm, ăn tuyệt ngon, ăn hết vẫn thèm.

Bài mẫu 4. Cây cau

Ngõ nhà em có mười cây cau trồng thành hai hàng thẳng tắp. Thân cau tròn, cao vút, bạc phếch, có từng vòng như đeo nhẫn. Tàu cau xanh biếc, uốn cong như những bàn tay xinh xinh xoè múa rất đẹp trong làn gió thoảng qua. Đêm hè, hoa cau ngạt ngào đưa hương. Mỗi buồng cau có hàng trăm quả bằng quả trứng gà, da xanh bóng. Năm tháng trôi qua, hàng cau vẫn hiền lành đứng trầm ngâm soi bóng xuống mảnh vườn thân thuộc nhà em.

Bài mẫu 5. Cây bàng

Sân trường em có ba cây bàng mà các bạn trai gọi một cách hóm hỉnh là "cụ bàng". Gốc bàng to, thân cây gù, nổi thành nhiều bướu, mỗi bướu có hình thù khác nhau trông rất cổ quái. Mùa hè, tán bàng xanh biếc, bóng mát tỏa rợp sân trường là nơi vui đùa của chúng em trong giờ ra chơi. Mùa thu, lá bàng đỏ ối như những chiếc quạt lụa óng a óng ánh tuyệt đẹp. Cây bàng là vương quốc của đàn chim sâu, còn đối với chúng em, nó là người bạn thương yêu của tuổi thơ.

Bài mẫu 6. Lúa con gái

Nắng xuân reo vui, ửng hồng đất trời. Lúa con gái xanh mượt đồng quê. Gió nhẹ lướt qua, sóng lúa nhấp nhô như tấm thảm nhung căng tận đến chân trời. Cánh cò trắng phau in trên nền xanh của bầu trời và đồng lúa. Muôn ngàn cánh chim én đưa thoi, ngọn lúa như xoè bàn tay vẫy chào. Bầy chim hiền lành đến bắt sâu, mải miết bay trên sóng lúa. Trên đường đi đến trường, lúa con gái dâng hương phả vào tâm hồn em. Em khẽ hát lên. Em cảm thấy sung sướng khi nghe lúa reo, lúa hát.

Bài mẫu 7. Cây cam Giàng

Ở góc vườn, ông ngoại em trồng cây cam Giàng, tỉnh Thanh.

Mùa xuân, hoa cam nở trắng phau, toả hương thơm nồng nàn cả khu vườn. Tháng chạp, cam chín vàng tươi, trĩu cành. Đàn chim sâu, vợ chồng chìa vôi vẫn đu cành hót, bắt sâu cho cam.

Ngày giỗ các cụ, ngày Tết, ông bà cắt cam bày lên bàn thờ. Năm em lên 6 tuổi được bà cho một quả cam Giàng. Quả cam to tròn, mọng nước. Nước cam vàng óng như mật ong, ngọt và thơm tuyệt.

Mỗi lần có khách đến chơi, hễ ai hỏi đến, ông em lại nói: "Giống cam Giàng, bà lão nhà tôi đem từ quê ra đó...".



12 tháng 10 2016
 
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
 
Tương truyền, Lí Thường Kiệt sáng tác bài thơ này trong một trận quân ta chiến đấu chông quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng.
 
Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hông và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.
 

Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giặc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lay ý chí chiến đấu của đối phương.

phan tich bai tho nam quoc son ha

Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

 
 
Bài thơ lưu lại từ xưa không có tựa đề. Các sách thường lấy mấy từ Nam quốc sơn hà trong câu đầu làm tựa đề cho bài thơ. (Dịch là Sông núi nước Nam):
 
Sông núi Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chìa xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây !
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
 
Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi Nam Việt vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân tã phải gian khổ đấu tranh bao đời chống ngoại xâm mới giành lại được.
 
Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận.
 
Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xứng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xứng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu và gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.
 
Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải dấy binh hỏi tội. Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội… chuẩn bị cho cuộc xâm lược của chúng ngay bên đất chúng. Cho nên chủ tướng họ Lí nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.
 
Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi.
 
Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm giá trị.
 
Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ? (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây ?) là câu hỏi đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc (rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa ngạc nhiên vừa khinh bỉ của tác giả. Ngạc nhiên tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là nghịch lỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng.
 
Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã đặt dân tộc Việt vào tư thế chủ nhà và tin rằng mình có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập.
 
Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cái phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời.
 
Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ), ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta.
 
Ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc, là nghịch lỗ thì đến câu này, ông gọi đích danh như có chúng trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới nhưng không hàm ý thân mật, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ. Y như là sự việc đã sắp đặt trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không chỉ thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Mười vạn quân giặc do hai tướng giỏi chỉ huy, quân ta dâu phải dễ đánh bại nhưng, vì hành động của chúng phi nghĩa nên tất yếu chúng sẽ bại vong. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao vút.
 
Câu thơ nguyên văn bằng chữ Hán: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư có nghĩa là: Rồi xem, chúng bay sẽ tự chuốc lấy phần thất bại thảm hại. Thất bại ghê gớm của giặc là điều không thể tránh khỏi bởi chúng là kẻ dám xâm phạm tới điều thiêng liêng nhất của đạo trời và lòng người.
 
Một lần nữa, chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tạt cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc.
 
Bài Thơ thần ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gạy go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh một đòn chí mạng vào tinh thần quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân dân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời.
 
Tính chất chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy.
 
Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.
 
Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.
12 tháng 10 2016

Bài thơ khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.Sau đó tác giả còn sử dụng nghệ thuật:điệp từ nhịp 4/3 là lời khẳng đingj chủ quyền về lãnh thổ đất nc(Hai câu thơ đầu).Tiép theo hai câu thơ sau sử dụng câu hỏi tu từ ,từ ngữ tạo sắc thái khinh bỉ cho thấy thái độ rõ ràng quyết liệt coi kẻ xâm lược là bạo ngược,..........

3 tháng 5 2016

Em rất yêu văn học. Những tác phẩm văn học có giá trị được em nâng niu, trân trọng và giữ gìn cẩn thận. Chính những câu truyện, bài thơ hay đã bồi đắp cho em nhiều tình cảm tốt đẹp: đó là tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình …em nghĩ con người sẽ không thể có cuộc sống tinh thần phong phú nếu chưa bao giờ biết đến một tác phẩm văn học.

3 tháng 5 2016

camon bạn nha :)):D

 

 

12 tháng 11 2016

Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bột phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
dịch thơ
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàm đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên cớ”.
Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đờiHạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:
“Hồ tử tất như khau
Quyện điểu quy cựu lâm”
(Cáo chết tất quay đầu về núi gò
Chim mỏi tất bay về rừng cũ)
(Khuất Nguyên)
Đó là dù đi những đâu ko j vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hương về quê hương. Cả 1 đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sông nơi đô thành làm cho tóc mai rung, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều ko thay đổi ấy là :giòng quê”(hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con nngười của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.
Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngụi ấy xuất phat từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳngcòn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười noi và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà làviệc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. 1 vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà ko được coi là người con của quê hương quả là 1 tình huống bi hài, cười ra nươc mắt.
Giọng thơ trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình cảm dạt dado, chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tac giả, chúng ta mới cảm nhận hết được sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách.

12 tháng 11 2016

Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc

Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.

Đã bấy lâu nay bác đến nhà

Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.

Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.

Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.

Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.

Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.

2 tháng 8 2019

Tham khảo:

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khổ thơ đầu

+ Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam.

+ “Tiếng gà trưa” là bài thơ hay viết về tình bà cháu.

+ Khổ thơ đầu tiên cho thấy sự tinh tế trong nét bút của Xuân Quỳnh.

2. Thân bài

-Trong vô vàn âm thanh khác nhau của cuộc sống, người chiến sĩ chú ý tới âm thanh của tiếng gà bởi đó là âm thanh quen thuộc của làng quê, dự báo điều tốt lành.

-Hoàn cảnh nghe thấy âm thanh tiếng gà trưa: trên đường hành quân, dừng chân tại một xóm nhỏ bình yên, nghe thấy tiếng gà” nhảy ổ”

-Âm thanh tiếng gà được ghi lại một cách chân thực, tự nhiên: “Cục…cục tác cục ta”

-Điệp từ “nghe” và biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tạo nên những cung bậc cảm xúc khác nhau: tiếng gà làm xao động nắng trưa, làm bàn chân đỡ mỏi, gọi về tuổi thơ. Âm thanh tiếng gà được cảm nhân từ thính giác đến thị giác, xúc giác và tâm hồn.

1. Kết bài

Nêu cảm nghĩ về khổ thơ đầu

+ Tiếng gà trưa là một âm thanh bình dị của làng quê, khơi gợi những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người chiến sĩ.

+ Điệp từ “nghe” kết hợp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhịp thơ biến đổi linh hoạt tạo nên tính nhịp điệu cho khổ thơ.

Khổ đầu của bài "Tiếng gà trưa" :

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Đoạn văn cảm nhận :

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.