K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2019

Trường em là ngôi trường nhỏ nằm trong làng. Nơi đây chính là nơi em đang học, tiếp thu rất nhiều kiến thức từ bạn bè và thầy cô. Xung quanh trường em có rất nhiều cảnh đẹp. Những cây bàng như những cái ô xanh khổng lồ che mát cho chúng em vui chơi. Dưới gốc cây, vàng tươi những hoa lạc nhỏ bé. Thấp thoáng, đỏ rực lửa những chùm hoa phượng đỏ làm sáng rực cả bầu trời. Sân trường là nơi mà chúng em vui chơi sau những giờ học căng thẳng. Nổi bật nhất là màu hồng nhạt dãy phòng học của chúng em. Nơi đây có tiếng dịu dàng, thanh thoát của những thầy cô và tiếng đọc bài của những học sinh. Em rất yêu ngôi trường của em - nơi em đã gắn bó suốt những năm học qua.

25 tháng 7 2016

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đă sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta – những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc… đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.

25 tháng 7 2016

 

Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

                                                           

 

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được ? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . .Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tơi và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bàI ca dao,chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.

 
4 tháng 4 2018

Nằm trên đường Phạm Đình Hổ là trường tiểu học VÕ VĂN TẦN. Từ xa nhìn lại, ngôi trường như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời với những màu sắc tươi sáng: màu ngói đỏ, màu tường vàng nổi bật giữa nền xanh cây lá. Qua chiếc cổng sắt lớn là vào đến sân trường tráng xi măng phẳng phiu. Trước cửa phòng Ban Giám Hiệu, chiếc cột cờ bằng thép vươn cao. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ phấp phới bay. Mổi gốc bàng, gốc phượng đều được xây bồn gạch hình tròn xung quanh cao khoảng gang tay, quét vôi trắng xóa. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào tiết thứ nhất của ngáy thứ hai hằng tuần, cũng là nơi học sinh tập thể dục giữa giờ theo nhịp trống và nô đùa thoải mái dưới bóng cây râm mát.

4 tháng 4 2018

Nằm cạnh bên trường Tiểu học Lương Thế Vinh là trường THCS Hồ Tùng Mậu.Từ xa nhìn lại, ngôi trường như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời với những màu sắc tươi sáng: màu ngói đỏ, màu tường vàng nổi bật giữa nền xanh cây lá. Qua chiếc cổng sắt lớn là vào đến sân trường tráng xi măng phẳng phiu. Trước cửa phòng Ban Giám Hiệu, chiếc cột cờ bằng thép vươn cao. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ phấp phới bay. Mỗi gốc bàng, gốc phượng đều được xây bồn gạch hình tròn xung quanh cao khoảng gang tay, quét vôi trắng xóa. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào tiết thứ nhất của ngáy thứ hai hằng tuần, cũng là nơi học sinh tập thể dục giữa giờ theo nhịp trống và nô đùa thoải mái dưới bóng cây râm mát.

18 tháng 8 2016

Tục ngữ

1. Đêm đêm con thắp đèn trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

2. Ân cha mẹ là đại dương vô tận

Con chỉ là con sòng nhỏ lăn tăn.

3. Biển Đông có lúc vơi đầy

Chứ lòng cha mẹ biển trời nào dâng.

4. Mẹ cha gánh vác hy sinh

Mẹ cha quên cả thân mình vì con.

5. Cha một đời oằn vai gánh nặng

Mẹ một đời đôi dép lạc bàn chân.

Ngữ văn lớp 6

18 tháng 8 2016

tục ngữ:

1. Đêm đêm con thắp đèn trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

2. Ân cha mẹ là đại dương vô tận

Con chỉ là con sòng nhỏ lăn tăn.

3. Biển Đông có lúc vơi đầy

Chứ lòng cha mẹ biển trời nào dâng.

4. Mẹ cha gánh vác hy sinh

Mẹ cha quên cả thân mình vì con.

5. Cha một đời oằn vai gánh nặng

Mẹ một đời đôi dép lạc bàn chân.

thành ngữ:

- Con thì mẹ, cá thì nước. 
- Con có mẹ như măng ấp bẹ. 
- Con có mẹ như thiên hạ có vua. 
- Nhiều con giòn mẹ. 
- Mẹ con một lần da đến ruột. 
- Con biết nói, mẹ hói đầu. 
- Con lên ba, mới ra lòng mẹ. 
- Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi mẹ con kể từng ngày. 
- Mẹ nuôi được mười con, mười con không nuôi được một mẹ. 
- Con nhờ đức mẹ. 
- Phúc đức tại mẫu. 
- Mài mực ru con, mài son đánh giặc. 
- Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn đẹp còn giòn hơn ta. 
- Mẹ hát con khen hay. 
- Mẹ hát con khen, ai chen vô lọt. 
- Mẹ già như chuối chín cây. 
- Nhất mẹ, nhì cha, thứ ba bà ngoại. 
- Sẩy cha ăn cơm với cá, sẩy mẹ lót lá mà nằm. 
- Bé thì con mẹ con cha, lớn thì con vua con chúa.
 
 

 

8 tháng 4 2018

Ngôi trường của em đang học là ngôi trường nằm ở ngoại thành thành phố mang tên Bác, em yêu quý trường của em và em đến đây để học hằng ngày.

Ở sân trường được thầy cô và chúng em trồng nhiều cây và hoa khác nhau, chúng em cùng nhau chăm sóc cho cây và hoa mau lớn để trường em thêm đẹp. Em rất thích mỗi sáng thứ hai, được cùng các bạn chào cờ ở sân trường. Chúng em cùng lắng nghe lời thầy cô bảo ban hướng dẫn để thực hiện đúng nội quy của trường và học thật tốt.

Ba mẹ em nói là đi học con phải ngoan và làm theo lời cô giáo dặn, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học.

Chúng em rất yêu ngôi trường mới này, chính vì thế chúng em ý thức giữ gìn cho ngôi trường luôn sạch sẽ và tươi mới mãi mãi. Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp thầy cô giáo, gặp bạn bè và biết được nhiều điều mới lạ.

8 tháng 4 2018

Nằm cạnh bên trường Tiểu học Lương Thế Vinh là trường THCS Hồ Tùng Mậu.Từ xa nhìn lại, ngôi trường như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời với những màu sắc tươi sáng: màu ngói đỏ, màu tường vàng nổi bật giữa nền xanh cây lá. Qua chiếc cổng sắt lớn là vào đến sân trường tráng xi măng phẳng phiu. Trước cửa phòng Ban Giám Hiệu, chiếc cột cờ bằng thép vươn cao. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ phấp phới bay. Mỗi gốc bàng, gốc phượng đều được xây bồn gạch hình tròn xung quanh cao khoảng gang tay, quét vôi trắng xóa. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào tiết thứ nhất của ngáy thứ hai hằng tuần, cũng là nơi học sinh tập thể dục giữa giờ theo nhịp trống và nô đùa thoải mái dưới bóng cây râm mát.

21 tháng 7 2018

Thì sao bạn không tự làm tả về mẹ của chính mình mà còn phải nhờ người giúp à !

21 tháng 7 2018

mik nghĩ là mẹ bạn thì bạn tự viết sẽ hay hơn và có cảm xúc hơn......còn mik ns thật .trên olm ít khi có bài văn mà các bạn ấy tự viết ra cho bạn làm....chủ sao chép trên mạng thôi ah

13 tháng 10 2021

Cuộc đời nhiều  đắng cay

Nhìn về ba mẹ, lệ cay nghẹn ngào

bao nhiêu tình cảm cha mẹ 

Nhớ ơn cha mẹ, cả đời cưu mang

Cho con cuộc sống  yêu thương 

Tương lai tươi sáng, muôn vàng mai sau

tóc mẹ giờ đã bạc tanh 

cha già ốm yếu 

con thương cả nhà 

mk chỉ nghĩ đc thế thôi

13 tháng 10 2021

câu đầu mk sửa lại là cuộc đời trải nhiều đắng cay nha

17 tháng 4 2018

Mùa xuân bắt đầu từ tháng giêng đến tháng ba thì chuyển mùa. Vào mùa xuân thời tiết rất ấm áp và dễ chịu. Mặt trời chiếu những tia nắng dịu dàng làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Thiên nhiên vô cùng xinh đẹp. Mùa xuân có bao nhiêu là hoa đẹp như hoa huệ, hoa hồng, hoa đào, hoa mai. Và cũng có rất nhiều loại quả.Có lẽ vì thế mà mùa xuân thường được gọi là mùa cưới, niềm vui này kế tiếp niềm vui kia. Ngày tết mùa xuân em được bố mẹ ông bà lì xì. Được cùng gia đình đón cái tết ấm áp.Em rất thích mùa xuân

17 tháng 4 2018

Câu tồn tại đâu bạn

17 tháng 10 2021

                                               Tham khảo:

Khi đọc “Chuyện cổ tích của loài người”, em cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:

“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”

Tình thương từ người mẹ vốn là thứ sẽ che chở cho trẻ con đến sau này. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ cái ăn đến giấc ngủ với lời ru, tiếng hát. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn, Xuân Quỳnh đã giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con là sâu sắc.

31 tháng 3 2019

Nằm cạnh bên trường Tiểu học Lương Thế Vinh là trường THCS Hồ Tùng Mậu.Từ xa nhìn lại, ngôi trường như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời với những màu sắc tươi sáng: màu ngói đỏ, màu tường vàng nổi bật giữa nền xanh cây lá. Qua chiếc cổng sắt lớn là vào đến sân trường tráng xi măng phẳng phiu. Trước cửa phòng Ban Giám Hiệu, chiếc cột cờ bằng thép vươn cao. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ phấp phới bay. Mỗi gốc bàng, gốc phượng đều được xây bồn gạch hình tròn xung quanh cao khoảng gang tay, quét vôi trắng xóa. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào tiết thứ nhất của ngáy thứ hai hằng tuần, cũng là nơi học sinh tập thể dục giữa giờ theo nhịp trống và nô đùa thoải mái dưới bóng cây râm mát.

31 tháng 3 2019

Trường em là ngôi trường nhỏ nằm trong làng. Nơi đây chính là nơi em đang học, tiếp thu rất nhiều kiến thức từ bạn bè và thầy cô. Xung quanh trường em có rất nhiều cảnh đẹp. Những cây bàng như những cái ô xanh khổng lồ che mát cho chúng em vui chơi. Dưới gốc cây, vàng tươi những hoa lạc nhỏ bé. Thấp thoáng, đỏ rực lửa những chùm hoa phượng đỏ làm sáng rực cả bầu trời. Sân trường là nơi mà chúng em vui chơi sau những giờ học căng thẳng. Nổi bật nhất là màu hồng nhạt dãy phòng học của chúng em. Nơi đây có tiếng dịu dàng, thanh thoát của những thầy cô và tiếng đọc bài của những học sinh. Em rất yêu ngôi trường của em - nơi em đã gắn bó suốt những năm học qua.