Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mùa xuân đến mang theo bao nhiêu sự háo hức, chờ đợi của bao nhiêu con người. Những tâm hồn nao nao, lắng đọng chờ đón giây phút ấy. Mùa xuân - mùa của tình yêu, hạnh phúc và là mùa của sức sống. Mỗi năm bắt đầu từ mùa xuân, tuổi trẻ của mỗi người mơn man là thế trong những ngày đầu tiên này. Mùa xuân như những nàng tiên dịu hiền gieo rắc vào thế gian này những chồi non tươi đẹp. Một tuổi mới, một sự lớn khôn hơn. Bông hoa kia đâm chồi mơn mởn trong những ngày nắng đẹp đầu xuân này. Không gì có thể ngăn cản được sức sống ấy trong những ngày này, ngày đẹp tươi của một năm. Những bông hoa đang nói với những con người đang ở đây: mùa xuân đến, những ngày đầu tiên của một năm đã hiện trước mắt, nhìn về phía trước và quên đi những điều không tốt đã qua trong năm cũ, vươn đến những điều tốt đẹp trong năm mới. Mùa xuân - mùa của sức sống tuổi trẻ.
Trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài, nhân vật Thủy được xây dựng rất thành công, là một đứa con hiếu thảo, ngoan hiền và thương anh nhưng số phận của Thủy cũng như số phận của hai anh em lại vô cùng éo le, bất hạnh.
Trước hết ta có thể thấy Thủy là một người em rất ngoan ngoãn, hiếu thảo, rất yêu thương anh của mình và có tấm lòng chan chứa sự vị tha, nhân hậu. Từng cử chỉ, việc làm của Thủy đều thể hiện sự quan tâm tới anh, trong một lần Thành chơi đá bóng bị rách áo, Thủy đã ra sân vận động vá áo cho anh để anh không bị mẹ mắng. Thật là một cô bé vừa thương anh, thông minh lại còn khéo tay.
Chúng ta thường thấy trong gia đình, người em hay được chiều hơn nên đâm ra luôn tranh giành đòi phần hơn với người anh, người chị. Nhưng không, Thủy lại là một người rất biết nhường nhịn, khi hai anh em bắt buộc phải xa nhau, phải chia đồ chơi, nhưng Thủy muốn giành tất cả cho anh, hai anh em cứ đẩy qua đẩy lại cho nhau. Hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ như là hai anh em Thành và Thủy, cả hai anh em đều yêu quý chúng và hàng ngày cho chúng quàng tay nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Để chúng không phải xa nhau Thủy đã hi sinh con búp bê yêu quý của mình vì lo cho anh, em đã vì người khác mà quên đi những niềm vui của riêng mình. Và mặc dù đau lòng trước cảnh bố mẹ chia tay, hai anh em phải chia tay nhưng Thủy chỉ khóc và vâng lời mẹ, em không hề cãi lại khi bị mẹ mắng, em vẫn mong chờ bố về để chào bố trước khi chia tay, một cô bé thật ngoan ngoãn và rất hiếu thảo.
Ngỡ tưởng một cô bé ngoan ngoãn, hiền thảo như vậy sẽ cùng anh của mình lớn lên trong yêu thương và che chở, nhưng thật đáng tiếc khi số phận của Thủy lại éo le và bất hạnh đến vậy. Hai anh em Thành và Thủy vốn có cuộc sống rất đầm ấm và vô cùng thân thiết, quấn quýt “chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện”. Thủy chỉ biết khóc và người đọc cũng cảm thấy xót xa trước hoàn cảnh chia lìa, mất mát của em. Rồi em có mỗi một con búp bê yêu quý cũng phải xa lìa, em chọn để lại cho anh mặc dù em có thể buồn và cô đơn, giờ đây, ta thấy nhân vật Thủy trong hoàn cảnh thật đáng thương.
Đã phải chia tay bố, chia tay anh trai, Thủy còn phải chia tay cô giáo, bạn bè và trường lớp, em phải tới một nơi xa, nơi đó không còn mái trường gắn bó với em hàng ngày. Đây cũng là đoạn truyện gây xúc cảm nhất, thấm đẫm nước mắt của các nhân vật cũng như người đọc. Thủy khóc, cô giáo khóc, các bạn cũng đều khóc, khóc vì Thủy sẽ mãi mãi phải xa trường lớp, thay vào đó là phải đi bán ổi ở chợ, đọc tới đây chúng ta mới cảm thấy xót xa biết bao, sẽ không biết rằng với cuộc sống như vậy rồi cuộc đời và tương lai của em sẽ đi về đâu.
Nhân vật Thủy được dựng lên quá đỗi chân thật và tự nhiên, có sức truyền cảm và khơi gợi nhiều suy ngẫm cho người đọc về giá trị và vai trò của mái ấm gia đình. Chúng ta cần phải trân trọng những tình cảm trong gia đình, coi gia đình là thứ thiêng liêng vô giá, và hãy luôn cùng nhau gìn giữ, bảo vệ tổ ấm của mình.
Em cảm thấy tình bạn của tác giả là tình cảm trong sáng và quý giá được thể hiện qua một tình huống khó xử. Đó là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình. Để rồi tác giả hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cụm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đnày, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.
* Bạn Đến chơi nhà :
- Đại từ : Bác, ta
- QHT : với
Tham Khảo
Ai cũng biết rằng tình cảm bạn bè đối với mỗi người không thể nào thiếu được. Đó là thứ tình cảm thật trong sáng và cao cả. Tình bạn đồng hành với chúng ta ngay từ khi chúng ta mới bước chân vào ngôi trường mần non, rồi nó lại theo chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Tình bằng hữu luôn là tình cảm vững chắc, nơi ta có thể tin tưởng chia sẻ những niềm vui hay nỗi buồn trong cuộc sống. Những tháng ngày bên bạn bè chắc sẽ là những tháng ngày đẹp nhất của mỗi người và ta sẽ mãi mãi không thể quên được. Có những lúc ta cảm thấy buồn vì tình bạn ko suôn sẻ, rồi có giận hờn nhau nhưng đó là những thử thách giúp tình bạn của chúng ta trở nên vững chắc hơn. Ta sẽ hiểu được nhau hơn, thông cảm vs nhau hơn. Một tình bạn thực sự đẹp khi nó được xuất phát từ tận trái tim mỗi người. Xin hãy trân trọng những tình bạn trong sáng mà mỗi người đag giữ, hãy biết quan tâm, chia sẻ vs nhau và hãy làm những điều chưa làm được cho bạn bè ngay bây giờ để có dc những kỉ niệm đẹp trong tuổi học trò của mình.* Từ đồng nghĩa: Tình bạn - Tình bằng hữu.
- Từ trái nghĩa: niềm vui - nỗi buồn.
- Đại từ: ta, nó.
Đọc xong tác phẩm bánh trôi nước của hồ xuân hương ,em có rất nhiều ấn tượng về nó.Nghe đến bánh trôi ai cũng sẽ nghĩ là nó là 1 loại bánh vỏ dày có nhân đường phên,nhưng tác giả Hồ Xuân Hương đã gắn ghép nó với thân phận ng phụ nữ trong xã hội xưa.Những ng phụ nữ ấy đc tác giả miêu tả vẻ đẹp đầy đặn ,phúc hậu nhưng số phận éo le,đầy trông gai.Nếu như ng phụ nữ của xã hội nay đc tự quyết định tương lại theo mong muốn của mình thì ng phụ nữ xưa hoàn toàn trái ngược ,ng cha ,ng chồng sẽ là ng quyết định thay .Cha đặt đâu con ngồi đấy,chồng bảo gì vợ phải làm theo.Những tục lệ ấy đã khiến biết bao số phận ng con gái chở nên khổ cực hơn.Cũng vì là phụ nữ nên họ bị đối xử bất công . Họ không đc học hành ,phải làm nụng vất vả.Cha mẹ họ chỉ coi họ là "thứ vịt dời"sau này chỉ đi lấy chồng ,ở nhà chồng chứ ko làm đc j hết .Ko có họ làm sao có các thế hệ trẻ như chúng ta.....Hãy trân trong những ng phụ nữ
cặp quan hệ từ :nếu ....thì
tick nhé !