K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 7 2024

Chính Hữu là người lính và cũng là nhà thơ của lính. Thơ ông không nhiều song ấn tượng bởi lời thơ hàm súc, ngôn ngữ, hình ảnh chân thực mà giàu ý nghĩa biểu tượng. "Đồng chí" là tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ. Bài thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp của tình đồng chí của những người lính cách mạng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.

Bài thơ "Đồng chí" được Chính Hữu viết năm 1948 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, khó khăn. Sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947, Chính Hữu bị ốm nặng phải nằm lại tại một trạm quân y, đơn vị đã cử người ở lại chăm sóc. Cảm động trước tấm lòng tình cảm của người đồng đội, Chính Hữu đã viết lên bài thơ. Bài thơ đã khắc họa hình tượng người lính cách mạng từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội keo sơn, gắn bó của họ.

Trước hết vẻ đẹp của tình đồng chí được thể hiện ở cơ sở hình thành lên tình đồng chí. Cơ sở đầu tiên hình thành nên tình đồng chí là cùng chung cảnh ngộ xuất thân - đều là những người nông dân mặc áo lính:

"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"

Lời thơ tự nhiên như lời kể của người lính về quê hương: anh đi lên từ vùng đồng bằng chiêm trũng "nước mặn đồng chua", tôi đi ra từ vùng "đất cày lên sỏi đá"- vùng trung du miền núi. Quê anh, làng tôi - hai vùng quê cách xa nhau nhưng đều chung nhau cái nghèo khó, lam lũ. Việc sử dụng sáng tạo những thành ngữ tục ngữ đã tạo cho lời thơ mộc mạc tự nhiên như tâm hồn người trai cày nói về quê hương mình. Như vậy, những người lính đều ra đi từ những làng quê nghèo khó, họ đều là những người nông dân mặc áo lính. Chính sự đồng cảnh, đồng giai cấp đã tạo cơ sở ban đầu vững chắc để hình thành lên tình đồng chí.

Cơ sở thứ hai hình thành lên tình đồng chí là cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng. Anh với tôi từ bốn phương trời xa lạ chẳng hẹn mà cùng tụ hội về đây trong quân ngũ của lá cờ cách mạng bởi: "Súng bên súng đầu sát bên đầu". Câu thơ có hình ảnh chân thực mà giàu ý nghĩa biểu tượng: "súng bên súng" là cùng chung nhiệm vụ cầm súng chiến đấu. "Đầu sát bên đầu" là cùng chung chí hướng, lý tưởng ra đi theo tiếng gọi của Tổ quốc quyết tâm chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc. Cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng đã gắn kết anh tôi với nhau.

Tình đồng chí còn được hình thành từ sự chia sẻ gắn bó trong gian khổ khó khăn:

"Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ"

Câu thơ đầy ắp kỷ niệm của một thời gian khổ khó khăn: những đêm đông lạnh giá chăn không đủ đắp, họ phải chung nhau mảnh chăn mỏng. Tấm chăn sui khép lại đêm đông lạnh giá nhưng mở ra sự gắn bó hiểu nhau như tri kỷ. Cấu trúc anh tôi sống đôi khi ở hai câu thơ khi gộp làm một đã diễn tả quá trình từ xa lạ, quen nhau rồi thành tri kỉ và kết thành: "Đồng chí". Câu thơ thứ bảy chỉ với hai tiếng và dấu chấm than vang lên như một nốt nhấn thể hiện sự phát hiện về một thứ tình cảm bình dị mà thiêng liêng, mới mẻ của những người lính cách mạng: đồng chí. Câu thơ như bản lề của bài thơ vừa khái quát cảm xúc ở sáu câu thơ đầu, vừa mở ra những biểu hiện ở những dòng thơ tiếp theo. Đồng thời làm nổi bật một quy luật tất yếu: cùng chung cảnh ngộ xuất thân, cùng nhiệm vụ lý tưởng, cùng chia sẻ gắn bó thì sẽ trở thành đồng chí của nhau.

Vẻ đẹp của tình đồng chí còn được thể hiện ở những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí. Biểu hiện đầu tiên của tình đồng chí là họ thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng của nhau:

"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đã nhờ người ra lính."

Những người lính ra đi để lại sau lưng tất cả những gì thân thuộc nhất: ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa. Từ "mặc kệ" đã thể hiện thái độ dứt khoát quyết chí ra đi vì nghĩa lớn. Mặc kệ mà không hề dửng dưng vô tình: họ ra đi nhưng từ trong sâu thẳm người lính vẫn nhớ về quê hương, họ vẫn biết nơi quê nhà ruộng nương vẫn chờ tay người cày xới, gian nhà lung lay trong gió chờ người sửa sang, nơi giếng nước gốc đa có ánh mắt người thân trông ngóng. Đặc biệt hình ảnh nhân hóa ẩn dụ "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" đã thể hiện quê hương vẫn nhớ người trai cài ra trận hay người ra trận vẫn nhớ về quê hương. Nỗi nhớ hai chiều càng trở nên da diết. Trong đoạn thơ cấu trúc "anh- tôi" sóng đôi giờ chỉ còn lại anh: nỗi nhớ quê hương trong lòng anh được tôi nói hộ. Tôi nói cho anh hay đó cũng chính là nỗi nhớ quê hương của tôi. Những người lính họ thấu hiểu tâm tư nỗi lòng của nhau.

Tình đồng chí còn được thể hiện ở sự chia sẻ gắn bó trong gian khổ khó khăn của cuộc đời người lính. Anh với tôi cũng chịu những cơn sốt rét từng hành hạ:

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi."

Cơn sốt rét từng đã trở thành căn bệnh phổ biến với những người lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp ăn uống kham khổ, thiếu thốn thuốc men. Chính Hữu đã gợi tả một cách chân thực: "biết ớn lạnh", "sốt run người vừng trán ướt mồ hôi". Anh với tôi cùng chịu cảnh thiếu thốn:

"Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Chân không giày"

Chính Hữu đã đưa vào trong lời thơ những hình ảnh chân thực về cuộc sống chiến đấu của người lính Cách mạng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp thiếu thốn đủ bề từ lương thực đến tư trang. Để từ đó người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về anh bộ đội. Cấu trúc "anh - tôi" lại sóng đôi như khẳng định trong gian khổ khó khăn đều có anh có tôi cùng chia sẻ gắn bó.

Trong gian khổ khó khăn người lính cách mạng hiện lên vẫn hiên ngang, lạc quan. Trong gian khổ khó khăn họ vẫn nở nụ cười - nụ cười lạc quan ấm áp xua tan cái giá buốt. Đặc biệt là hình ảnh "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" rất tự nhiên, chân thực nhưng đã thể hiện sâu sắc cảm động tình đồng chí của người lính cách mạng. Họ nắm lấy tay nhau như để động viên nhau, như để truyền cho nhau hơi ấm sức mạnh của tình đồng chí để cùng nhau chắc tay súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Phải chăng tình đồng chí vừa là vẻ đẹp vừa là cội nguồn sức mạnh của người lính cách mạng?

Không những thế vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ còn được thể hiện ở biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí. Với bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn ba câu thơ cuối đã gợi lên bức tranh cảnh đường đêm khuya thật đẹp:

"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới"

Trên nền hiện thực khắc nghiệt: đêm khuya, nơi "rừng hoang sương muối" giá buốt, người lính hiện lên với tư thế chủ động hiên ngang "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Chính tư thế thành đồng vách sắt ấy đã làm lu mờ đi mọi gian khổ khó khăn. Phải chăng chính tình đồng chí đã làm lên vẻ đẹp ấy của người lính? Hình ảnh người lính được kết đọng lại qua chi tiết bất ngờ, độc đáo:

"Đầu súng trăng treo"

"Đầu súng trăng treo" được Chính Hữu nhận ra từ chính những đêm hành quân phục kích chờ giặc của mình và đồng đội. Giữa mênh mông bát ngát của rừng khuya, người lính chắc tay súng canh gác, mũi súng hướng lên trời. Trăng lơ lửng giữa không trung, càng về khuya trăng xuống thấp dần, đến một mức độ nào đó nhìn lên trăng như treo trên đầu ngọn súng. Hình ảnh "đầu súng trăng treo" còn gợi bao liên tưởng thú vị cho người đọc: "súng" là biểu tượng của chiến tranh, của hiện thực, của chất chiến sĩ; "trăng" là biểu tượng của hòa bình, của lãng mạn, của chất thi sĩ. Sự kết hợp của hai hình ảnh tưởng chừng như đối lập nhau mà lại hỏi hòa bổ sung cho nhau để cùng nói về các mặt của người lính và tình đồng chí: vừa chiến sĩ mà lại rất thi sĩ, vừa hiện thực mà lại lãng mạn. Hình ảnh "đầu súng trăng treo" còn nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc kháng chiến: người lính cầm súng chiến đấu bảo vệ hòa bình cho quê hương, đất nước. Nhịp thơ 2/2 như gợi nhịp lắc của cái gì lơ lửng chung chiêng giữa bát ngát mênh mông chứ không thể buộc chặt. Giữa hiện thực khắc nghiệt nhưng tâm hồn người lính vẫn lãng mạn, bay bổng bởi trong lòng họ có tình đồng chí ấm áp. Chính vì vậy "Đầu súng trăng treo" đã trở thành biểu tượng của người lính cách mạng trong văn học kháng chiến và được Chính Hữu chọn làm nhan đề cho tập thơ nổi tiếng của ông.

Bài thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp tình đồng chí qua những nét nghệ thuật đặc sắc. Đó là thể thơ tự do phù hợp với cảm xúc tự nhiên dồn nén của bài thơ. Ngôn ngữ hình ảnh chân thực mà giàu ý nghĩa biểu tượng. Cấu trúc "anh- tôi" sóng đôi đã góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm. Bài thơ còn sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ,... Với những nét đặc sắc nghệ thuật ấy, bài thơ đã ca ngợi tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó của người lính cách mạng trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ đã thể hiện sự gắn bó, am hiểu sâu sắc và tấm lòng trân trọng yêu thương đồng đội của nhà thơ. Cùng với các tác phẩm khác như "Tây Tiến" của Quang Dũng, "Nhớ" của Hồng Nguyên,... "Đồng Chí" của Chính Hữu đã góp phần làm phong phú hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong thơ ca hiện đại. Bài thơ đã mở ra một hướng đi mới cho văn học kháng chiến viết về người lính cách mạng: cảm hứng thơ đi lên từ hiện thực đời thường mà vẫn dạt dào lãng mạn.

Với bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn, ngôn ngữ, hình ảnh chân thực giàu sức gợi, bài thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp của tình đồng chí của những người lính cách mạng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Bài thơ đã đem đến cho người đọc cảm nhận chân thực về người lính cách mạng trong những năm kháng chiến chống Pháp. Chính vì vậy bài thơ có sức sống mãi trong lòng người đọc.

 
14 tháng 7 2024

yêu cầu bạn ghi tk

tk = tham khảo

13 tháng 5 2017

Chọn đáp án: C

8 tháng 3 2022

Tham khảo

Trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời không những là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc mà nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú

19 tháng 7 2021

Giúp tớ với!

16 tháng 9 2023

Tham khảo
 Đoạn cuối bài thơ mang một vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn. Hiện thực ở cảnh rừng hoang vu, ở người lính canh giữ chờ giặc, ở đầu súng nằm trong bàn tay cứng cỏi người bộ đội. Đồng thời những hình ảnh ấy cũng thật lãng mạn bởi tình đồng chí sưởi ấm không gian giá lạnh, khi mảnh trăng thơ thẩn đi chơi, níu giữ lại trên đầu ngọn súng. Một hình ảnh thật đẹp, thật thơ mộng, cây súng chiến tranh và mảnh trăng hòa bình, một tương lai tươi đẹp đang chờ đợi phía trước.

25 tháng 8 2021

nhanh giúp mình nha

25 tháng 8 2021

Tham khảo : Có thể nói hình nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, qua đó thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, tự tại của Người.

Thiên nhiên vốn là hình ảnh chủ đạo trong thơ cổ. Người xưa lấy cảnh ngụ tình, chuyển tải cái chiêm nghiệm ở đời qua sự vật và hình ảnh. Thiên nhiên trở thành chuẩn mực của cái đẹp, cái cao cả.

Thơ Bác cũng đầy ắp hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng tươi đẹp, tràn đầy sức sống, có xu thế vươn lên ánh sáng. Sự vật được sắp xếp hài hòa trong mối tương quan vận động hợp lí. Ít lời mà nhiều ý, gợi ra được cái quy luật của vũ trụ nhân sinh. Người không chú trọng khắc họa chi tiết, Thơ Bác chú trọng đến sự vận đông bên trong của sự vật. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thể hiện sâu sắc quan điểm ấy:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

3 tháng 8 2017

Tác giả Nguyên Hồng trong bài Nhớ, Bỉ vỏ có sử dụng các từ ngữ địa phương như "mô", "bầy tui", "ví"… nhằm:

   + Làm tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ

   + Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách nhân vật.