K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2020

a. Ẩn dụ: múc ánh trăng vàng

b.  So sánh: trái nhót như ngọn đèn tín hiệu, quả cà chua như cái lồng đèn nhỏ xíu, quả ớt như ngọn đèn dầu.

c. Ẩn dụ: tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà.

d. Ẩn dụ: ánh nắng chảy đầy vai.

e. So sánh: Cây tre là bạn thân

19 tháng 4 2017

Hình ảnh lớn lao, gần gũi của Bác đã sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng .vui

Chúc bn may mắn nha okleuleu

19 tháng 4 2017

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ân tượng:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yèn bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhàn ái Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vi sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ.

8 tháng 11 2016

Gợi ý:Một nhà văn biết tìm đến cái khuất mắc ẩn sâu trong cuộc sống.
Từ những việc bình thường mà nêu lên một vấn đề to lớn, cần phải làm rõ. Một việc nhỏ không được giải quyết khi tích tụ sẽ thành một vấn đề lớn.....................

8 tháng 11 2016

bọn trẻ con ngộ nghĩnh nhỉ

27 tháng 6 2018

Nhà thơ Minh Huệ từng tâm sự: Bên cạnh hình tượng Bác Hồ, ngọn lửa
là “một nhân vật không thể thiếu” trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Nghĩa là hình ảnh ngọn lửa ở đây rất sinh động và mang nhiều ý nghĩa
sâu xa. Qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, em hãy:
a) Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa.
b) Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài
thơ.
Nhà thơ Minh Huệ từng tâm sự: Bên cạnh hình tượng Bác Hồ, ngọn lửa
là “một nhân vật không thể thiếu” trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Nghĩa là hình ảnh ngọn lửa ở đây rất sinh động và mang nhiều ý nghĩa
sâu xa. Qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, em hãy:
a) Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa.
Lặng yên bên bếp lửa (1)
Đốt lửa cho anh nằm (2)
Ấm hơn ngọn lửa hồng (3)
Bác nhìn ngọn lửa hồng (4)
b) Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài
thơ.
+ Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý
nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt
lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.
+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mang
nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ
kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị …
+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân
dân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Bác
không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng người
với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ, ). Nhờ thế, hình ảnh Bác
hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi.
+ Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Hình ảnh “ngọn lửa” ở đây lại gợi tả được sự lớn lao bao trùm cả không
gian, ngang tầm trời đất, tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêu
thương Người dành cho các chiến sĩ ấm áp, mạnh mẽ hơn “ngọn lửa
hồng”.

24 tháng 2 2018

1)

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

(Minh Huệ)

Trong câu thơ trên, nhà thơ Minh Huệ đã sử dụng biện pháp so sánh không ngang bằng rất thành công. Bóng Bác Hồ được so sánh với “ngọn lửa hồng”. Và kết quả cùa phép so sánh thật thú vị: “Bóng Bác cao lồng lộng” - “ấm hơn” - “ngọn lửa hồng”. Nhờ phép so sánh đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho những người chiến sĩ, những người dân công thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như đang bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày tháng chiến đấu gian nan, vất vả.

2)

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!