Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.
Dàn ý: Nghị luận về sự vô cảm trong đời sống.
a. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề nghị luận: sự vô cảm trong đời sống.
b. Thân bài
*Giải thích:
- Vô cảm là gì? Vô là không, cảm là cảm xúc. Vô cảm chính là không có cảm xúc, không bày tỏ thái độ, tình cảm trước bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống.
- Biểu hiện của sự vô cảm:
+ Không quan tâm, giúp đỡ, yêu thương, chia sẻ với người khác.
+ Có thái độ dửng dưng, không quan tâm trước mọi vấn đề.
+ Chỉ sống với cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình.
*Thực trạng của sự vô cảm trong xã hội.
- Ngày một nhiều, đặc biệt ở bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.
- Sống ỷ lại, hưởng thụ, không quan tâm, không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
*Nguyên nhân của sự vô cảm
+ Do lối sống ích kỷ, thiếu tình thương.
+ Mất lòng tin từ sự bất công xã hội.
+ Ảnh hưởng của phim, trò chơi bạo lực.
+ Do phụ huynh quá nuông chiều.
*Tác hại của sự vô cảm
+ Làm cho con người suy giảm nhân cách.
+ xã hội không có tình người, thiếu sự đoàn kết, thân ái.
+ Con người thiếu niềm vui và hạnh phúc.
*Liên hệ, vận dụng
- Lên án các hành động vô cảm.
- Biết chia sẻ, yêu thương với mọi người.
+ Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn.
c.Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
- Nêu cảm nghĩ về sự vô cảm trong xã hội.
*Mở bài:
Go-rơ-ki đã nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Quả thật là như vậy, tình yêu sự, sự chia sẻ luôn là một điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng thật đáng buồn, khi xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo vô số những hệ lụy. Trong số đó sự vô cảm trong xã hội là một điều báo động và cần quan tâm.
Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học.
a.Mở bài
- Nêu tên nhân vật em lựa chọn.
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện nhân vật em lựa chọn.
- Nêu ấn tượng về nhân vật
b. Thân bài
Phân tích đặc điểm nhân vật.
*Giới thiệu khái quát về nhân vật
- Sự xuất hiện.
- Tên nhân vật, hình dáng, đặc điểm ngoại hình.
*Đặc điểm của nhân vật
- Các chi tiết miêu tả nhân vật, hành động nhân vật.
- Ngôn ngữ của nhân vật.
- Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
- Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác.
c.Kết bài
Đánh giá về nhân vật.
Mở bài:
Em đã đọc rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa: đó là hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám, là anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt hay là giáo sư A-rô-nắc trong truyện Dòng sông đen, ông Quơn-cơ trong “Xưởng socola”,...Nhưng có lẽ nhân vật để lại nhiều ấn tượng với em nhất chính là nhân vật Đan-kô trong văn bản “Trái tim Đan-kô” của Mác-xim Go-rơ-ki. Đay là một nhân vật anh hùng để lại nhiều suy nghĩ trong em.

Đề 1: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt mà đã lâu em chưa gặp lại
Dàn ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu về người bạn thân đó của em.
- Nêu cảm xúc của em khi gặp lại người bạn thân đó.
2. Thân bài
- Biểu cảm kết hợp với miêu tả vài nét nổi bật trong ngoại hình, tính cách của người bạn đó.
- Kể lại ngắn gọn một kỉ niệm sâu sắc nhất về tình bạn giữa em và người đó, có thể là kỉ niệm vui hay buồn; qua đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người bạn dành cho em cũng như của em dành cho bạn.
3. Kết bài
- Khẳng định lại tình bạn thân thiết giữa em và người đó.
- Cảm nghĩ của em về người bạn.
Mở bài: Tôi may mắn có cho mình một cô bạn thân rất đáng yêu tên là Lan Anh. Sau đó vì cuộc sống mà gia đình bạn ấy chuyển đi nơi khác. Hôm nay, sau 1 năm được gặp lại Lan Anh, cảm xúc của tôi thật sự rưng rưng khó tả.
Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,…)
2. Thân bài
- Giải thích hiện tượng.
- Thực trạng:
- Nguyên nhân:
- Hậu quả:
- Lời khuyên:
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
- Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ.
Mở bài: Cuộc sống con người ngày càng phát triển với những thiết bị tiện ích để phục vụ cho cuộc sống con người. Cùng với đó, máy tính hay điện thoại ra đời như một phần quan trọng và gần như không thể thay thế với chúng ta. Bên cạnh lợi ích mà đang mang lại, những thiết bị này cũng gây không ít những ảnh hưởng và phiền toái, nhất là với học sinh. Hiện tượng nghiện game điện tử ở học sinh ngày nay đang ở mức đáng báo động.

3)
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.
Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !
5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

Có một lần, tôi đã làm một việc khiến ba mẹ rất vui lòng. Cảm giác làm được tốt trong lòng thấy vui lắm, vì lúc ấy tôi mới học lớp bốn thôi.
Hôm đó, một ngày chủ nhật, ánh nắng mặt trời trãi khắp không gian chiếu lên những giọt sương còn đọng trên lá cỏ làm nó lung linh như những viên pha lê. Một ngày được nghĩ ngơi thư giản sau một tuần học tập và làm việc vất vã của mọi người. “Một ngày rãnh rỗi mà không đi chơi thì thật là lãng phí thời gian” chỉ nghĩ thôi tôi thấy lâng lâng trong người. Tôi vừa đi ra phòng khách vừa hát “Một ngày mới nắng lên, ta đưa tay chào đón…là…la…lá…lá…la..” thì thấy ba mẹ lăng xăng làm chuyện gì đó, tôi tò mò hỏi “Ba mẹ đang làm gì vậy ạ?” “À! Ba mẹ chuẩn bị đi thăm bạn cũ, đã lâu rồi không còn gặp con à” ba tôi đáp. Mẹ nói với thêm vào “Hôm nay con trông nhà và giúp ba mẹ làm việc nhà nhé! Chiều ba mẹ về có quà cho con”. Nghe mẹ nói xong tôi cảm thấy cụt hứng, những dự định được đi chơi tan biến, chưa làm việc gì mà cảm thấy mệt mỏi. Trước giờ tôi có động tay, động chân vào mấy việc này đâu, có thời gian rãnh là đi chơi với đám bạn nên mệt mỏi là phải rồi.
Ba mẹ tôi vừa ra khỏi nhà thì lũ bạn tôi chạy ùa vào “Linh ơi! Đi thôi!”, một đứa trong bọn la lên, tôi ngạc nhiên hỏi “Đi đâu?” “Mày không nhớ hôm nay là ngày gì à?” Ngân hỏi lại, nó nhìn cái mặt ngơ ngác của tôi và nói tiếp “Hôm nay là ngày sinh nhật Minh Thư lớp mình đấy” Tôi chợt nhớ ra và nói “Chút xíu nữa là quên mất, cảm ơn các bạn nha”. Tôi mời các bạn vào nhà và nói “Chờ tao một chút, đi thay quần áo”. Bước vào trong nhìn thấy nhà còn bề bộn, dơ bẩn tôi chợt nhớ lời mẹ dặn lúc nãy tôi nghĩ bụng “Chết rồi nhà cửa như thế này làm sao mà đi được, với lại buổi tiệc cũng sắp bắt đầu rồi”. Tôi đắn đo cân nhắc có nên đi hay không, nếu đi thì tất cả việc nhà mẹ giao mình không làm chắc mẹ buồn lắm và mẹ phải bắt tay vào dọn dẹp thì càng vất vã. Còn nếu tôi không đi sinh nhật thì Minh Thư sẽ giận và không chơi với tôi nữa, sinh nhật nó bốn năm mới tổ chức một lần vì nó sinh vào ngày 29/2. Tôi phải làm sao đây…? Một đứa ham chơi như tôi đây mà bỏ lỡ một cuộc vui như vầy thì thật là đáng tiếc. Suy nghĩ một hồi lâu, tôi quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Chạy ra cửa nói với đám bạn là tôi không đi được và gởi lời xin lỗi đến Minh Thư. Có thể nó giận và không chơi với tôi thì cũng một thời gian ngắn thôi, thế nào rồi cũng quay lại, tính Thư trước giờ là như vậy.
Tôi bắt tay vào công việc. Bắt đầu là phòng ngủ, sắp xếp lại mền, gối cho ngay ngắn, quét dọn phòng sạch sẽ, kéo rèm lên cho nắng sớm vào phòng. Tiếp đến phòng khách phải quét bụi trên tủ, bàn rửa bộ ấm chén uống trà của ba và lau sạch nền gạch. Bước xuống bếp thấy chén đủa ăn sáng còn ngổn ngang trên bàn, một thau đồ mẹ giặt chưa phơi, trên bếp còn bề bộn xoong nồi, tôi hít một hơi dài và bắt tay vào việc. Trước giờ tôi chưa làm việc này nhưng vừa làm vừa nhớ lại lời mẹ dạy, miệng ngân nga câu hát mà công việc đã xong lúc nào không hay. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mồ hôi của mình chảy như suối vậy, cảm giác mệt mỏi xen lẫn niềm vui. Thành quả lao động của một cô bé luôn lười biếng, ỉ lại ba mẹ, nhiều lúc ba mẹ nói lắm mới giúp, bây giờ làm việc một cách tự giác và hoàn thành rất tốt công việc được giao, trong lòng thấy vui sướng làm sao! Hạnh phúc biết bao! Thật sung sướng khi mình đã chiến thắng bản thân để vượt lên chính mình.
Khỏi phải nói, chiều đó ba mẹ về, vừa bước vào nhà đã vui cười ba khen “Con gái của ba rất ngoan, biết nghe lời ba mẹ, cảm ơn con rất nhiều” tôi bẽn lẽn “Dạ con đã lớn rồi phải không mẹ”. Mẹ nói “Con mẹ đã lớn rồi, quà của con đây này” vừa nói mẹ vừa lấy trong túi ra một con gấu bông xinh xinh tặng cho tôi “Cảm ơn ba mẹ, con thích lắm”. Mẹ làm cơm chiều thật ngon để đãi tôi vì thành quả lao động của một ngày “làm việc”.
Sau ngày hôm đó tôi suy nghĩ nhiều về bản thân “Mình có thể làm được nhiều việc hơn thế nữa, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Hoàn thành một việc tốt làm cho ba mẹ vừa lòng và mình cũng cảm thấy hạnh phúc nhân lên gấp bội. Về sau tôi làm được nhiều việc hơn, cố gắng giúp đỡ ba mẹ bớt cực nhọc sau những ngày làm việc vất vã. Hôm nay tôi chia sẻ cho các bạn một mốc son trong đời và là một kỹ niệm đẹp làm tôi nhớ mãi.

1.
- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì ? (được khêu gợi từ tiếng gà trưa, đó là “tiếng gà ai nhảy ổ, cục... cục tác cục ta”.)
- Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào ? (diễn biến từ nghe tiếng gà trưa mà cảm thấy xôn xao trong lòng, vui lên và quên đi n nỗi khủng khiếp của chiến tranh ).
2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:
Câu 1:
- Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.
- Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.
Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:
Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.
Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).
Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
Câu 3:
- Hình ảnh người bà:
Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.
Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.
Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.
=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.
Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:
Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.
Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mặc dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.
Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

Câu 1:
-Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.
-Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ
- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.
- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ.
- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.
Câu 2:
“Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: “Nguyên tiêu”, “Báo Tiệp”, “Thu dạ”,…Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số bốn. Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu phương. Trong không khi sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ “Nguyên tiêu” của Bác Hồ xuất hiện trên báo “
Cứu quốc” như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thuỷ đã dịch khá hay bài thơ này. Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”.
Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tu đêm nguyên tiêu lịch sử.
Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của “xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời.
“Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”.
(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)
“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng. Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.
Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết. Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu – Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa thu chợt đến… Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.
“Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.
Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”, … mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm hco bài thơ “Nguyên tiêu” mang phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.
Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã về khuya. Nửa đêm (dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền của vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:
“Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền”.
(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền).
“Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ:
“Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?
Trăng nước như xưa chín với mười”.
(Triệu Hỗ – Đường thi)
“Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,
Một vầng trăng trong vắt lòng sông…”
(Bạch Cư Dị)
“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,
Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu”
(Nguyễn Trãi).v.v….
Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.
“Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh… Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ây, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ “đàm quân sự”. Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.
Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.
Thế giới này rộng lớn biết bao nhiêu nhưng thế giới nếu không có bàn tay con người khai phá thì đó chỉ là thế giới hoang vu đầy thú dữ và cỏ dại. Con người xây dựng nhà máy, trường học, tạo nên những cánh đồng tít tắp, đưa người lên vũ trụ, thám hiểm đại dương, khai thác các mỏ quặng kim loại. Rồi tương lai thế giới này sẽ thuộc về ai khi những thế hệ của thời đại hôm nay sẽ ra đi? Nó thuộc về tuổi trẻ của hôm nay, thuộc về những cô bé, cậu bé đang rụt rè nấp sau cha mẹ, thầy cô mà ngỡ ngàng nhìn cuộc sống. Vậy thì thế giới rộng này thuộc về tuổi trẻ “Thế giới này là của con”, con cần phải biết thế giới của mình như thế nào, nó đẹp đẽ giàu có và cũng có những góc khuất ra sao. Để biết về thế giới của mình, con hãy can đảm rời tay mẹ bước qua cánh cổng trường cao rộng.
Trước khi đến trường, cuộc sống của chúng ta bó hẹp trong một ngôi nhà, một góc phố, một ngôi làng với những con người ta đã quen mặt, quen tình, với những trò chơi ta đã thành thạo, thuần thục. Nhưng ngày qua ngày, vẫn bầu trời ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn những con người với những công việc và thói quen ấy,... thật khó có thể tưởng tượng dược sự đơn điệu, tẻ nhạt bao trùm lên chúng ta như thế nào.
Nhưng bước qua cánh cổng trường là ta bước vào một thế giới sôi nổi, say mê ăm ắp khát khao với bao điều mới lạ. Những thầy cô - những người cha mẹ mới, hàng chục người bạn, hàng trăm gương mặt mới lạ,... Tính cách, cuộc sống của mỗi người đã là một điều thú vị cho ta. Nhìn vào mỗi ngươi là một lần ta được nhìn vào gương để xem xét chính mình, kiểm nghiệm chính mình. Nhưng đó cũng chưa phải là điều tuyệt diệu nhất khi đến với trường học.
Nhà văn M.Goócki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Trên thế giới này, có thể trường học không phải là nơi nhiều sách vở nhất nhưng có thể khẳng định rằng đó là nơi có nhiều nhất những người dạy học. Dạy cách đọc sách. Và đó cũng là nơi sách được nâng niu trân trọng nhất. Và như thế. “những chân trời mới” đang được trải ra ngút ngàn trước mắt những đứa trẻ vừa chập chững bước vào cuộc sống. Thế giới rộng lớn ấy là thế giới của những cánh rừng rộng lớn, những cánh chim đại bàng mênh mông, những bước lao mình dũng mãnh. Là những lòng đại dương mênh mông xanh thẳm ăm ắp cá tôm. Là lòng đất thẳm sâu với bao khoáng sản, bao lò lửa đang rùng rùng sôi sục. Đó còn là những đất nước xa xôi với bao phong tục tập quán lí thú, độc đáo. Là nhưng người anh em cùng chung một Tổ với chúng ta trên khắp non nước Việt Nam,... Chao ôi! Thế giới này có bao điều diệu kì mới lạ. Từ hiện thực cuộc sống, “Cổng trường mở ra” còn dạy cho con biết ước mơ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này. Con ước thế giới này mãi hòa bình không có chiến tranh; con ước trẻ em trên khắp thế giới có cơm ăn, áo mặc và được đến trường như con; con ước ngày mai con sẽ được bay lên cung trăng thăm chú Cuội,... Thế giới của ước mơ rực rỡ, đẹp đẽ biết nhường nào!
“Cổng trường mở ra” cũng đồng thời mở ra trong mỗi chúng ta bao điều kì thú và hạnh phúc. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cống trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", là những người học sinh đang được sống, đang được ước mơ sau cánh cổng trường vĩ đại, chúng ta càng cần can đảm bước đi khám phá, học tập cái thế giới rộng lớn mà tương lai sẽ thuộc về mình.
Có mùa phượng vĩ không tên thành hò hẹn
Đỏ cái nhìn vương vấn lúc chia tay
Cô bạn gái ngại ngùng không dám khóc
Nghèn nghẹn lời trong đôi mắt cay cay."
Có một ngày, nhìn những hàng cây xanh ngát, những chiếc ghế đá nhạt dần màu thời gian, những bông phượng đỏ rực trong cái nắng vàng rực rỡ của mùa hè, ta bất chợt nhận ra đan xen với nỗi buồn man mát và sự ngậm ngùi nuối tiếc: Mùa hè đến rồi! Mùa chia tay đã đến!
Ta sẽ không quên những buổi sáng mùa đông, ta vùng dậy khỏi chiếc chăn ấm áp, tự dằn lòng mình với giấc ngủ còn mời gọi để lóc cóc đạp xe đến trường. Yêu sao khi nhỏ bạn giúi vào tay ta bắp ngô nướng còn ấm rồi chạy nhanh vào lớp...Tình bạn của một thời học sinh...
Ta bỗng thấy xao xuyến khi nhìn sân trường vắng tanh sau giờ tan học. Rồi mai đây, những hình ảnh đứa bạn thân chạy lung tung cùng ta mỗi góc lớp, thằng bạn suốt ngày hát nghêu ngao kia sẽ trôi vào dĩ vãng. Xa cách phương trời, liệu sau này có còn gặp lại?
"Có tiếng ve suốt một thời không ai hay
Chỉ lúc cạnh nhau mới thấy buồn đến thế
Mười hai năm ve kêu như thành lệ
Bước đi không đành mà ngoảnh lại buồn hơn."
Kết thúc 12 năm học, ta bỗng thấy nhớ thầy chủ nhiệm. Thầy hiền từ nhưng cũng rất nghiêm khắc mỗi lần ta vi phạm. Lúc ấy nghe thầy mắng, ta thấy tự ái, thấy sao mà giận thầy ghê gớm, thầy chẳng hiểu tâm lí chúng mình. Giờ đây, nghĩ lại ta bỗng dưng ứa chào nước mắt. Thầy mắng để rồi chúng ta thành người. Sắp tới, con xa trường, xa thầy rồi, bỗng thèm một lần lại được thầy mắng để biết thêm về những bài học làm người...
Để rồi tất cả những điều ấy: Sân trường, lớp học, thầy cô và bạn bè sắp thành những kỉ niệm khó phai trong ta. Ôi, nhớ!...
"Xưa cứ trách bằng lăng tím đâu đâu
Giờ mới thấy hoa có mầu nỗi nhớ
Tím miên man, tím cùng thời gian đang căng nghẹn thở
Của mùa thi mỗi lúc mỗi gần."
Sắp chia tay rồi, nhận ra ta còn nợ một ánh mắt, một nụ cười, một lời cảm ơn, cả một chút quan tâm dành cho ai đó nữa, để đến hôm nay triệu lời xin lỗi bỗng ùa về:
"Có người bạn đến phút cuối mới thành thân
Có mái tóc giờ chia tay mới biết mình rất nhớ
Trong lưu bút có bài thơ chép rồi mà vẫn sợ
Hồi hộp đưa - hồi hộp đợi… chợt thở phào."
Yêu biết mấy những tháng năm học trò! Thời học sinh đẹp như vậy đấy! Phải chi thời gian có thể dừng lại một phút để ta có thể sống lại từng giây phút học trò, cho ta sống thêm 1 lần thôi để ta biết trân trọng khoảng khắc này. Và phải chi, thời gian có thể quay ngược lại để ta có thể hết hình với bạn bè. Thời gian ơi, làm ơn đừng hối hả trôi gấp gáp như vậy chứ?
Ngày mai, mỗi đứa một nơi, hòa mình vào sự tấp nập của dòng đời. Ai còn nhớ đến ai? Ai còn nhớ góc sân trường, hàng ghế đá này? Ngày mai, sẽ chẳng còn có dịp gặp lại đầy đủ các thành viên của lớp, sẽ chẳng bao giờ có lại cái không khí của phòng học những buổi đến trường, của những buổi đi chơi dã ngoại ngày xưa. Tất cả sẽ đi sâu vào dĩ vãng.
Mái trường xưa vẫn thế, hàng phượng vĩ vẫn sẽ làm nghĩa vụ cho những mùa hè sau, tiếng gọi "Thầy ơi, cô ơi"vẫn sẽ bật ra từ của miệng của những đứa trẻ, tiếng cười đùa vui vẻ vẫn làm náo loạn cả một góc sân trường......Tất cả, chúng ta đều có thể hồi ức còn lại:
"12 năm, niềm vui nỗi buồn
Đọng lại, trên khóe mắt...cay cay...!"
Nhưng tôi tin rằng trong mỗi chúng ta, chắc hẳn ai cũng như mình luôn thầm gọi:
"Mái trường ơi, thầy cô ơi!
Sẽ có ngày em quay trở lại.
Vì với em kỉ niệm là mãi mãi
Tiếng trống trường như nhịp đập trái tim..."
Yêu biết mấy mái trường thân yêu! Yêu biết mấy những tháng năm học trò...
Đã 3 năm trôi qua, rồi cũng phải chia tay mái trường của chúng tôi, tôi yêu mùa Hạ, yêu cái màu đỏ rực rỡ gần như cháy bỏng của phượng vĩ, yêu tiếng kêu da diết của chú ve sầu, yêu những cơn mưa rào hối hả, yêu những khuôn mặt khi thì lo lắng, khi thì say mê của lũ học trò bạn bè tôi, tôi yêu tất cả những gì thuộc về nó, giờ phải chia xa sao thấy xúc động bồi hồi....
Ba năm trôi qua như một cái ngước nhìn
Để lại thấy những ngập ngừng, bối rối
Bỗng thoáng chốc ta thấy mình thay đổi
Một chút buồn, lặng lẽ, bâng khuâng…
Mái trường xưa có in dấu hay không?
Những kỷ niệm của một thời để nhớ
Trang lưu bút vẫn ấm nồng hơi thở
Những nỗi buồn, nỗi hờn giận vu vơ.
Có còn chăng những thi sĩ làm thơ?
Những thi sĩ tuổi mộng mơ ngày ấy?
Mỗi đứa một nơi giờ xa xăm biết mấy
Có còn đâu những buổi học hôm nào
Những tiếng gọi thân thiết “mày tao”
Đã rơi vào khoảng không gian yên tĩnh
Vang lên tiếng bước chân xưa tinh nghịch
Rồi lặng đi trong khoảng trống tâm hồn.
Đã xa rồi lớp học dưới mái trường
Một mái nhà chỉ còn trong kí ức
Nhưng trái tim vẫn bồi hồi trong ngực
Vẫn thầm thì khẽ gọi “Mái trường mến yêu ơi!”
Những ngày đầy nắng, giữa sân trường tôi chợt nhận ra một điều gì đó đang đến, muốn và níu kéo giữ tuổi học trò nhưng mà không thể...
Ôi ngôi trường như thể một quê hương...
Khi nghĩ đến chợt nhớ thời áo trắng
Nhớ nón nghiêng che, tóc dài trong nắng
Nhớ tuổi phượng hồng mực tím ngày xưa...
Nhìn những chùm hoa phượng rực cháy mà tiếc nuối thời học sinh của mình, nhớ rằng mình đã đi qua những chặng đường đẹp nhất, để vững tin tiếp tục bước đi trên con đường mình đã chọn, mở cánh cửa vào tương lai. Có một câu nói đã đã khiến tôi suy nghĩ:“Dòng sông thời gian quả như đang chảy về biển cả, cuối cùng tất cả chúng ta đều phải có những bước đi riêng, không có bến cảng nào là dừng lại mãi mãi, chia tay hôm nay là để cho chúng ta đi tới những tương lai tốt đẹp hơn”. Ta sẽ tiếc lắm, không chỉ là gương mặt thầy cô, những người trao cho ta kiến thức, không chỉ là những người bạn, những người đã cùng sát cánh bên ta suốt từng ấy năm trời, ta còn tiếc cả thời thanh xuân của ta nữa, thanh xuân đã mang đi những gì và níu lại những gì, giờ còn ở lại là những cảm động nằm trong mỗi trái tim người…Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc sống, ta sẽ luôn thầm chúc những điều tốt đẹp nhất cho nhau.
Chia tay mùa Hạ! Ta mang theo ánh mắt hồn nhiên của cô bạn học trò ngồi ngay bàn sau. Ánh mắt ấy biết bao đêm làm trái tim ta phải thổn thức. Bím tóc đuôi gà đung đưa duyên dáng. Ngày mai chia tay rồi, định lấy hết can đảm ghi vào lưu bút của cô ấy những điều thầm kín dấu kín trong lòng nhưng... lại thôi, vì sợ rằng lời nói yêu thương kia sẽ làm vỡ vụn tình bạn trong sáng thuở học trò. Lời bài hát của mùa hè cứ vang lên mà khắc khoải:
Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu?
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thuở chẳng ai hay thầm lặng - mối tình đầu.
Mối tình đầu của tôi
Là cơn mưa giăng ngoài ngoài cửa lớp
Tà áo ai bay trắng cả giấc mơ
Là bài thơ còn hoài trong cặp
Giữa giờ chơi mang đến lại ...mang về
Ngày hôm nay, sân trường ngập màu áo trắng học trò, lời bài hát da diết:
Người con gái mùa sau biết có còn gặp lại
Ngày xa trường áo lụa gió thu bay....
Để rồi tất cả: Sân trường, lớp học, thầy cô và bạn bè sắp thành những kỉ niệm khó phai trong ta. Ôi, nhớ!...Sắp chia tay rồi, nhận ra ta còn nợ một ánh mắt, một nụ cười, một lời cảm ơn, cả một chút quan tâm dành cho ai đó nữa, để đến hôm nay triệu lời xin lỗi bỗng ùa về: Yêu biết mấy những tháng năm học trò! Thời học sinh đẹp như vậy đấy! Phải chi thời gian có thể dừng lại một phút để ta có thể sống lại từng giây phút học trò, cho ta sống thêm một lần thôi để ta biết trân trọng khoảng khắc này. Và phải chi, thời gian có thể quay ngược lại để ta có thể hết mình với bạn bè. Thời gian ơi, làm ơn đừng hối hả trôi gấp gáp như vậy? Ngày mai, mỗi đứa một nơi, hòa mình vào sự tấp nập của dòng đời. Ai còn nhớ đến ai? Ai còn nhớ góc sân trường, hàng ghế đá này? Ngày mai, sẽ chẳng còn có dịp gặp lại đầy đủ các thành viên của lớp, sẽ chẳng bao giờ có lại cái không khí của những buổi đến trường…
Có tiếng ve suốt một thời không ai hay
Chỉ đến lúc đứng cạnh nhau mới thấy buồn đến thế
Mười hai năm ve kêu như thành lệ
Bước đi không đành mà ngoảnh lại buồn hơn
Thoáng nỗi buồn, bừng tỉnh nửa cơn say
Ngọn gió heo may đẩy ta về quá khứ
Tựa bóng Thiên Thai ngôi trường xưa cũ
Chăm sóc ước mơ thuở trong sáng dại khờ
Ghế đá, cây xanh vẫn in hằn hơi thở
Sôi nổi bồi hồi tuổi mười tám đôi mươi
Ai trả cho tôi cái chỗ tôi ngồi
Cái nơi tôi gửi cả thời yêu thương!
Chia tay mùa Hạ! Bạn có bao giờ bâng khuâng khi đứng trước một chùm phượng đỏ, một nhành bằng lăng tím giữa mùa hè nắng gắt? Có bao giờ bạn nhặt cánh hoa rơi ép vào trang sổ và tự hỏi để làm gì? Ngày chia tay tuổi học trò, cả sân trường sáng bừng màu áo trắng, từng nhóm đứng bên nhau, đứa cười, đứa khóc, sao ngày vui lại rưng rưng nước mắt, sợ sau này không biết có gặp nhau? Bọn con trai ngày thường nghịch ngợm là thế, nhưng hôm nay bỗng nhiên lại buồn, chẳng đứa nào muốn rời xa lớp học. Cả lớp mình chuyền nhau trang lưu bút, có đứa rụt rè bày tỏ yêu thương sau ba năm khi chung bàn chung lớp, nhưng lại không dám chạm vào mắt nhau. Viết lên bàn những lời nhắn nhủ, chú em nào ngồi cùng bàn với chị, nhớ chăm ngoan và học giỏi đó nghe! Thấy thằng bạn ngồi bên cười khúc khích, len lén nhìn rồi len lén quay đi…Kỷ niệm ngày xưa sao dịu dàng đến lạ, khi xa rồi vẫn chẳng thể nào quên. Lúc trống trường rộn rã vang lên, sao lại khóc, nắm chặt tay nhau, giây phút cuối còn điều gì muốn nói, thấy nghẹn ngào nên lại để trôi qua. Có một thoáng mắt buồn chợt hiện sau khung cửa, ai nhìn trộm mình rồi lại khẽ quay đi. Giai điệu mùa hè làm tim tôi xao xuyến, nỗi nhớ bâng khuâng chưa khi nào vụt tắt. Mùa hè ơi, sao vội vã qua nhanh! Ai đã sống, đang và sẽ sống hãy giữ giùm nhau ký ức tuổi học trò. Bởi tôi sợ thời gian và khoảng cách làm bạn quên tôi giữa bộn bề cuộc sống. Ai cũng chỉ một và chỉ một lần như thế, được khóc, được cười, được buồn vui lẫn lộn, được là những thiên thần áo trắng….Điều tôi muốn nói không cao, không xa, mà chỉ ở đây ngay trong tim bạn. “Tuổi học trò không đơn giản chỉ là kỷ niệm, đó là nơi nuôi dưỡng tâm hồn bạn. Cho bạn một nhân cách, một hướng đi trong cuộc đời. Đừng để hai chữ “giá như” làm nhạt phai những năm tháng đẹp đẽ của cuộc đời”.
Biết bao ước mơ bỏ ngỏ, bao lời hứa chưa thành lời và những dòng lưu bút ghi thật nhanh. Dường như lúc đó ai cũng sống gấp hơn, sợ rằng mai này hết thời học trò sẽ không bao giờ trở lại. Để rồi ngày chia tay những giọt nước mắt lăn dài, ai cũng cảm thấy trống trải khi ngày mai phải rời xa hàng ghế đá, sân trường, bảng đen, lớp học thân quen...Mái trường mến yêu ? thầy cô ơi? chúng em xin hát mãi ở nơi này bài ca về trường cũ.
Mùa Hạ cuối của đời học sinh, phượng cháy lên nỗi nhớ, ngày mai mỗi đứa về một miền quê khác nhau, làm sao để sau này có thể tụ họp đông đủ cả lớp đây? Có những mùa yêu chưa xa đã nhớ, có những mùa chở thương nhớ vội quá chẳng kịp về…Thời gian trôi qua kẽ tay, đưa mùa hạ cuối chợt về ngẩn ngơ chẳng cho ai kịp giữ. Tuổi học trò trôi đi trên từng trang lưu bút, mùa phượng cuối ùa về cho ai tiếc những tà áo dài trắng bay…Giữa sân trường vắng nghe tiếng lá rơi như chạm vào thời gian, chạm vào mùa những ngây ngô và hồn nhiên của lũ học trò ngày xưa chưa kịp lớn…Hạt bụi phấn rơi chưa kịp vương mái tóc thầy,cô đã bạc, đã làm nhòe nước mắt mi ai trong những tiết học cuối cùng…Những dòng lưu bút vết mực chưa kịp hong khô, tiếng nấc môi ai đã rung lên nghẹn ngào, khắc khoải…Tiếng đàn lặng lẽ câu hát chia tay, xa mà gần lắm, mùa phượng cuối đang chập chững ngoài thềm…Thời gian vội vã trôi chẳng giữ cho ai, và cũng chẳng đợi ai. Chỉ kịp trao cho nhau những nụ cười nuối tiếc…Một ánh nhìn bảng lảng buồn nơi cuối hành lang heo gió, mai xa rồi khoảng kí ức này biết cất vào đâu? Những cái ôm siết chặt vai nhau, tiếng khóc nấc lên những hẹn ước về một chân trời mới… Một thời áo trắng trong veo và tinh khôi đến thế …Bước thời gian chầm chậm ám bụi trên những bức tường rêu phong, cánh cửa gỗ nguệch ngoạc những hồn nhiên của một thời bảng đen và giấy trắng… Bằng lăng tím dấu buồn e ấp, phượng hồng buồn che nắng đứng ngẩn ngơ…
Cơn mưa cuối chiều chở nhớ và thương, những vòng xe quay đều rồi cuộn những tháng năm hóa thành kỉ niệm. Ghế đá lặng im không nói, những ô gạch lát buồn tênh không muốn cất lời…Tiếng ríu rít ve sầu kêu trên vòm lá, tiếng mùa hè lại đến, tiếng một mùa học trò nữa lại đi…Mùa phượng cuối gọi buồn về cho những luyến tiếc thời gian… Mùa không ai bảo ai, mắt buồn ngấn lệ…Có những mùa yêu chưa xa đã nhớ, có những mùa chở thương nhớ vội quá chẳng kịp về…Góc sân trường, một cánh hoa rơi mong manh cho mùa hạ cuối… Và còn mãi trong tim ta, những dấu yêu một thời.
Rồi thì mùa Hạ cuối cùng cho một tình yêu học trò khờ dại, hai đứa đi về hai phương trời khác nhau mà quên chưa một lời tạm biệt... để rồi cứ mỗi khi Hạ về bạn lại thấy day dứt không biết giờ người ấy ra sao? Có cái gì cay cay trong mắt, mặn mặn trên môi của ngày chia tay....
Chia tay mùa Hạ, khoảng trời lặng lẽ rưng rưng buồn của những tháng năm học trò. Những ước mơ ngày nào bỗng chốc thành hoài niệm. Một lần nữa bỏ lại sau lưng mùa Hạ. Hãy tha lỗi cho những vụng về và nông nổi của tuổi học trò. Mái trường xưa - nơi tâm hồn ta lớn lên theo lời giảng của thầy của cô, và nơi ấy tâm hồn ta khẽ xao xuyến với những rung động đầu đời: Tình yêu tuổi học trò, tình yêu cháy bỏng nhưng không thốt được nên lời, cứ thế đưa nó vào kỷ niệm, vào dĩ vãng đầy mộng mơ... Một tà áo dài trắng thướt tha lướt qua đủ làm ai ngẩn ngơ. Một ánh mắt trìu mến thoáng qua đã đủ làm má ai ửng đỏ... tuổi học trò đẹp đẽ, hồn nhiên trong trắng và thơ ngây quá!!!!
Bởi giếng quá trong nên giếng nhìn thấy đáy
Bởi mắt quá trong nên mắt nói thật nhiều
Thế là hết những ngày đi học
Phượng nở vội vàng giục giã mùa thi…
Có một lần, lúc loay hoay nhặt tờ giấy chỗ tôi ngồi, tôi vô tình đọc được một câu thơ chẳng rõ được viết từ lúc nào. Nhưng chắc hẳn ấy là của một năm cuối một mùa hạ cũng nóng thế này, rực màu phượng thế này….
Rồi cũng biết hạ về bên cửa sổ
Hoa phượng mang áo đỏ cháy ngang trời
Có ai đứng so vai ngoài cửa lớp
Mắt bạn buồn vời vợi bỗng trong hơn…
Đôi khi thấy những dòng thơ vô tình để lại của lớp anh chị trước, bất chợt nhận ra mỗi chiếc bàn, ghế, bảng, lưu giữ trong mình những kí ức của từng thế hệ.
Sau những vui buồn mình phải chia xa
Bạn bè ơi, biết bao giờ gặp lại ?
Đường đến tôi là con đường xa ngái
Nẻo tôi về dài hơn cả một chuyến bay
Yêu thương này tôi khắc lên bàn tay
Lằn chỉ tay nát nhàu ẩn hiện
Đường "bạn hữu" ở đâu, nào ai biết!
Nắm tay vào vẽ một nét bình yên
Ở nơi xa, khi băng giá triền miên
Tôi gắng giữ cho trái tim ấm áp
Da dẫu sạm đi, bàn tay khô ráp
Giữ trên môi trong trẻo một nét cười
Để mai này, lỡ bạn gặp tôi
Sẽ nhận ngay ra nụ cười thơ thuở ấy
Sẽ nghe trong ta ấm nồng lửa cháy
Nhóm lên bằng năm tháng, ngọt ngào ơi!
Một lần nữa bỏ lại sau lưng mùa Hạ. Hãy tha lỗi cho những vụng về và nông nổi của tuổi học trò. Mái trường xưa - nơi tâm hồn ta lớn lên theo lời giảng của thầy của cô và nơi ấy tâm hồn ta khẽ xao xuyến với những rung động đầu đời.
Thời gian trôi đi qua mau cùng những tháng năm êm đềm với biết bao kỷ niệm khó quên trong vòng tay bạn bè, thầy cô ơi? Mái trường ơi? hàng phượng vĩ, tiếng nô đùa, tiếng cười rộn rã dưới sân trường, những âu lo bên trang sách hồng với những dòng lưu bút những kỷ niệm khó quên... như vỡ òa trong ta khi ta nhận ra trên mái đầu mình những cánh phượng hồng đang thắp lửa cho khoảng trời xanh mênh mông mơ ước, báo hiệu thời điểm chia tay mùa Hạ đến rồi. Để bây giờ ta tìm về trong ký ức. Hãy trao nhau thật nhiều yêu thương kỷ niệm dấu yêu vào trái tim, nếu có giận hờn gì thì tha thứ cho nhau hôm nay , vì ngày mai này sẽ không là hôm nay nữa. Khóc với nhau đi, cười với nhau đi, giây phút này sẽ là bao nỗi nhớ. Cơn mưa cuối Hạ làm ướt áo ai dưới hiên trường ngày ấy, để lòng ai lưu luyến, bâng khuâng một nỗi nhớ đi suốt cuộc đời...
“ Có những mùa hè không hề trở lại
Chỉ nghe tiếng ve trĩu cánh phượng hồng
Trang sách cũ xa rồi xa mãi
Ngân khúc nhạc lòng trong nỗi nhớ bâng khuâng…”
Một ngày của năm cuối cấp, nhớ đến nhiều thứ đã qua, bật cười vì một mẩu chuyện từ hồi xa lắc. Rồi giật mình nhận ra, người ta chỉ có một mùa hè của năm 18 tuổi. Nhớ đến những buổi học vụng trộm quà vặt, những buổi len lén, chọc một đứa bạn đến phát khóc rồi lại vội vàng làm lành. Nhớ dáng cô giảng bài, dáng thầy chỉ dạy, bỗng muốn thu hết không gian một buổi học của năm cuối cấp tuổi 18 vào tầm mắt. Một chút luyến tiếc và nôn nao. Sắp xa trường. Từng hàng cây, từng gốc phượng, hình như cứ nhắc đến phượng người ta lại nhớ đến nhiều thứ. Những thứ mà chỉ tuổi học trò mới có. Chợt nhớ đến người mải miết giáo án, soạn bài. Không phải đến giờ mới nhận ra, nỗi nhớ thầy cô cũng đỏ rực như phượng.
Thời gian trôi đi qua mau cùng những tháng năm êm đềm với biết bao kỷ niệm khó quên trong vòng tay bạn bè, thầy cô ơi? Mái trường ơi?, hàng phượng vĩ, tiếng nô đùa, tiếng cười rộn rã dưới sân trường, những âu lo bên trang sách hồng với những dòng lưu bút những kỷ niệm khó quên... như vỡ òa trong ta khi ta nhận ra trên mái đầu mình những cánh phượng hồng đang thắp lửa cho khoảng trời xanh mênh mông mơ ước, báo hiệu thời điểm chia tay mùa Hạ đến rồi. Để bây giờ ta tìm về trong ký ức. Hãy trao nhau thật nhiều yêu thương kỷ niệm dấu yêu vào trái tim, nếu có giận hờn gì thì tha thứ cho nhau hôm nay , vì ngày mai này sẽ không là hôm nay nữa. Khóc với nhau đi, cười với nhau đi, giây phút này sẽ là bao nỗi nhớ. Cơn mưa cuối Hạ làm ướt áo ai dưới hiên trường ngày ấy, để lòng ai lưu luyến, bâng khuâng một nỗi nhớ đi suốt cuộc đời...Xin cám ơn thầy cô, xin cám ơn các bạn!
Có mùa phượng vĩ không tên thành hò hẹn
Đỏ cái nhìn vương vấn lúc chia tay
Cô bạn gái ngại ngùng không dám khóc
Nghèn nghẹn lời trong đôi mắt cay cay
Có một tiếng ve suốt một thời không ai hay
Chỉ đến lúc đứng cạnh nhau mới thấy buồn đến thế
Mười hai năm ve kêu như thành lệ
Bước đi không đành, ngoảnh lại buồn hơn
Thao thức bao ngày qua tiếng trống trường
Lúc chia tay thèm được giật mình rồi chạy
Giờ truy bài, phút ra chơi cả những lần đi học muộn
Bây giờ cũng thành kí ức chìm sâu
Xưa cứ trách bằng lăng tím đâu đâu
Giờ mới thấy hoa có màu nỗi nhớ
Tím miên man, tím từng hơi thở
Của mùa thi mỗi lúc một gần
Có người bạn đến phút cuối mới thành thân
Có mái tóc giờ chia tay mới biết mình rất nhớ
Trang lưu bút có bài thơ chép rồi mà vẫn sợ
Ngại ngùng đưa hồi hộp đợi... chợt thở phào
Chia tay nhé, mùa hạ mà bọn mình đều bỗng lớn
Chẳng nói nhiều mà hiểu biết bao nhiêu...
Còn gặp lại nhưng mùa hè không ở lại
Thế mới thành kỉ niệm thân yêu !!!
Thời gian trôi đi qua mau cùng những tháng năm êm đềm với biết bao kỷ niệm khó quên trong vòng tay bạn bè, thầy cô ơi? Mái trường ơi? Cám ơn thầy cô đã đem đến, tích luỹ cho chúng em không chỉ những lâu đài trí tuệ mà còn cả bể thẳm tâm hồn, những giọt nước của tình người - những giọt nước dù trải qua bao thời gian, mưa nắng vẫn mặn mà, nồng thắm, âm vang nhịp điệu thuỷ triều. Thầy cô đã dạy cho chúng em yêu những cánh đồng quê bình dị thân quen; yêu bông lúa hiền đọng bao mồ hôi gian khó; yêu cánh cò nhỏ bay về trong mưa; yêu dòng sông tuổi thơ đã cùng ta lớn lên theo từng mùa con nước…Chính lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê đã trở nên lòng yêu Tổ quốc – như lời nhà văn người Nga Ilia Erenbua đã từng viết.
Có thể bây giờ cô đã quên em
Học trò quá nhiều làm sao cô nhớ hết
Xa trường rồi em cũng xa biền biệt
Vẫn nhớ lời tự nhủ sẽ về thăm
Có thể bây giờ chiếc lá bàng non
Của ngày em đi đã úa màu nâu thẫm
Ai sẽ nhặt dùm em xác lá
Như em thủa nào ép lá giữa trang thơ
Ước gì… hiện tại chỉ là mơ
Cho em được trở về chốn ấy
Giữa bạn bè nối vòng tay thân ái
Được vui - buồn cười thật hồn nhiên
Em nhớ hoài tiết học đầu tiên
Lời cô dạy “Văn học là nhân học”
Nhưng chẳng ai học xong bài học làm người
Chúng em nhìn nhau khúc khích tiếng cười
Len lén truyền nhau gói me dầm cuối lớp
Rồi đây theo dòng đời xuôi ngược
Vị chua cay thủa nào cứ đẫm bờ môi
Như lúc buồn em nhớ quá cô ơi
Bài học cũ chẳng bao giờ xưa cũ…
Vậy là đêm nay tôi không ngủ. Vầng trăng tròn sáng trong lơ lửng giữa tầng không như thao thức, sà xuống ô cửa sổ soi cho tôi viết vào trang nhật ký của đời học sinh những dòng cảm xúc, suy nghĩ chân thành và tha thiết. Dù cho tôi biết những gì đã qua sẽ không bao giờ trở lại - thế nhưng trong tôi, hình bóng thầy cô, bạn bè và mái trường Lê Văn Thịnh thân yêu sẽ luôn còn mãi, chẳng thể mờ phai! Nhất định chúng tôi sẽ mãi nhớ về nơi này, cùng thầy cô. Một cánh phượng đầu tiên, một mùa hạ cuối cùng… Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng đã làm nên một khoảng trời, những khoảnh khắc êm đềm và lưu luyến mà suốt cuộc đời này chúng tôi không bao giờ có thể quên được. Thầy cô hãy tha thứ cho chúng em những lỗi lầm khờ dại…Xa mái trường yêu, xin gửi lời tri ân tới thầy cô kính quý. Với chúng em, thầy cô mãi là những người ươm mầm tri thức, chắp cánh cho bao ước mơ của chúng em được bay cao, bay xa, vươn tới những chân trời mới... Thầy cô, hai tiếng thân thương, dẫu có đi trọn kiếp con người, đến nơi đâu vẫn nhớ mãi lời thầy cô chỉ bảo, dẫu có bước lên muôn đỉnh vinh quang, chúng em vẫn mãi là những học trò nhỏ bé trong vòng tay yêu thương và sự nâng đỡ, dìu dắt không mệt mỏi của thầy cô.
Thời gian trôi đi qua mau cùng những tháng năm êm đềm với biết bao kỷ niệm khó quên trong vòng tay bạn bè, thầy cô. Mái trường ơi? hàng phượng vĩ, tiếng nô đùa, tiếng cười rộn rã dưới sân trường, những âu lo bên trang sách hồng với những dòng lưu bút những kỷ niệm khó quên... như vỡ òa trong ta khi ta nhận ra trên mái đầu mình những cánh phượng hồng đang thắp lửa cho khoảng trời xanh mênh mông mơ ước, báo hiệu thời điểm chia tay mùa Hạ đến rồi. Để bây giờ ta tìm về trong ký ức. Hãy trao nhau thật nhiều yêu thương kỷ niệm dấu yêu vào trái tim, nếu có giận hờn gì thì tha thứ cho nhau hôm nay vì ngày mai này sẽ không là hôm nay nữa. Khóc với nhau đi, cười với nhau đi, giây phút này sẽ là bao nỗi nhớ. Cơn mưa cuối Hạ làm ướt áo ai dưới hiên trường ngày ấy, để lòng ai lưu luyến, bâng khuâng một nỗi nhớ đi suốt cuộc đời...Xin cám ơn thầy cô, xin cám ơn các bạn!!